-
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (tiếng Anh: Organisation for Economic Co-operation and Development; viết tắt: OECD, Tiếng Pháp: Organisation de coopération et de développement économiques, OCDE) là một diễn đàn dành cho chính phủ của các nền kinh tế thị trường phát triển nhất thế giới cùng nhau bàn bạc giải quyết các vấn đề kinh tế của bản thân họ và của thế giới.
-
Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên hợp quốc (Economic and Social Council - ECOSOC) là một trong 6 cơ quan chính của Liên hợp quốc.
-
Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) là cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc. Khởi đầu ý tưởng thành lập Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế được nêu ra tại Hội nghị Lương thực thế giới năm 1974. Đến ngày 13/6/1976, Hiệp định về thành lập Quỹ được thông qua, ngày 20/12/1976 được ký chính thức và có hiệu lực từ ngày 30/11/1977.
-
Từ ngày 19/2 đến 6/3/1948, Hội nghị Hàng hải của Liên hợp quốc đã được Hội đồng Kinh tế xã hội (ECOSOC) triệu tập tại Geneva (Thuỵ Sĩ). Hội nghị đã thông qua Công ước thành lập Tổ chức Tư vấn liên chính phủ về hàng hải, gọi tắt là IMCO (Inter-gouvernmental Maritime Consultative Organisation), tên gọi trước năm 1982 của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) ngày nay.
-
Nhóm MAVINS (viết tắt bằng chữ đầu tên các nước, gồm Mê-hi-cô, Ô-xtrây-li-a, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Ni-giê-ri-a và Nam Phi) sẽ là những nền kinh tế tăng trưởng nhanh, năng động không kém gì Nhóm BRIC (Bra-xin, Nga, Ấn Độ, và Trung Quốc).
-
Tòa án Quốc tế Liên hợp quốc là một trong sáu cơ quan chính của Liên hợp quốc, được thành lập năm 1945 trên cơ sở kế thừa Toà án Thường trực quốc tế của Hội quốc liên và hoạt động theo quy chế một bộ phận không tách rời của Hiến chương Liên hợp quốc.
-
Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO), là tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc, thành lập theo sáng kiến của các nước đang phát triển, trên cơ sở Nghị quyết 2089 (20) ngày 20.12.1965 và Nghị quyết 2152 (21) ngày 17.11.1966 của Đại hội đồng Liên hợp quốc. Đến 11.1.1986, trở thành tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc.
-
Uỷ ban Kinh tế châu Âu (viết tắt từ tiếng Anh: ECE), tổ chức kinh tế khu vực của Liên hợp quốc, thành lập năm 1947 theo Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc và Hội đồng Kinh tế và xã hội (ECOSOC), với tư cách lúc đầu là cơ quan lâm thờ của Liên hợp quốc.
-
Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên, (tiếng Anh: World Wide Fund For Nature - WWF) là một trong những tổ chức phi chính phủ lớn nhất thế giới về bảo vệ thiên nhiên. Tên cũ của quỹ này là Quỹ Động vật hoang dã thế giới hoặc Quỹ Bảo vệ đời sống thiên nhiên thế giới (World Wildlife Fund).
-
Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) là tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc. Từ thế kỉ 19, hội nghị khí tượng thế giới đã thường xuyên được tổ chức; đến 1947, từ hội nghị chuyển thành tổ chức và có quy chế chính thức thành Tổ chức Khí tượng thế giới (23.3.1950); trở thành tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc (20.12.1951). Năm 2004 có 187 thành viên (quốc gia và vùng lãnh thổ).