Nguyễn Phúc Luân
Chương I: HỒ CHÍ MINH - NHỮNG TƯ CÁCH KHÁC NHAU TRONG QUÁ TRÌNH THAM GIA QUAN HỆ QUỐC TẾ
I- Bước đầu trên con đường tìm chân lý độc lập, tự do (1911 - 1919)
1. Trong chín nǎm đầu kể từ khi Nguyễn Tất Thành rời đất nước ra đi tìm đường cứu nước, cục diện thế giới và sự nghiệp đấu tranh cho tự do, độc lập của nhân dân ta nổi lên những vấn đề lớn sau đây:
- Trên thế giới, cuộc cách mạng công nghệ chuyển sang thời kỳ mới, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, vừa tǎng cường bóc lột nhân dân lao động trong nước và thuộc địa vừa đấu tranh tranh giành thuộc địa, nguồn nhân lực và khu vực có nhiều tài nguyên thiên nhiên, phục vụ cho việc phát triển công nghiệp từng nước.
+ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) nổ ra giữa các nước đế quốc chủ nghĩa đã đưa đến hậu quả tồi tệ về kinh tế, xã hội cho các nước tư bản phương Tây và hệ thống thuộc địa thế giới.
+ Cách mạng Tháng Mười Nga nǎm 1917 nổ ra và giành thắng lợi trong vòng vây hãm của chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng phản động quốc tế vào thời điểm Chiến tranh thế giới thứ nhất đi vào giai đoạn kết thúc. Sự ra đời và tồn tại của Nhà nước Xôviết góp phần quan trọng tạo bước ngoặt mới trong quan hệ quốc tế toàn cầu.
+ Vào cuối những nǎm 1920, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bị phân hoá về đường lối cách mạng. Quốc tế II bị phân liệt và Quốc tế III hình thành.
- Đế quốc Pháp bị cuốn vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, một mặt đã buộc các thuộc địa phải tham gia vào chiến tranh và hứng chịu những hậu quả chiến tranh (về sinh lực và vật chất), mặt khác tǎng cường chính sách khai thác thuộc địa để phục vụ chiến tranh và bù đắp cho nền kinh tế đang kiệt quệ do chiến tranh. ở Đông Dương, đi đôi với chính sách bóc lột, thực dân Pháp đã tiến hành chính sách khủng bố về chính trị, đàn áp các phong trào yêu nước, cách mạng từ các cuộc khởi nghĩa vũ trang đến các xu hướng đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.
Chính sách của thực dân Pháp đã đưa Đông Dương vào tình trạng "chính trị ngạt thở", kinh tế bần cùng, thúc đẩy sự phát triển về đường lối đấu tranh của các lực lượng yêu nước, cách mạng Việt Nam.
2. Trong thập kỷ đầu, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn ái Quốc đã đi qua, dừng lại ở nhiều trung tâm của hơn 20 quốc gia thuộc châu á, châu Phi, châu Âu và Bắc Mỹ, nhưng lưu lại, sống và làm việc nhiều hơn ở Pháp, Anh và Mỹ. Như vậy, Người thực sự có điều kiện để quan sát hai loại quốc gia chủ yếu: các nước tư bản đế quốc phương Tây và các quốc gia lệ thuộc, các thuộc địa của phương Tây.
Trong hoàn cảnh đó, Người đã chứng kiến và đi đến những cảm nhận ban đầu về các sự kiện lớn tác động đến cục diện thế giới, tình hình Đông Dương và quan hệ quốc tế toàn cầu:
+ Với Chiến tranh thế giới thứ nhất, Người sớm nhận thức ra nguyên nhân bắt nguồn từ quy luật cạnh tranh lợi ích giữa các nước tư bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, và hệ quả to lớn của chiến tranh chẳng những làm thay đổi trật tự thế giới mà còn làm cho cuộc sống của phần lớn nhân dân các nước công nghiệp cũng như các dân tộc thuộc địa càng khốn quẫn hơn.
+ Do điều kiện lịch sử, Người đã tiếp cận với Cách mạng Tháng Mười Nga muộn hơn so với thời điểm nổ ra cuộc cách mạng. Tuy vậy, vào nǎm 1919, vượt qua sự bưng bít của xã hội phương Tây, Người đã bước đầu nhận rõ ý nghĩa trọng đại có quy mô toàn cầu và tính triệt để cách mạng có "sức lôi cuốn kỳ diệu" của sự kiện lịch sử này.
Có thể nói, so với các lãnh tụ khác của phong trào yêu nước ở nước ta và những người đứng đầu xu hướng đấu tranh cho độc lập, tự do ở các nước thuộc địa thời bấy giờ, Nguyễn ái Quốc là một trong số rất ít người đã qua thực tiễn của Cách mạng Tháng Mười tìm thấy cơ sở lý luận rộng mở cho sự nghiệp giải phóng dân tộc thuộc địa; tìm thấy ở đó phương hướng hành động hơn là một mô hình cố định phải tuân theo.
Cũng như quan điểm của nhiều học giả, Tiến sĩ triết học Liên Xô, V.G. Burốp khẳng định: "... Cần nhấn mạnh rằng Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác không phải như đến với một hiện tượng của nước Nga thuần tuý, mà thấy ở đó kết quả mang tính quy luật của sự phát triển tư tưởng giải phóng của thế giới ".
Qua những diễn biến và những điều tai nghe mắt thấy ở các nước thuộc địa và các nước công nghiệp hàng đầu của phương Tây, Nguyễn ái Quốc đã nắm bắt được điều đã ẩn náu sau những chữ "Tự do - Bình đẳng - Bác ái " và đi đến những khái quát ban đầu về mối quan hệ giữa con người, giữa các quốc gia dân tộc trong nền "vǎn minh công nghiệp".
Với người Pháp, nước Pháp, Người cho rằng phần đông người dân Pháp rất tử tế, biết điều; chỉ có bọn đế quốc, thực dân là tàn ác.
Với nước Mỹ, Người đã nêu ra nhận xét: "Mỹ tuy rằng cách mệnh thành công đã hơn 150 nǎm nay, nhưng công nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính cách mệnh lần thứ hai" .
ở Anh, chứng kiến cuộc đấu tranh quyết liệt của giới cần lao và nhân dân các nước thuộc địa Anh, cảm kích trước tấm gương hy sinh của các chiến sĩ tự do, Người cho rằng "cái chết của họ làm cho Tổ quốc họ sống lại, lòng can đảm của họ là bất diệt".
Thực tiễn của đời sống và đấu tranh trong xã hội ở những nơi đã đến giúp Người đi đến những khái quát đúng và hình thành quan điểm cơ bản đầu tiên về nhân sinh quan, thế giới quan. Trong đó, đáng chú ý là quan điểm phân chia nhân loại thành hai hạng người, "giống người bóc lột và giống người bị bóc lột"; đồng thời Người cũng sớm thấy rõ khả nǎng liên hiệp các lực lượng bị áp bức trên toàn thế giới:
Quan sơn muôn dặm một nhà
Bốn phương vô sản đều là anh em!"
3. Nét nổi bật trong thời kỳ này là Người không dừng ở việc quan sát thời cuộc mà còn bước đầu tham gia hoạt động thực tiễn. Thời gian ở Mỹ (từ cuối nǎm 1912 tới cuối nǎm 1913), Người là thành viên tham gia sinh hoạt đều đặn ở Tổ chức UNIT (Union Negro Improvement Trust)- Hội tin tưởng về cải thiện người da đen thế giới. Người là hội viên của "Hội những người lao động Trung Quốc ở hải ngoại" trên đất Anh (1913- 1917) và là đảng viên Đảng Xã hội Pháp (1919), như Người nói: "Chỉ vì đây là tổ chức duy nhất ở Pháp bênh vực nước tôi, là tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng cao quý của Đại cách mạng Pháp: Tự do -Bình đẳng -Bác ái".
ở thời điểm Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Nguyễn ái Quốc đang ở Pháp đã tham gia vào hai hoạt động tiêu biểu thúc đẩy cuộc đấu tranh cách mạng ở Việt Nam: Người cùng với một số người Việt Nam có tấm lòng yêu nước và tinh thần dân tộc thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pháp và là nòng cốt trong hoạt động của Hội. Nổi lên trong hoạt động quốc tế của mình, được đánh dấu bằng sự kiện ngày 18-6-1918: Người đã thay mặt những người yêu nước Việt Nam gửi đến Hội nghị các nước đế quốc thắng trận họp ở Vécxay (Pháp) Bản yêu sách 8 điểm đòi quyền tự do, dân chủ của dân tộc Việt Nam. Tuy những đòi hỏi chính đáng đó không được các nước lớn và Chính phủ Pháp xem xét và giải quyết ngay song bản kiến nghị đã có tiếng vang lớn, lần đầu tiên thể hiện được sự nhất trí của phong trào yêu nước Việt Nam về giải pháp đi đến tự do cho các dân tộc Đông Dương, phù hợp với hoàn cảnh lúc bấy giờ và trên thực tế, bản kiến nghị đã đánh dấu sự khởi đầu của phong trào đấu tranh kiên định, quyết liệt cho tự do và độc lập của nhân dân ta. Cùng với kiến nghị của người Trung Hoa, Triều Tiên, v.v. , Bản yêu sách 8 điểm của nhân dân Việt Nam do Nguyễn ái Quốc thay mặt những người yêu nước gửi đến Vécxay đã gây tiếng vang lớn trong dư luận quốc tế lúc bấy giờ và thực tế trở thành bản tuyên bố tập thể phản ánh ý chí của phong trào yêu nước cách mạng các nước thuộc địa và phụ thuộc quyết tâm đứng lên chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc giành lại quyền dân tộc cơ bản của mình.
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998