Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên

Ngô Minh Hoàng

 

Chủ nghĩa Mác- Lê-nin ra đời, nhận thức về thanh niên trong tổng thể nhận thức về con người, trong sự phát triển chung của mỗi quốc gia, dân tộc đã được đặt ra một cách thực tiễn và sâu sắc. Trong các tác phẩm của mình, khi bàn về thanh niên, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lê-nin khẳng định: "Tương lai của giai cấp công nhân tùy thuộc vào thế hệ thanh niên của nó"(1), "Đảng chúng ta là một Đảng của tương lai, mà tương lai lại thuộc về thanh niên, Đảng chúng ta là một Đảng của những người luôn nêu ra cái mới mà thanh niên thì bao giờ cũng tự nguyện đi theo họ. Đảng chúng ta là một Đảng luôn đấu tranh những cái thối nát lỗi thời, mà thanh niên thì bao giờ cũng đi đầu trong cuộc đấu tranh đó... Đảng chúng ta sẽ mãi mãi là một Đảng thanh niên của giai cấp tiên tiến"(2).

ở nước ta, ngay từ rất sớm, vấn đề thanh niên đã được Hồ Chí Minh đặt ở vị trí quan trọng liên quan tới vận mệnh của dân tộc. Trong bài viết về Đông Dương, Người khẳng định "Hỡi Đông Dương đáng thương hại!Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên sớm già của người không sớm hồi sinh"(3). Hồi sinh thanh niên là cơ sở để hồi sinh dân tộc và tạo ra động lực to lớn trong sự nghiệp cách mạng.

1. Vị trí, vai trò của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc

Theo Hồ Chí Minh "Thanh niên là bộ phận của dân tộc. Dân tộc bị nô lệ thì thanh niên cũng bị nô lệ. Dân tộc được giải phóng thì thanh niên mới được tự do"(4). Vì vậy, "thanh niên phải hǎng hái tham gia cuộc đấu tranh của dân tộc, phải phụng sự Tổ Quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh"(5).

Bởi vì, thanh niên là người tiếp sức cho cách mạng bao gồm: tiếp sức cho thế hệ thanh niên già và dìu dắt, hướng dẫn thế hệ thiếu niên nhi đồng. Người viết: "Bác rất yêu mến thanh niên, vì thanh niên là người tiếp sức cho cách mạng, cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách, dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai, tức là các cháu thiếu niên nhi đồng"(6).

Hồ Chí Minh còn xác định rằng: Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà, là đội ngũ kế cận của cách mạng, nên nhiều lần Hồ Chí Minh khẳng định thanh niên tiêu biểu cho sự phát triển của đất nước. Ngay từ những ngày đầu tiên của chế độ mới, Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên"(7), hoặc trong thư gởi thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết Nguyên đán 1946, Hồ Chí Minh khẳng định "Một nǎm khởi đầu là mùa XuânMột đời người khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội"(8). Quan điểm của Hồ Chí Minh thể hiện sự phát triển của thanh niên gắn liền với sự phát triển của xã hội, với sự nghiệp cách mạng. Chǎm lo cho thanh niên, chính là chǎm lo cho sự trường tồn và phát triển của xã hội.

Thanh niên còn được Hồ Chí Minh nhìn nhận như là một chủ thể đang phát triển, đang nhập cuộc và đang cần được tiếp tục hoàn thiện. Điều đó có nghĩa là thanh niên đều có mặt mạnh và yếu, Người viết "thanh niên hǎng hái, xung phong", nhưng lại"hay chuộng hình thức, ít xem xét kết quả"... Vì vậy, họ cần phải được dìu dắt và giáo dục. Quan điểm của Hồ Chí Minh đã thể hiện được bản chất của sự phát triển về mặt sinh học trong thanh niên, vượt xa cách nhìn về thanh niên của các nhà yêu nước tiền bối, xứng đáng là người đặt nền móng trong cách nhìn toàn diện, biện chứng về thanh niên, mà thực tiễn đã cho thấy, những quan điểm biện chứng trên của Hồ Chí Minh trong cách nhìn nhận, đánh giá thanh niên đã giúp cho thanh niên tự tin hơn, thấy rõ trách nhiệm của mình trước dân tộc, trước sự nghiệp cách mạng, đồng thời lại thấy rõ yêu cầu cần phải luôn tự phấn đấu, rèn luyện để đáp ứng với yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng.

2. Về giáo dục thanh niên

Là một bộ phận hợp thành trong tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên, giáo dục thanh niên đóng một vai trò rất quan trọng quyết định đến vị trí, vai trò của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng Hồ Chí Minh luôn chú trọng đến việc giáo dục, bồi dưỡng lớp trẻ thành những người thừa kế xuất sắc sự nghiệp cách mạng, xem đó là nhiệm vụ then chốt của Đảng, của nhà nước và của dân tộc. "Vì lợi ích 10 nǎm phải trồng cây, vì lợi ích 100 nǎm phải trồng người", Hồ Chí Minh đã cǎn dặn toàn Đảng, toàn dân tộc ta "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết(9).

Nội dung và phương pháp để giáo dục thanh niên, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Phải giáo dục một cách toàn diện, vừa "hồng" vừa "chuyên"Người viết "Việc giáo dục và học tập phải chú trọng đủ các mặt: Đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa (XHCN), vǎn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất"(10). Tuy nhiên, nhiệm vụ bồi dưỡng lý tưởng đạo đức cách mạng lại được Hồ Chí Minh chú trọng hơn cả. Người dạy thanh niên phải "luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng vì đạo đức cách mạng là "cái gốc", "cái nền tảng" để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng, "không có đạo đức cách mạng thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân". Đạo đức cách mạng ở thanh niên theo Hồ Chí Minh là trung, dũng, cần, kiệm, khiêm tốn, một lòng, một dạ phục vụ lợi ích chung của giai cấp, của nhân dân "không ham địa vị, công danh phú quý, không tự mãntự túc, chớ kiêu ngạo, nên nói ít, làm nhiều, phải thân ái, đoàn kết", phải "đánh thắng và tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân"(11), không sợ khó, không sợ khổ "đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên". Đạo đức cách mạng ở thanh niên, theo Hồ Chí Minh còn là những điều cụ thể hằng ngày mà mỗi người có thể tự phấn đấu làm được như "điều gì trái với quyền lợi của Tổ quốc, của nhân dân thì kiên quyết chống lại, điều gì phải thì kiên quyết làm cho bằng được, dù là việc nhỏ".

Giáo dục thanh niên là trách nhiệm của toàn xã hội: từ gia đình - nhà trường - xã hội, bởi vì giáo dục trong nhà trường chỉ là một phầncần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục nhà trường dù có giỏi mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn"(12). Trong đó cǎn cứ vào chức nǎng, nhiệm vụ của tổ chức Đoàn là "cánh tay đắc lực và đội hậu bị quân của Đảng, là người phụ trách, dìu dắt các cháu nhi đồng"(13) nên nhiều lần Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến vai trò của Đoàn thanh niên, Người khẳng định "Đoàn thanh niên lao động phải là cánh tay đắc lực của Đảng trong việc tổ chức và giáo dục thế hệ thanh niên và nhi đồng thành những chiến sĩ tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản"(14).

Giáo dục thanh niên phải thông qua hoạt động thực tiễn, thông qua tổ chức, có nghĩa là việc giáo dục thanh niên không chỉ dừng lại ở lý thuyết đơn thuần, mà phải thông qua hoạt động hằng ngày của họ, bởi vì chỉ thông qua hoạt động thực tiễn, thì mới tôi luyện được ý chí, rèn luyện được phẩm chất đạo đức của thanh niên, đồng thời qua đó thanh niên mới thấy được mặt mạnh và yếu để phát huy hay khắc phục. Người viết: "Giáo dục thanh niên không thể tách rời mà phải liên hệ chặt chẽ với những cuộc đấu tranh xã hội".(15)

Giáo dục thanh niên phải chú trọng đến việc nêu gương "người tốt viết tốt"trong đó cha mẹ, thầy cô giáo và những gương điển hình trong thanh niên chính là những tấm gương sáng để rèn luyện thanh niên có hiệu quả nhất, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của thanh niên, Người viết: Một tấm gương sáng còn có giá trị hơn 100 lần bài diễn vǎn tuyên truyền.

Biết kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục và tự giáo dục, tức là phải cố gắng học tập, nhiều lần Hồ Chí Minh đã nhắc nhở, còn "sống là còn phải học" và chỉ có học thì mới biết yêu Tổ quốc, yêu lao động, mới phụng sự được Tổ quốc, phụng sự được nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh, mới biết cái hay cái tốt để đi theo, cái xấu để loại trừ, và người còn chỉ rõ những điều cần phải học, Người viết: "ở nơi nào cũng có thể học, làm việc gì cũng phải học", "Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân"(16).

Không những phấn đấn rèn luyện như "ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong"(17), thường xuyên phê bình và tự phê bình để chống lại những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân và tàn tích của tư tưởng lạc hậu, để đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Xây phải đi đôi với chống, "thanh niên cần phải chống tâm lý tự tư, tự lợi, chỉ lo lợi ích riêng và sinh hoạt riêng cho mình, chống tâm lý ham muốn sung sướng và tránh khó nhọc, chống xem khinh lao động, nhất là lao động chân tay, chống lười biếng xa xỉ, chống cách sinh hoạt ủy mị, chống kiêu ngạo, giả dối, khoe khoang"(18).

Mãi mãi "thanh niên vẫn là một lực lượng to lớn, xung kích của cách mạng mùa xuân của xã hội"sẽ vững vàng tiếp tục đốt sáng ngọn đuốc truyền thống của các thế hệ thanh niên đi trước, nếu họ được nhìn nhận đánh giá và giáo dục một cách đúng đắn, toàn diện. Bởi sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc luôn được quyết định do con người (trong đó có thanh niên), nhưng "số phận của con người (trong đó có thanh niên) lại được quyết định bởi sự giáo dục đó là tất cả, cả sự sống, cả sự chết, cả sự cứu nguy, cả sự diệt vong?"(19). Với ý nghĩa đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên vẫn giữ nguyên giá trị và có tính thời sự đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 

Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 2(39)/2000

1. C. Mác, Ph. Ǎng-ghen. Tuyển tập, t. 4. tr.473 
2. V.I. Lê-nin. Toàn tập, t. 4, tr. 163. 
3. Hồ Chí Minh. Toàn tập, t. 2, Nxb Chính trị Quốc gia, H. 1995, tr.132, 133. 
4, 5, 15. Hồ Chí Minh. Toàn tập, t .7, H. 1996, tr. 138, 455. 
6. Sđd, t. 10, tr.488 
7. Sđd, t. 5, tr. 12 
8. Sđd, t. 4, tr. 1ớ7 
9. Sđd. t. 12, tr. 496 
10. Sđd, t. 11, tr. 505 
11. Hồ Chí Minh: Về giáo dục thanh niên, NXB Thanh niên, H, 1989, tr. 288 
12. Hồ Chí Mính. Toàn tập, t. 8, tr. 394. 
13, 14. Hồ Chí Minh. Về giáo dục thanh niên, tr. 380, 248, 415. 
15. Hồ Chí Minh. Toàn tập, t. 7. Nxb Chính trị Quốc gia, H, 1996, tr. 138, 455. 
16. Hồ Chí Minh: Về giáo dục thanh niên, tr. 380, 248, 415 
17. Hồ Chí Minh Toàn tập, t .9, tr .293 
18. Hồ Chí Minh. Toàn tập, t. 7, H. 1996, tr. 138, 455. 
19. Dẫn theo X.M Lê-pê-khin. Những nguyên lý lêninnít về giáo dục thanh niên, NXB Thanh niên, H, 1978, tr. 11.

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website