Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao đa phương

Võ Anh Tuấn

Lịch sử đấu tranh giải phóng, bảo vệ và xây dựng đất nước của nhân dân ta trong thế kỷ 20 làm nổi bật vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh như một lãnh tụ thiên tài của dân tộc, đồng thời là một nhà ngoại giao kiệt xuất. Tư tưởng và kinh nghiệm của Người về hoạt động ngoại giao đã hình thành và phát triển trong những năm tháng bôn ba ở hải ngoại để tìm đường cứu nước, được Người vận dụng tài tình từ sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, đặc biệt trong thời kỳ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong trứng nước, song phải đương đầu với đủ loại thù trong giặc ngoài. 

Điểm độc đáo của ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa ngoại giao nhà nước với ngoại giao nhân dân, giữa ngoại giao song phương với ngoại giao đa phương, trong đó ngoại giao nhân dân và ngoại giao đa phương nhiều khi phải đi trước một bước. 

Người đặt nền móng cho ngoại giao đa phương 

Trong khi nước Việt Nam không có tên trên bản đồ thế giới, dân tộc Việt Nam bị chìm đắm trong đêm dài đen tối của ách đô hộ thực dân thì anh thanh niên Nguyễn Tất Thành bôn ba đến mấy chục nước trên thế giới để tìm đường cứu nước, đã tham gia hoạt động trong phong trào cách mạng của nhân dân bị áp bức nhiều nước châu á, châu Phi, châu Âu, châu Mỹ. Từ đầu thập niên 1920 "Hội liên hiệp thuộc địa" và tờ báo "Người cùng khổ" (Le Paria) do Nguyễn ái Quốc cùng một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp sáng lập tại Paris là một trong những minh chứng cụ thể của tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại đa phương với nhận thức sâu sắc rằng chủ nghĩa thực dân đế quốc là kẻ thù chung của các dân tộc bị áp bức, do vậy Người luôn quan tâm xây dựng khối đoàn kết chiến đấu giữa những người cùng cảnh ngộ, xây dựng "mối tình hữu ái vô sản". Nói cách khác, ngay từ lúc bấy giờ Nguyễn ái Quốc đã làm công tác "dân vận quốc tế" hay "ngoại giao nhân dân đa phương", làm cho bạn bè trên thế giới hiểu rõ tình cảnh của dân tộc ta, từ đó đồng tình ủng hộ sự nghiệp cách mạng và đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta. 

Như vậy Nguyễn ái Quốc đã đặt nền móng cho nền ngoại giao nhân dân và đa phương từ lâu trước khi có ngoại giao nhà nước và song phương cùng với sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Mặt trận nhân dân thế giới được hình thành trên thực tế, đoàn kết ủng hộ mạnh mẽ hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là sự gặt hái thành quả tất yếu của ngoại giao nhân dân mà Người đã có công gieo giống tốt trong những năm hoạt động ở hải ngoại. 

Bản "Yêu sách của nhân dân An nam" mà Nguyễn ái Quốc, thay mặt "Nhóm những người yêu nước An nam" gửi đến trưởng đoàn các nước dự Hội nghị Véc-xây (Pháp) sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất thể hiện sự nhạy bén, kịp thời nắm bắt thời cơ và sử dụng diễn đàn ngoại giao đa phương rộng lớn nhất lúc bấy giờ để trình bày thẳng với các cường quốc 8 yêu sách về những quyền tự do cơ bản tối thiểu của nhân dân ta. Bản yêu sách có tiếng vang lớn, làm cho bọn thực dân Pháp hoảng sợ, bọn bồi bút của chúng hốt hoảng la ó lên rằng "thật là quá quắt", đòi "phải kìm hãm chúng (tức nhân dân Việt Nam) mãi mãi trong vòng nô lệ... 

Bài "Tâm địa thực dân" mà Nguyễn ái Quốc viết để đập lại những luận điều xằng bậy của bọn chúng nói lên sách lược hết sức khôn khéo của Người nhằm phân hóa kẻ thù, tranh thủ nhân dân Pháp và các cường quốc trên thế giới. Người chỉ rõ bản "Yêu sách của nhân dân An Nam" chỉ chống lại sự áp bức của "những tên thực dân độc ác" và sự chuyên chế của "những tên viên chức tàn bạo". Người giải thích: "Vì chúng tôi biết rằng có những thực dân chính trực và những viên chức công bằng". Đối với thế giới và nhân dân Pháp, Người viết: "Đưa ra những yêu sách trên đây, nhân dân An nam trông cậy vào chính nghĩa thế giới của tất cả các cường quốc và đặc biệt tin vào lòng rộng lượng của nhân dân Pháp cao cả". 

Ngoại giao đa phương trong buổi bình minh của nước Việt Nam độc lập 

Trong hơn nửa thế kỷ qua, từ khi Nhà nước Việt Nam độc lập và có chủ quyền ra đời và ngành Ngoại giao được thành lập, ảng và Nhà nước ta luôn rất coi trọng hoạt động ngoại giao. Về nguyên lý, đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị trên chiến trường và trong lòng địch là nhân tố quyết định thắng lợi, Tuy nhiên, trong tình thế đặc biệt nào đó, mặt trận ngoại giao, có thể và phải giữ vai trò chủ động, thậm chí có ý nghĩa quyết định. Nước ta ở vào tình thế đặc biệt như vậy từ khi tuyên bố độc lập ngày 2 tháng Chín năm 1945 đến ngày Toàn quốc kháng chiến 19 tháng Mười hai năm 1946. Đó là thời kỳ cách mạng nước ta yếu nhất về quân sự cũng như kinh tế, song phải đối phó với nhiều kẻ thù nhất trong bối cảnh bị bao vây, cô lập hoàn toàn với bạn bè trên thế giới. Điều hết sức may mắn cho dân tộc ta là trong tình thế đó, hoạt động ngoại giao đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo và đích thân tiến hành. 

Người không từ bỏ cố gắng nào để duy trì trạng thái hoà bình, dù mỏng manh, để có thời gian xây dựng lực lượng mọi mặt, tìm cách thêm bạn bớt thù, có sách lược mềm dẻo để phân hoá đối phương, tranh thủ sự công nhận trên thực tế của các cường quốc trong liên minh chống phát xít, nay là Uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc - một tổ chức quốc tế liên chính phủ quan trọng nhất vừa mới ra đời với chức năng gìn giữ hoà bình và an ninh quốc tế. Người đã gửi nhiều thư điện đến Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ và nguyên thủ quốc gia các nước Liên Xô, Anh, Trung Hoa dân quốc để lên án thực dân Pháp gây hấn ở Nam Bộ, đòi Liên hợp quốc công nhận nền độc lập của nước ta, đòi nước ta được kết nạp vào Liên hợp quốc và được tham dự Hội nghị Uỷ ban tư vấn Liên hợp quốc để bàn các vấn đề liên quan đến Viễn Đông sắp khai mạc tại Washington. 

Tuyên ngôn độc lập - một văn kiện mang tính chất ngoại giao đa phương 

Bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng Chín năm 1945, do Hồ Chủ tịch khởi thảo, là áng văn lập quốc vĩ đại, kiệt tác về tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là tuyên ngôn mở đầu kỷ nguyên mới của dân tộc ta, kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. 

Về mặt đối ngoại, đó cũng là thông điệp ngoại giao đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nói về vai trò và trách nhiệm của Liên hợp quốc đối với nền độc lập của nước ta. Tuyên ngôn độc lập khẳng định sự đóng góp to lớn và tích cực của nhân dân Việt Nam vào cuộc đấu tranh chung của các nước đồng minh chống phát xít, quân phiệt; đòi Liên hợp quốc phải thực hiện những gì các cường quốc đồng minh đã long trọng hứa hẹn tại Hội nghị Teheran (từ 28/11 đến 1/12/1943) và Hội nghị Cựu Kim Sơn, tức San Francisco (từ 25/4 đến 26/6/1945) để thông qua Hiến chương Liên hợp quốc, công nhận quyền tự quyết và độc lập của các dân tộc thuộc địa. Do vậy họ quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân tộc Việt Nam". Bản Tuyên ngôn độc lập khẳng định dứt khoát rằng: "Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập". 

Chín lần gửi công hàm cho Liên hợp quốc 

Từ ngày Nam Bộ kháng chiến đến ngày Toàn quốc kháng chiến, song song với những hoạt động ngoại giao song phương với Pháp (Hiệp định sơ bộ 6 tháng Ba, Hội nghị "Liên hợp quốc phải giữ lời hứa", thúc giục các cường quốc phải: 

a. Thực hiện tất cả những bước đi thích hợp để bằng sự can thiệp khẩn cấp ngăn chặn cuộc đổ máu đang diễn ra ở Nam Việt Nam, và đi tới một giải pháp cấp bách và hợp lý cho vấn đề Đông Dương... 

b. Đưa vấn đề Đông Dương ra trước tổ chức Liên hợp quốc... 

Trước khả năng cuộc toàn quốc kháng chiến không thể tránh khỏi Hồ Chủ tịch ra "Lời kêu gọi Liên hợp quốc" trong đó, một lần nữa "trịnh trọng tuyên bố rằng nhân dân Việt Nam thành thật mong muốn hoà bình, nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước. Đồng thời Người cũng công bố nội dung chính sách đối ngoại hết sức mềm dẻo. 

c. Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực. 

d. Nước Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế dưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc. 

e. Nước Việt Nam sẵn sàng ký kết với lực lượng hải quân, lục quân trong khuôn khổ Liên hợp quốc những hiệp định an ninh đặc biệt và những hiệp ước liên quan đến việc sử dụng một vài căn cứ hải quân và không quân. 

Qua đó chúng ta có thể thấy rằng chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của thời kỳ đổi mới hiện nay bắt nguồn từ tư tưởng mở cửa và hợp tác đã được Hồ Chủ tịch đưa ra ngay từ khi nước nhà vừa mới giành độc lập nhằm mục đích tranh thủ sự hợp tác hết sức rộng rãi về nhiều mặt của nước ngoài trên cơ sở giữ vững nguyên tắc bất biến, đó là "nền độc lập hoàn toàn của Việt Nam phải được Liên hợp quốc công nhận". 

32 năm sau 

Các cuộc vận động ráo riết của Hồ Chủ tịch đối với Liên hợp quốc đều không có kết quả vì Chính phủ Mỹ lộ rõ chân tướng, tích cực ủng hộ thực dân Pháp hơn là trung thành với những mục tiêu của Liên hợp quốc liên quan đến các dân tộc thuộc địa. Về sau nước ta lại hai lần nữa gửi đơn xin gia nhập Liên hợp quốc và Uỷ ban Kinh tế châu á và Viễn ông (tháng 11 năm 1948 và tháng 3 năm 1949) nhưng cũng đều bị lãng quên vì thế giới lúc bấy giờ đã bước vào chiến tranh lạnh. Từ đó hoạt động ngoại giao đa phương của ta ngày càng thêm khó khăn: Liên hợp quốc bị thực dân, đế quốc khống chế trong một thời gian dài nên không có thái độ thoả đáng đối với hai cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. 

Mặc dù vậy, nước ta đã ra sức tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ mạnh mẽ về nhiều mặt của các tổ chức hoà bình, đoàn kết, hữu nghị của nhân dân á, Phi, Mỹ Latinh và toàn thế giới đối với sự nghiệp chính nghĩa của dân tộc ta. Việc miền Nam Việt Nam được kết nạp vào Phong trào không liên kết (còn gọi là "Liên hợp quốc của các nước đang phát triển") ngay trong khi cuộc chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đang trong giai đoạn gay go, quyết liệt, là một thắng lợi mang nhiều ý nghĩa của hoạt động ngoại giao nhân dân đa phương của ta theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 

Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng và thống nhất, Mỹ vẫn tiếp tục lạm dụng quyền phủ quyết của Uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an để ngăn cản nước ta triển khai đầy đủ hoạt động ngoại giao đa phương với tư cách thành viên chính thức của Liên hợp quốc. Chúng ta phải tiếp tục đấu tranh cho đến ngày 20/9/1977, nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mới có thể ngồi vào chiếc ghế thành viên của mình tại Liên hợp quốc mà lẽ ra nước ta được hưởng từ 32 năm trước, khi tổ chức quốc tế toàn cầu này mới ra đời. Từ đó hoạt động ngoại giao đa phương của ta mới có điều kiện từng bước phát huy tác dụng, nền ngoại giao của ta mới có thể tiến bước vững chắc hơn nữa trên cả "đôi chân" song phương và đa phương.

Thời báo Quốc tế, ngày 98/5/2002

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website