Củng cố khối liên minh Công - Nông - Trí theo tư tưởng Hồ Chí Minh một điều kiện bảo đảm cho độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội

PGS, TS Mạch Quang Thắng

Xác định lực lượng cách mạng (LLCM) là một vấn đề hệ trọng đối với chính Đảng vô sản trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc (ĐLDT), đi lên CNXH. 

Các phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta trước năm 1930 sở dĩ thất bại không những là do đường lối không phù hợp, mà còn là do xác định không đúng lực lượng tham gia. Phan Bội Châu, khi tập hợp l0 LLCM, không thấy đề cập lực lượng nông dân và công nhân. Cuối thế kỷ XIX, số lượng công nhân còn rất ít, song nông dân thì rất nhiều, chiếnm khoảng 95% dân số Việt Nam. Đây là một sai lầm của Phan Bội Châu và là một nguyên nhân làm cho phong trào yêu nước do Ông lãnh đạo lâm vào bế tắc vì không tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân lao động. 

Các phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản không đề cao công nông - những lực lượng đông đảo và quan trọng trong xã hội - là do hạn chế bởi tầm nhìn, do không tính đến xu thế thời đại. Đó là điều dễ hiểu trong hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam những năm bùng nổ rộng khắp các phong trào đấu tranh chống Pháp để giành lấy ĐLDT đầu thế kỷ XX .Do vậy, các phong trào cứu nước đã ken dày theo năm tháng, và máu đào của các bậc tiên liệt đã tô thắm cho truyền thống yêu nước nhưng cây ĐLDT không nở hoa kết trái. 

Nhưng cuối những năm 20 đầu những năm 30 của thế kỷ XX, Quốc tế cộng sản (QTCS) đã mắc phải căn bệnh hẹp hòi, tả khuynh do đó không đánh giá đúng LLCM ở các nước thuộc địa. Đó là quan điểm của Đại hội VI họp năm 1928. Đại hội VI chỉ chú trọng việc tập hợp lực lượng công nông mà không chú ý đến tiểu tư sản, địa chủ nhỏ, tư sản dân tộc. Đường lối và quan điểm tả khuynh, hẹp hòi của Đại hội VI QTCS đã ảnh hưởng tiêu cực đến phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. Trong quá trình học tập và công tác ở QTCS tại Mátxcơva cuối những năm 20 đầu những năm 30, nhiều người cộng sản Việt Nam đã tiếp thu quan điểm đó của Đại hội VI QTCS. Chỉ có Hồ Chí Minh, với tầm nhìn xa, trông rộng, với bản lĩnh chính trị vững vàng, căn cứ chắc chắn vào đặc điểm xã hội Việt Nam, đã xác định một cách đúng đắn LLCM Việt Nam. 

Trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt (đầu năm 1930), Hồ Chí Minh xác định LLCM Việt Nam trong quá trình đấu tranh giành ĐLDT đi lên CNXH như sau: 

l. Công nhân và nông dân là "gốc" cách mạng, là đội quân chủ lực. Đây là sự phát triển về chất quan điểm của Hồ Chí Minh về con đường cứu nước theo đường lối cách mạng vô sản so với quan điểm cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản Hồ Chí Minh không những đưa lực lượng công - nông vào danh sách tập hợp, mà còn xếp vào LLCM quan trọng nhất. 

Trong lực lượng công - nông là gốc của cách mạng thì giai cấp công nhân (GCCN) được đặt vào vị trí và vai trò lãnh đáo, mặc dù số lượng GCCN ở nước ta không nhiều. Tuy có số lượng ít nhưng GCCN Việt Nam có đầy đủ tư cách là lực lượng lãnh đạo. Điều này là hoàn toàn phù hợp với lý luận Mác - Lênin đồng thời phù hợp với điều kiện cụ thể Việt Nam. 

2. Tiểu tư sản là "bầu bạn" của cách mạng. Trong tiểu tư sản, Hồ Chí Minh chia ra tiểu tư sản trí thức, học sinh và tiểu tư sản là tiểu chủ, tiểu thương (nhà buôn nhỏ). Đây là lực lượng mà Đại hội VI QTCS gạt ra ngoài LLCM. 

ở Việt Nam, tiểu tư sản đóng vai trò không nhỏ trong việc tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, trong việc tham gia các phong trào cách mạng và thậm chí trải qua các cuộc "thử lửa" của các phong trào cách mạng, họ đã trở thành lực lượng kiên trung, nhiều người trở thành những nhà cách mạng tiền bối, trở thành những cán bộ chủ chốt, cốt cán của ĐCS Việt Nam và Nhà nước ta sau này. 

3. Địa chủ vừa và nhỏ cũng là một lực lượng cần tập hợp. Nếu không tập hợp được họ thì chí ít phải làm cho họ trung lập. 

4. Phú nông đươc coi là một lực lượng cần tập hợp trong một mặt trận dân tộc thống nhất. 

5. Tư sản dân tộc, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, cũng được tập hợp vào trận tuyến đấu tranh giành ĐLDT. 

Tất cả những lực lượng như địa chủ, phủ nông, tư sản dân tộc, về mặt lý luận chung, đều là những đối tượng của cách mạng đân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng XHCN. Nhưng ở Việt Nam, họ đều có chung một điểm tương đồng, "một mẫu số chung" là yêu cầu giành ĐLDT, và trên thực tế họ đã sẵn sàng cùng với công nông đứng lên trong cuộc đấu tranh vì ĐLDT. Cho nên, trong quá trình cách mạng ở Việt Nam, nếu không tập hợp được lực lượng này vào một mặt trận dân tộc thống nhất thì sẽ không tạo ra được sức mạnh tổng hợp thật sự hùng hậu. 

Nêu lên từng lực lượng theo quan điểm của Hồ Chí Minh để thấy được sự sáng tạo của Người trong khi xác định LLCM so với những quan điểm của Đại hội VI QTCS đã từng chi phối rất mạnh đến phong trào cộng sản và công nhân quốc tế nói chung và đối với phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc nói riêng, cuối những năm 20 đầu những năm 30 thế kỷ này. 

Nhìn một cách tổng quát, trong quan điểm xây dựng LLCM, Hồ Chí Minh đề cập lực lượng của cả dân tộc. Biên độ tập hợp LLCM của Hồ Chí Minh rất rộng, rộng đến mức tưởng chừng như là phi giai cấp. Chẳng hạn, Hồ Chí Minh đã đề cập LLCM Việt Nam là đồng bào, những người cùng một bọc của bà mẹ Âu Cơ trong truyền thuyết dân tộc Việt Nam; là những ai "con Rồng cháu Tiên", nghĩa là tất cả mọi người Việt Nam không phân biệt đảng phái chính trị, tôn giáo, giàu nghèo, gái trai, dân tộc... Có lúc Hồ Chí Minh nói rõ hơn là trừ bọn Việt gian phản quốc, song nếu có những người lầm đường lạc lối mà muốn quay trở lại con đường cách mạng thì cách mạng sẵn sàng tiếp nhận. 

Chính cái biên độ rộng rãi đó làm cho mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố và mở rộng trong các thời kỳ cách mạng, ai ai cũng có thể thấy mình được đứng dưới ngọn cờ đại nghĩa Hồ Chí Minh. Nhưng cái biên độ rộng rãi ấy lại có cái nhân, cái lõi rất chắc là liên minh công - nông - trí. Học thuyết Mác - Lênin đã đánh giá rất cao vai trò của liên minh công nông trong cách mạng vô sản. Ngay từ đầu, khi nhìn nhận về LLCM Việt Nam, Hồ Chí Minh cũng đã thấy điều đó. Nhưng đáng chú ý là ở đây Hồ Chí Minh còn nêu cả tầng lớp trí thức. Điều này chứng tỏ rằng, Hồ Chí Minh nắm chắc đặc điểm xã hội Việt Nam, đánh giá cao vai trò của trí thức. 

Hiện nay, trong công cuộc xây dựng CNXH, khối đoàn kết toàn dân dựa trên cơ sở khối liên minh giữa GCCN với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức càng có vai trò quan trọng. Định hướng XHCN có giữ vững được hay không, ĐLDT có gắn liền với CNXH được hay không còn tuỳ thuộc vào việc nhân dân lao động có giác ngộ chính trị và tán thành con đường mà Đảng ta và Hồ Chí Minh lựa chọn hay không. Vì vậy công tác dân vận của Đảng nói chung cũng như công tác tổ chức, xây dựng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nói riêng đang có vai trò rất quan trọng. 

"Nhân dân" là khái niệm chung nhất để chỉ tuyệt đại đa số người trong một xã hội nhất định. Nhưng điều mà chúng ta quan tâm ở đây là nhân dân được xác định cụ thể, tức là nhân dân được tổ chức, được giác ngộ chính trị vì mục tiêu của CNXH. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay chính là tổ chức đó mà thiếu nó, sức mạnh của toàn dân đã và sẽ không được tập hợp và nhân lên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Mặt trận dân tộc thống nhất là tổ chức liên minh chính trị, là tổ chức tự nguyện của các đoàn thể, các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp và tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo. Mặt trận dân tộc thống nhất trong các thời kỳ, cả trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cả trong thời kỳ cách mạng XHCN, đã đóng vai trò hết sức quan trọng đối với lịch sử. Nó là vũ khí chính trị không thể thiếu được dể nhân dân phát huy sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm và xây dựng Tổ quốc Việt Nam XHCN. 

Nói đến Mặt trận dân tộc thống nhất ở nước ta, chúng ta còn chú ý đến việc xây dựng nòng cốt của tổ chức đó, tức là khối liên minh công - nông - trí. Tổ chức liên minh chính trị này là chỗ dựa của chính quyền và các thành viên của nó không hoà tan trong mặt trận, nhưng vẫn vận động theo một hướng chung nhất vì độc lập tự do và CNXH. Lực lượng hạt nhân và có vai trò định hướng đó là liên minh công - nông - trí do ĐCS Việt Nam lãnh đạo. 

Việc chú trọng xây dựng khối liên minh công - nông - trí phải được cụ thể hoá bằng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là đối với thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, mà trước hết là CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn. GCCN luôn luôn vẫn là lực lượng "đứng ở trung tâm của thời đại", mặc dù hiện nay khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão đã dẫn đến sự biến chuyển cơ cấu của chính bản thân GCCN. Giai cấp nông dân Việt Nam vẫn là lực lượng đông đảo nhất, hiện khoảng 76% dân số sống ở nông thôn, trong đó 70% là nông dân. Trước đây và hiện nay, họ vẫn là lực lượng tin theo sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam, Đảng của GCCN; họ vẫn là bạn đồng minh tự nhiên của GCCN. Bởi vậy, sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn chính là chìa khoá để mở ra khả năng liên minh giữa hai giai cấp với chất lượng mới trong thế kỷ XXI. 

Tầng lớp trí thức hiện nay càng thể hiện rõ hơn vai trò quan trọng của mình, trở thành lực lượng nòng cốt của sự nghiệp CNH, HĐH. Trí thức Việt Nam, xét về nguồn gốc xuất thân, chủ yếu cũng là từ các gia đình công nhân và nông dân. Hiện nay, số lượng và chất lượng của tầng lớp này được tăng lên đáng kể, hoàn toàn có khả năng và xứng đáng sánh vai với nhiều nước về trang bị "chất xám". Trong số họ, có nhiều hiền tài - nguyên khí của quốc gia - đang sẵn sàng cống hiến tài năng cho đất nước. 

Xây dựng khối liên minh công - nông - trí không có nghĩa chỉ là xây dựng các tổ chức đơn lẻ đó mà là có sự phối hợp chung. Điều này cần có đường lối, chủ trương và chính sách chung. Tăng cường vai trò lãnh đạo của ĐCS Việt Nam và vai trò quản lý của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân có nghĩa là để xây dựng thắng lợi khối liên minh công - nông - trí, đìều có ý nghĩa cốt tử để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. 

Như vậy là ĐLDT và CNXH gắn liền với nhau là con đường tất yếu của dân tộc Việt Nam. Khẳng định tính tất yếu của nó không có nghĩa là không cần đến điều kiện, không cần tạo ra những điều kiện để tạo ra tính tất yếu đó ĐLDT gắn liền với CNXH là tất yếu vì đó là quy luật phát triển của xã hội Việt Nam. Sớm hay muộn rồi xã hội Việt Nam sẽ tiến đến CNXH, không ai có thể ngăn cản nổi. Điều này không những đúng với Việt Nam mà còn đúng với thế giới. Những bước quanh co của lịch sử, những thất bại tạm thời vừa qua trên thế giới là điều thường thấy trên đường đi tới đích. 

Nhưng ĐLDT sẽ không tất yếu gắn liền với CNXH khi các điều kiện cơ bản không được bảo đảm, khi ĐCS Việt Nam bị suy yếu không làm tròn vai trò lãnh đạo; khi Nhà nước ta không phải là nhà nước của dân, do dân, vì dân mà là trở thành bộ máy quan liêu, áp bức dân; khi nhân dân không được giác ngộ, không được tập hợp trong một chiến tuyến đấu tranh vì độc lập tự do, vì CNXH. 

Vì vậy ĐLDT gắn liền với CNXH là tất yếu chỉ khi nó gắn với các điều kiện bảo đảm đó, và nó nằm ngay trong yếu tố chủ quan của chính sự hoạt động của hệ thống chính trị, trong đó quan trọng nhất là phụ thuộc vào chính yếu tố chủ quan của ĐCS Việt Nam. Xây dựng ĐCS Việt Nam, do đó, trở thành yếu tố then chốt bảo đảm cho dân tộc Việt Nam phát triển đúng hướng, đúng quy luật bảo đảm và giữ vững ngọn cờ chiến lược ĐLDT gắn liền với CNXH. 

Thế giới vốn đa dạng và phức tạp, xu hướng chính trị của các dân tộc trên thế giới cũng như vậy. Nó lại càng đa dạng và phức tạp hơn khi hệ thống XHCN không còn sau cơn bão táp chính trị ở Liên Xô, Đông Âu những năm 80 và 90 của thế kỷ XX Thế giới nhiều cực nay đang thiên về xu hướng một cực với lợi thế thuộc về các thế lực phản động quốc tế. Điều này tác động lớn đến con đường phát triển của các dân tộc trên thế giới. 

Dù sao, đối với nước ta, con đường phát triển đã được kiểm nghiệm. Đề cập những điều kiện về tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước, vai trò của các đoàn thể nhân dân mà tiêu biểu là Mặt trận, là để chúng ta phấn đấu, vững bước đi lên CNXH. 

Tạp chí Lịch sử Đảng, số 5/2000

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website