Bác Hồ với việc chống tham nhũng, lãng phí

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Tham ô, lãng phí, quan liêu là ''Giặc nội xâm'', là kẻ thù của nhân dân. Vì tham nhũng gây lên những hậu quả khôn lường cả về mặt kinh tế, chính trị và xã hội. 

Năm 1945, ngay khi giành được chính quyền, Người cảnh báo nguy cơ tham nhũng và thoái hóa: ''Có những người hủ hóa, lên mặt làm quan cách mạng, hoặc độc hành độc đoán, hoặc dĩ công vi tư (lấy của chung làm của riêng) thậm chí dùng phép công để báo thù tư, làm cho dân oán đến chính phủ và đoàn thể". Người nói: "Tham ô là trộm cắp. Tội lỗi ấy cũng nặng như tội lỗi Việt gian, mật thám. Chống tham ô, lãng phí và quan liêu như một thứ "giặc ở trong lòng". Nếu chiến sĩ và nhân dân ra sức chống ngoại xâm mà quên chống giặc nội xâm, như thế là chưa làm tròn nhiệm vụ của mình". Lúc này Bác đã nghĩ đến thành lập tòa án chống tham nhũng. Tòa án có thể bắt bất cứ ai trong Chính phủ có tham nhũng. 

Từ chủ trương chống tham thũng, lãng phí mà ngay trong phiên họp Quốc hội đầu tiên, Chính phủ phải ra điều trần trước Quốc hội. Trong buổi tối 31/10/1946, có 88 câu hỏi của đại biểu Quốc hội chất vấn Chính phủ về chống hối lộ, biển thủ của công. Bác tuyên bố: ''Chính phủ hiện thời đang cố gắng liêm khiết lắm. Nhưng trong Chính phủ, từ Hồ Chí Minh đến những người làm việc ở Uỷ ban là đông lắm. Dù sao Chính phủ đã hết sức làm gương. Nếu làm gương không xong sẽ dùng pháp luật trừng trị những kẻ ăn hối hộ, đã trị, đương trị và sẽ trị cho kỳ hết" và khẳng định nguồn gốc của tham ô, lãng phí là quan liêu. Người phân tích: ''Những người lãnh đạo chỉ biết khai hội, viết chỉ thị, xin báo cáo trên giấy chứ không kiểm tra đến nơi đến chốn vì những người và cơ quan lãnh đạo mắc bệnh quan liêu, thành thử có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỹ thuật mà không nắm vững. Kết quả là những người xấu, những cán bộ kém tha hồ tham ô, lãng phí. Muốn trừ sạch tham ô, lãng phí thì phải tẩy sạch bệnh quan liêu". 

Muốn chống tham nhũng vấn đề quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân của bệnh này. Có nhiều nguyên nhân song, nguyên nhân trực tiếp sâu xa là xuất phát từ chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thoái hóa biến chất của một số cán bộ, đảng viên. Trong tác phẩm Sửa đổi lề lối làm việc Bác chỉ rõ ''Bệnh tham lam - những người mắc bệnh này thì đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của Đảng, của dân tộc do đó mà chỉ ''tự tư tự lợi" dùng của công làm của tư. Dựa vào thế lực của Đảng đề theo đuổi lợi ích riêng của mình. Sinh hoạt xa hoa, tiêu xài bừa bãi, tiền bạc ở đâu ra? Không xoay của Đảng thì xoay của đồng bào thậm chí làm chợ đen buôn lậu. Không sợ mất danh giá của mình''. Nguyên thân thứ hai là, do buông lỏng tổ chức quản lý, quan liêu xa rời quần chúng của cán bộ các cấp. Để nhấn mạnh nguyên nhân này, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: ''Vì những người và những cơ quan lãnh đạo từ cấp trên đến cấp dưới không sát công việc thực tế, không theo dõi và giáo dục cán bộ, không gần gũi quần chúng. Đối với công việc thì trọng hình thức mà không xem xét khắp mọi mặt, không đi vào vấn đề. Chỉ biết khai hội, viết chỉ thị xem báo cáo trên giấy, chứ không kiểm tra đến nơi đến chốn". Nguyên nhân thứ ba là do ô dù, bao che cho những kẻ phạm tội bất liêm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cực lực phê phán: ''Nhiều nơi có đồng chí phạm tội nhưng không bị trừng phạt xứng đáng, có đồng chí bị hạ tầng công tác nơi này, đi nơi khác lại ở nguyên cấp cũ hay chỉ bị hạ tầng công tác theo hình thực, nhưng vẫn ở cấp bộ khác làm việc. Có những đồng chí phải trừng phạt nặng nề, nhưng vì cảm tình, nể nang, chỉ phê bình cảnh cáo qua loa cho xong chuyện. Thậm chí có nơi che đậy cho nhau, lừa dối cấp trên, giấu giếm đoàn thể. Thi hành kỷ luật như vậy, làm cho các đồng chí không những không biết sửa lỗi của mình mà còn khinh thường kỷ luật. Tác hại hơn nữa, nếu kỷ luật của đoàn thể lỏng lẻo, những phần tử phản động sẽ có cơ hội chui vào hàng ngũ ta để phá hoại đoàn thể ta. Ở Vụ án Trần Dụ Châu (1948-1949) đại tá, Cục trưởng cục quân nhu. Lợi dụng vị trí công tác, ăn chơi tiêu xài xa hoa lãng phí. Lê Sĩ Cửu là thân cận của Trần Dụ Châu tổ chức cưới vợ rất xa xỉ. Trong khi đó, các chiến sĩ đang rất đói rét. Tiệc cưới có mời nhà thơ Đoàn Phú Từ với danh nghĩa là đại biểu Quốc hội. Tức cảnh, nhà thơ Đoàn Phú Từ đứng lên đọc thơ: 

Bữa tiệc mà ta sắp chén đẫy hôm nay 

Được dọn bằng máu xương chiến sĩ 

Lập tức ông bị Trần Dụ Châu cho lính tát. Trước khi bỏ về, ông đứng lên cầm chén rượu đổ xuống đất, ngay trong đêm đó, ông ngồi viết thư cho Hồ Chủ tịch. 14 ngày sau, Trần Dụ Châu bị bắt đưa ra xét xử, bị kết án tử hình. Bác là người trực tiếp chỉ đạo xét xử vụ án này. Vụ án được đăng đầy đủ, công khai trên báo Cứu quốc (đăng bốn kỳ). Số báo này còn được chuyển vào vùng địch tạm chiếm và tới kiều bào ta ở nước ngoài. Qua vụ án cho thấy bài học của Bác về công khai, dân chủ, minh bạch trong xử lý kỷ luật. Đây chính là con đường chống tham nhũng hiệu quả thật. Một thực tế hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang ra sức chống đó là tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí hoành hành trong hệ thống chính trị và bộ máy của Nhà nước. Có không ít cán bộ, đảng viên đòi hỏi phải sống với tiện nghi hiện đại, bất chấp đạo lý, xa dần mối liên hệ với quần chúng nhân dân. Có những thủ trưởng cơ quan xài một bữa cơm ở nhà khách hết từ 5 đến 7 triệu đồng, bằng thu nhập cả năm của một gia đình nông dân hạng trung bình. Theo thanh tra Bộ tài chính năm 2001, cả nước có khoảng 16 nghìn xe hơi loại sang tiền tỷ trở lên, trong đó có 538 xe hơi ở các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến các địa phương còn dư thừa chưa được điều chuyển. Kết quả thanh tra 18 bộ, 47 tỉnh, thành phố thì việc mua sắm xe hơi vượt tiêu chuẩn cho phép là 31 tỷ đồng; kiểm tra việc xây dựng trụ sở thì 8 bộ chi sai 51 tỷ đồng và 40 tỉnh, thành phố chi sai đến 83 tỷ đồng. Nhiều địa phương phải xin cứu trợ nhưng lại đón tiếp linh đình đoàn cứu trợ. Một hình thức lãng phí khác là việc sử dụng điện thoại bừa bãi và hội họp triền miên. Thống kê tại một thành phố, năm 2002 cho thấy 28 cơ quan văn phòng, sở, ngành và các quận, huyện của thành phố đã tổ chức tới 5.240 cuộc họp. Điều đáng quan tâm là nhiều nơi tổ chức họp hành kết hợp với "tham quan'', "nghỉ mát'' khách đi dự hội nghị lấy mục tiêu họp là phụ mà để "xả hơi" là chính. 

Để chống tham nhũng một cách toàn diện và triệt để, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng biện pháp phát động tư tưởng quần chúng, làm cho quần chúng khinh ghét tệ tham ô, lãng phí và tự giác tham gia vạch mặt chỉ tên bọn tham nhũng trước pháp luật và công chúng. Muốn làm được điều đó, người khuyên rằng: Đảng phải biết dựa vào quần chúng mà kiểm soát những khẩu hiệu và chỉ thị có đúng hay sai... Đảng phải luôn luôn xét lại những nghị quyết vả những chỉ thị của mình đã thi hành như thế nào. Nếu không vậy thì những nghị quyết và chỉ thị đó sẽ hóa ra lời nói suông, mà còn hại đến lòng tin cậy của nhân dân đối với Đảng; phái tiến hành cuộc đấu tranh quét sạch những ung nhọt ngay trong nội bộ Đảng. Muốn vậy, pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ đó ở địa vị nào, làm nghề gì. Cần phải đưa những kẻ ăn của hối lộ ra để dư luận quở trách và cần phải đuổi họ ra khỏi Đảng. Vấn đề cuối cùng là công tác cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh: Cán bộ là "tiền vốn” của đoàn thể, có vốn mới làm ra lãi. Bất cứ chính sách, công việc gì nếu có cán bộ tốt thì thành công tức là có lãi. Không có cán bộ tốt tức là hỏng việc, tức là lỗ vốn. Để có được một đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức, có trình độ chuyên môn cao, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt rõ trọng trách: Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng. Mỗi cán bộ, đảng viên phải ''cần kiệm liêm chính, chí công vô tư". Và "để thực hiện kế hoạch sản xuất và tiết kiệm, các cơ quan, bộ đội, nhà máy, trường học... phải chống tham ô, lãng phí. Phải sử dụng tiền của sức lực và thời giờ của nhân dân cho hợp lý. Phải chống bệnh quan liêu và đó là nguồn gốc của nạn tham ô, lãng phí”. 

Nhìn vào thực tế tình hình tham nhũng, lãng phí ngày nay, chúng ta càng thấy ý nghĩa vô cùng sâu sắc và hết sức quý báu của những lời dạy chí tình, chí lý của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chống tệ tham thũng, lãng phí. 

Theo Trần Thị Hiền 
Tạp chí Kiểm tra
(Số ra 1/05)

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Liên kết website