Về tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động ngoại giao

Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Trích phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hội thảo khoa học "Ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh" (15/8/2000) 

Quốc phú - binh cường - nội yên - ngoại tĩnh là các tiêu chí của quá trình dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam. Ngoại giao là một bộ phận hợp thành của sự nghiệp dựng nước và giữ nước. 

Đi sứ là việc lớn, khó khăn; người đi sứ phải giữ quốc thể và tự tôn dân tộc. Ngoại giao trước hết là sự cọ xát của văn hoá. Văn hoá là một thế mạnh của ngoại giao Việt Nam. Dựa vào trí và lực của quốc gia, các nhà ngoại giao Việt Nam tự trọng mà khiêm nhường, thường là sự kiên trì, mềm dẻo, tinh tế để đạt mục tiêu đối ngoại: Phải chăng đó là một phần của bản sắc ngoại giao Việt Nam từ trong lịch sử. 

Hồ Chí Minh trải qua 30 năm sống, học tập và làm việc ở nước ngoài, hoạt động, đấu tranh trong các môi trường quốc tế đa dạng, tích luỹ được kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn vô cùng phong phú. Một cuộc đời hiến dâng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, một người yêu nước nồng nàn, Bác Hồ là một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, một nhà văn hoá của nhân loại. Với các phẩm chất đó, Hồ Chí Minh đã trở thành một nhà ngoại giao lớn của dân tộc. 

Hồ Chí Minh khai sinh, đặt nền móng và xây dựng nền ngoại giao cách mạng và hiện đại của Việt Nam. Hoạt động ngoại giao là một phần quan trọng, không tách rời của cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Những thành tựu lớn của nền ngoại giao Việt Nam 55 năm qua gắn liền với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh. 

Tư tưởng ngoại giaọ Hồ Chí Minh, hay nói cụ thể hơn là hệ thống các quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề quốc tế và quan hệ quốc tế, về chính sách đối ngoại và hoạt động ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta, là một bộ phận của tư tưởng Hồ Chí Minh về đường lối cách mạng Việt Nam. 

"ồ Chí Minh là nhà cách mạng Việt Nam đầu tiên vượt qua bức rào ngăn cách Đông- Tây, cũng như những định kiến của phương Đông về phương Tây. Người nhận thức được tình trạng biệt lập và cô lập; sự thiếu tin cậy lẫn nhau giữa các dân tộc phương Đông, cũng như mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam và khu vực trong hoàn cảnh các nước này đều là nạn nhân của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. Người nhận xét rằng các dân tộc phương Đông"hoàn toàn không biết đến những việc xẩy ra ở các nước láng giềng gần gũi nhất của họ, do đó họ thiếu sự tin cậy lẫn nhau, sự phối hợp hành động và sự cổ vũ lẫn nhau " (Hồ Chí Minh: Sđd, t. 1 , tr. 1 , tr. 207). Theo Người, đó là nhược điểm và nguyên nhân đầu tiên gây ra sự suy yếu của các dân tộc phương Đông. 

Xuất phát từ nhận thức mới về sự gắn bó và liên kết giữa các dân tộc, giữa giai cấp vô sản thế giới "Quan sơn muôn dặm một nhà, Bốn phương vô sản đều là anh em", Hồ Chí Minh cổ vũ cho sự hội nhập Đông - Tây, cũng như sự đoàn kết và hợp tác giữa các dân tộc trên thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. 

Mặt khác, Người tiếp thu trên tinh thần phê phán biện chứng và có chọn lọc các giá trị văn hoá và tư tưởng phương Tây. Đề cao những giá trị chân chính, tiến bộ của cách mạng dân chủ tư sản, nhất là tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, giải phóng con người, Hồ Chí Minh đồng thời vạch ra những hạn chế, thiếu triệt để của cách mạng này. Người khẳng định chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại và giải phóng triệt để nhân loại bị áp bức bóc lột, đồng thời "muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản". 

Hòa bình là một tư tưởng lớn của ngoại giao Hồ Chí Minh. Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược, Hồ Chí Minh luôn giương cao ngọn cờ hoà bình, đối lập với chính sách hiếu chiến của kẻ địch. Trước mỗi bước ngoặt hiểm nghèo ở thời điểm mong manh giữa hoà bình hay chiến tranh, Người nêu cao thiện chí đàm phán hòa bình để giải quyết xung đột, tránh chiến tranh. 

Tư tưởng hoà bình của Hồ Chí Minh xuất phát từ lợi ích của dân tộc Việt Nam. Khi đã có chính quyền rồi thì phải có hoà bình để thực hiện các mục tiêu của cách mạng: để phát triển đất nước giàu mạnh, bồi bổ sức dân, nhân dân có điều kiện an cư lạc nghiệp, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc. Tư tưửng hòa bình của Người còn xuất phát từ tinh thần nhân đạo quốc tế, tránh "huynh đệ tương tàn", vì lợi ích của hoà bình thế giới, có nguồn gốc trong truyền thống nhân nghĩa việt Nam. "Chúng tôi muốn hoà bình ngay để máu người Pháp và Việt ngừng chảy. Những dòng máu đó chúng tôi đều quý như nhau ", như người nêu trong lời kêu gọi Chính phủ và nhân dân Pháp, ngày 10/1/1947. 

Năm 1964, khi chính quyền Mỹ tiến hành cuộc "chiến tranh đặc biệt" tàn khốc ở miền Nam Việt Nam, Hồ Chủ tịch nói với những người bạn Mỹ:"Chẳng những chúng tôi đau xót vì đồng bào miền Nam chúng tôi phải gian khổ hy sinh, mà chúng tôi cũng thương xót cho các bà mẹ và các người vợ Mỹ đã mất con, mất chồng trong cuộc chiến tranh phi nghĩa ở miền Nam Việt nam do bọn quân phiệt Mỹ tiến hành " (Hồ Chí Minh, Sđd, t.11, tr.275). 

Đồng thời, Hồ Chí Minh kiên trì nguyên tắc hòa bình trong độc lập, tự do và thống nhất quốc gia. Khi cuộc tiếp xúc giữa Hồ Chủ tịch với đại diện Cao ủy Pháp tháng 5/1947 không đem lại kết quả do những đòi hỏi ngang ngược của nhà cầm quyền thực dân Pháp ở Đông Dương, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Chúng tôi muốn hòa bình. Chúng tôi muốn nước chúng tôi độc lập và thống nhất trong Liên hiệp Pháp. Bọn quân phiệt thực dân đã bắt buộc chúng tôi phải tiếp tục chiến đấu, chúng tôi sẽ chiến đấu đến cùng... "Thà chết không làm nô lệ" (Hồ Chí Minh, Sđd, t. 5, tr. 129). Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, khi giới cầm quyền Mỹ miệng nói hoà bình nhưng hành động mở rộng chiến tranh ở Việt Nam, Hồ Chủ tịch đã bác bỏ hoà bình kiểu Mỹ. 

Báo Quốc tế, 28/8/2000

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác với cán bộ cấp dưới

(ĐCSVN) - Ngày 23/5/2024, đồng chí Lương Cường đã ký ban hành Quy định 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

(ĐCSVN) - Ngày 9/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website