Đây là một tổ chức liên chính phủ, bao gồm Hội đồng cấp quốc gia của các tổ chức phụ nữ trong mỗi nước thành viên ASEAN, với nỗ lực thúc đẩy sự tham gia, đóng góp và thụ hưởng của phụ nữ trong quá trình phát triển ở mỗi quốc gia và khu vực. Trụ sở chính của liên đoàn đặt tại Waterloo, Singapore.
ACWO là diễn đàn của phụ nữ ASEAN để trao đổi kinh nghiệm, các vấn đề liên quan đến phụ nữ; tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các dự án quốc gia và khu vực; thúc đẩy việc thực hiện các cam kết của chính phủ các nước ASEAN. ACWO hoạt động theo cơ chế luân phiên.
Đại hội đồng ACWO đầu tiên được tổ chức tạiJakarta, Indonexia ngày 21 tháng 2 năm 1984. Từ khi thành lập đến nay, ACWO có quan hệ chặt chẽ với Uỷ ban Phụ nữ ASEAN (ACW), Uỷ ban các chính phủ ASEAN về phát triển xã hội. Năm 1995, ACWO tham gia vào Hội đồng kinh tế xã hội của Liên hợp quốc. Điều này cũng cho phép tổ chức tham gia vào các cuộc thảo luận quan trọng của Liên hợp quốc liên quan đến phụ nữ như Uỷ ban Địa vị phụ nữ của Liên hợp quốc, Uỷ ban CEDAW (Công ước xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ)…
Hiện tại, ACWO gồm 10 nước thành viên; Hội Liên hiệp phụ nữ ViệtNamgia nhập ACWO vào tháng 6/1996.
Tính đến nay, ACWO đã triệu tập được 13 đại hội đồng với các chủ đề khác nhau, phản ánh mối quan tâm của phụ nữ. Vừa qua, với vai trò là Chủ tịch Liên đoàn Hội Phụ nữ ASEAN (ACWO) nhiệm kỳ 2008-2010, Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội đồng ACWO lần thứ 14 tại Hà Nội với chủ đề“Tăng cường sự tham gia hiệu quả của phụ nữ vì một ASEAN hoà bình, thịnh vượng và phát triển bền vững”.
Mở đầu thế kỷ XXI, ACWO đã tập trung giải quyết các vấn đề: “Thiên niên kỷ mới - phụ nữ ASEAN tiến lên phía trước” (tháng 5/2000 tại Malaixia); “Toàn cầu hoá - nâng cao quyền năng kinh tế, chính trị - xã hội cho phụ nữ” (tháng 7/2002 tại Xinhgapo); “Xoá bỏ bạo hành đối với phụ nữ” (tháng 7/2004 tại Thái Lan); “Công nghệ thông tin (ICT): thương mại điện tử và chính phủ điện tử nhằm đem lại chất lượng cuộc sống tốt hơn ở ASEAN” (tháng 9/2006 tại Brunây); và “Phụ nữ trong kinh tế: nâng cao quyền năng cho phụ nữ trong nền kinh tế toàn cầu hóa” (tháng 11/2008, Philippin).
Trong tương lai, ACWO sẽ nỗ lực hướng đến những mục tiêu đã đề ra, đó là: phối hợp và hành động với các tổ chức phụ nữ quốc gia của các nước thành viên ASEAN; phục vụ và hoạt động như một trung tâm tài nguyên cho việc thu thập và phổ biến thông tin và các tài liệu khác liên quan đến các mục tiêu của ACWO; cung cấp diễn đàn trao đổi và thảo luận về các vấn đề liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ trong mọi lĩnh vực và phúc lợi của khu vực ASEAN; tăng cường hợp tác với Liên hợp quốcvà các tổ chức, cơ quan quốc tế và khu vực có liên quan.
|