Những sáng tạo độc đáo và cụ thể thiết thực trong tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

TS. Nguyễn Quốc Phẩm
Phó viện trưởng Viện CNXHKH - Học viện CTQG Hồ Chí Minh

Trong những năm gần đây, đời sống chính trị - xã hội thế giới có nhiều biến động lớn. Việt Nam vẫn vững bước trên con đường CNXH mà Đảng và Cbủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Đúng là "thế giới đổi thay, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh còn sống mãi"1. Thực tiễn đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh càng chứng minh tính chân thực, khách quan trong đánh giá của Giăng Lacutuya về những cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Trên thế giới hiện nay không có lãnh tụ nào đối với nhân dân mình vừa là người phát sinh, vừa là người bảo vệ, vừa là nguồn gốc, vừa là phương hướng; vừa là tư tưởng, vừa là thực hành: vừa là dân tộc, vừa là cách mạng... Qua những lời dạy của Người... các chân lý lớn của thời đại được diễn đạt trong những lời giản dị và hàm súc"2. Cống hiến lịch sử to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ với tư cách một anh hùng giải phóng dân tộc - người khởi xướng và lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thành công mà còn ở những đóng góp đầy tính sáng tạo trong xác định mục tiêu cụ thể thiết thực và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Nhờ đó đã tạo cơ sở tiền đề vững chắc để nhân dân Việt Nam kiên trì định hướng đổi mới, dựng xây đất nước và còn giúp cho cả những dân tộc "chối từ con đường đau khổ của chủ nghĩa tư bản, có thể nghiên cứu để tìm thấy trong tư tưởng Hồ Chí Minh một hướng đi thích hợp cho sự lựa chọn của mình"3. 

Biện chứng của tính sáng tạo, độc đáo và cụ thể, thiết thực trong xác định mục tiêu của CNXH. 

Trong công trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người học trò gần gũi, tin cậy của Bác Hồ, từng nêu một nhận xét: "Hồ Chí Minh không có định nghĩa về chủ nghĩa xã hội với những tiêu chí đầy đủ, toàn diện, hoàn chỉnh của một mô hình lý tưởng được xây dựng sẵn trong tư tưởng, nhận thức để từ đó bắt thực tiễn phải khuôn vào" như Mác - Ăngghen đã từng phê phán"4. Nhận xét trên hoàn toàn chân thực, phản ánh đúng tính độc đáo và rất sống động trong phương pháp tư tưởng Hồ Chí Minh, thể hiện rõ nét những quan niệm sáng tạo và rất cụ thể, thiết thực, để đi vào lòng người (nhất là nhân dân lao động cần lao) về CNXH và mục tiêu cần đạt tới. Tư tưởng nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh về CNXH là những khái quát lý luận và được diễn đạt bằng những quan niệm cụ thể những gì mà CNXH sẽ đưa lại thật sự cho nhân dân, cho dân tộc. Người từng nhiều lần đặt câu hỏi và tự trả lời: "Chủ nghĩa xã hội là gì? Là mọi người được ăn no, mặc ấm, sung sướng, tự do. Nhưng nếu muốn tách riêng một mình mà ngồi ăn no, mặc ấm, người khác mặc kệ, thế là không tốt. Mình muốn ăn no, mặc ấm cũng cần làm sao cho tất cả mọi người được ăn no, mặc ấm, như thế mới đúng"5. Quan niệm về CNXH thật giản dị, dễ hiểu, mà sâu sắc, đáp ứng nguyện vọng khao khát của toàn thể nhân dân lao động Việt Nam. Trong quan niệm ấy hàm chứa nội dung tốt đẹp của CNXH: vì dân sinh, dân trí, vì cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và cả tính công bằng, dân chủ thật sự. Về mục đích của CNXH, Người cũng đặt câu hỏi và trả lời tương tự, trong một bối cảnh khác: "Mục đích của CNXH là gì? Nói một cách giản đơn và dễ hiểu là: Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động"6. Mục tiêu cao nhất của CNXH là đáp ứng lợi ích của các tầng lớp nhân dân lao động, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ rộng rãi và phát triển toàn diện, tự do cho cá nhân con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng vạch rõ: "Bọn tư bản thường bịa đặt rằng: "Chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta không tôn trọng quyền lợi cá nhân của người công dân. Nhưng thực tế thì chỉ có chế độ của chúng ta mới thật sự phục vụ lợi ích của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động, bảo đảm mọi quyền lợi của nhân dân, mở rộng dân chủ để nhân dân thật sự tham gia quản lý nhà nước. Vì vậy cho nên nhân dân ta đưa hết khả năng làm tròn nhiệm vụ của người chủ nước nhà để xây dựng CNXH, làm cho nước ta mạnh, dân ta giàu"7. 

Sự thống nhất biện chứng giữa tiếp thu sáng tạo, vận dụng sáng tạo và đưa ra mục tiêu cụ thể, thiết thực của CNXH trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và con đường thực hiện nó. Đó cũng chính là sự thống nhất biện chứng giữa trung thành với nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác - Lênin về CNXH với luôn luôn xuất phát từ đặc điểm lịch sử cụ thể của đất nước Việt Nam, con người Việt Nam và cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh luôn luôn coi chủ nghĩa Mác - Lênin là chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất và cách mạng nhất. Người cũng luôn thể hiện ý thức sáng tạo, phát hiện, bổ sung những điểm cụ thể và độc đáo vào chủ nghĩa đó. Khi nói về CNXH và con đường tiến lên CNXH ở Việt Nam thì "không thể giống Liên Xô, vì Liên Xô có phong tục tập quán, có lịch sử, địa lý khác"8. Đấy là nhãn quan sáng suốt tài tình khi xem xét sự vật, quá trình trong tính lịch sử cụ thể giúp Đảng ta, Nhà nước ta khắc phục những hạn chế, giáo điều, máy móc, rập khuôn trong xác định mô hình của CNXH. 

Những mục tiêu cụ thể, thiết thực cần đạt tới trong thực tiễn theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về CNXH ở Việt Nam chính là cơ sở lý luận và thực tiễn để Đảng và Nhà nước ta kế thừa, phát triển khi xác định mục tiêu, mô hình của xã hội Việt Nam trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH. Từ những bài nói, bài viết của Người ở nhiều bối cảnh khác nhau có thể thấy được việc xác định mục tiêu của công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam tập trung ở một số điểm nổi bật là: Nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân lao động để "ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành" và "ngày càng sung sướng, tự do". Xây dựng "dân giàu, nước mạnh"; "biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành nước có công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, khoa học tiên tiến" và để "sánh vai cùng cường quốc năm châu"; phát triển nền "dân chủ mới", trong đó mọi quyền hành, mọi lực lượng đều ở dân. Tạo lập sự công bằng xã hội, "CNXH là công bằng hợp lý: Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm thì không được hưởng: những người già yếu hoặc tàn tật sẽ được Nhà nước giúp đỡ chăm nom"9. Thực hiện bình đẳng đoàn kết giữa các dân tộc: "CNXH là mọi người các dân tộc ngày càng ấm no, con cháu chúng ta ngày càng sung sướng"10, để "miền núi tiến kịp miền xuôi; đồng thời tăng cường đoàn kết quốc tế trên cơ sở của tình hữu ái giai cấp - dân tộc có lý có tình, mở rộng giao lưu hợp tác cùng "bè bạn khắp năm châu". 

Con đường tiến lên CNXH hay cách mạng XHCN ở Việt Nam 

Một thực tế là công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, hai cuộc kháng chiến chống hai cường quốc kéo dài đã thu hút phần lớn tâm trí của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy vậy Người đã xác định mục tiêu cơ bản và con đường tiến lên CNXII bằng việc tiến hành cuộc cách mạng XHCN - bước kế tiếp của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân mà ngay từ Luận cương năm 1930 của Đảng, Người đã góp công khởi thảo đã nêu. Cống hiến sáng tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh là lý luận về cách mạng XHCN trong khi còn tiến hành chiến tranh nhân dân (tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược) Giáo sư Shingo Shibata (Nhật Bản) viết: "Một trong những cống hiến quan trọng của Cụ Hồ Chí Minh và của Đảng lao động Vlệt Nam là đã đề ra lý luận về xây dựng CNXH trong khi vẫn tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân. Nói chung, người ta thường cho rằng chỉ có thể xây dựng CNXH trong những điều kiện hoà bình. ý kiến chung về CNXH cho tới nay vẫn còn thịnh hành trong chủ nghĩa Mác là chỉ có thể xây dựng CNXH sau khi chiến tranh đã chấm dứt. Họ phải thực hiện việc xây dựng CNXH trong khi vẫn có chiến tranh. Theo tôi được biết, Đảng lao động Việt Nam là đảng đầu tiên trong các đảng mác xít trên thế giới áp dụng lý luận này"11. Không dừng lại ở đấy, trong quá trình lãnh đạo nhân dân thực hiện hai nhiệm vụ cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện hàng loạt những quan niệm rất rõ ràng, cụ thể và sống động về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Trước hết, Người xác định đó là con đường vô cùng gian khổ khó khăn, lâu dài và phải trải qua nhiều giai đoạn, thời kỳ vời những đặc điểm cụ thể, nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể chứ không thể dễ dàng, mau chóng mà có được. 

Năm 1964, khi trả lời phỏng vấn một nhà báo nước ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định: "Chúng tôi xây dựng CNXH trong hoàn cảnh một nước vốn là thuộc địa, một nước nông nghiệp lạc hậu, lại bị chiến tranh xâm lược tàn phá. Hoàn cảnh ấy cố nhiên gây cho chúng tôi rất nhiều khó khăn"12. Người thường căn dặn cán bộ và nhân dân ta: "CNXH không thể làm mau được mà phải làm dần dần"13, hoặc: "Tiến lên CNXH không phải muốn là tức khắc có, mà phải làm thế nào cho nó tiến lên"14. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm tiến hành cách mạng XHCN, một cuộc cách mạng trường kỳ gian khổ nhưng nhất định thắng lợi: "Chúng ta đã đánh thắng thực dân phong kiến. Hiện nay, chúng ta đang làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, một cuộc cách mạng tuy trường kỳ gian khổ, song nhất định thắng lợi, chỉ phải đổ mồ hôi mà không đổ máu, một cuộc cách mạng nhằm đánh thắng lạc hậu và bần cùng, để xây dựng hạnh phúc muôn đời cho nhân dân ta, con cháu ta"15. 

Người đã xác định rõ đặc điểm của thời kỳ quá độ lên CNXH là: " Đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa... Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật chủ nghĩa xã hội, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại: có văn hoá và khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài"16. 

Nhờ xác định đúng đặc điểm, nội dung nhiệm vụ của thời kỳ qúa độ, Chủ tịch Hồ Cbí Minh đã chỉ rõ những việc cần làm trong phát triển kinh tế, văn hoá, phát triển công nghiệp, nông nghiệp, gắn nhiệm vụ xây dựng CNXH với bảo vệ Tổ quốc XHCN, v.v. Trong nhiều nội dung, nhiệm vụ phải tiến hành trong cách mạng XHCN. Người luôn luôn đề cao vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước và đặc biệt phải phát huy dân chủ, dựa vào dân, phát động nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ. Người viết: "Để giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lưọng vĩ đại của toàn dân"17. 

Người luôn luôn căn dặn Đảng, Nhà nước và người cán bộ ta phải xác định bước đi cách làm dựa trên tri thức khoa học, trên cơ sở nắm vững qui luật phát triển của cách mạng XHCN để tiến vững chắc lên CNXH: "Tiến nhanh, tiến mạnh không phải là phiêu lưu làm ẩu. Phải thiết thực đi từng bước, phải tiến vững chắc. Phải nắm vững qui luật phát triển của cách mạng, phải tính toán cẩn thận những điều kiện cụ thể, những biện pháp cụ thể. Kế hoạch phải chắc chắn, cân đối. Chớ đem chủ quan của mình thay cho điều kiện thực tế. Phải chống bệnh chủ quan, tác phong quan liêu đại khái. Phải xây dựng tác phong điều tra, nghiên cứu trong mọi công tác cũng như trong khi định ra mọi chính sách của Đảng và Nhà nước" 18. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: "Để đảm bảo thắng lợi của cách mạng, vấn đề có ý nghĩa quyết định là phải nâng cao hơn nữa sức chiến đấu của toàn Đảng ta, phát huy hơn nữa tác dụng lãnh đạo của Đảng ta trên mọi mặt công tác"19. Người đề cao yếu tố tư tưởng, rèn luyện và kiên định vững vàng tư tưởng XHCN: "Trước hết cán bộ phải có tư tưởng XHCN, lập trường phải rõ ràng, vững chắc đã. Rồi cán bộ làm cho nhân dân hiểu để nhân dân hăng hái tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm. Khi đó cả xã hội mới tiến lên chủ nghĩa xã hội được"20. 

Xác định mục đích lâu dài và mục tiêu cụ thể, thiết thực và con đường, bước đi để đạt mục tiêu xây dựng CNXH ở Việt Nam là sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, CNXH khoa học trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Khai thác, nghiên cứu và vận dụng những khía cạnh vừa nêu trong tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách hiện nay, khi Đảng ta đang tiếp tục công cuộc đổi mới, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, bước đi của tbời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6-2000

1, 3. Võ Nguyên Giáp. Thê' giới đổi thay, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh còn sống mãi. ST, H, 1992, tr.43-44. 
2, 11. Trường đại học Sư phạm 1 và Viện thông tin KHXH. Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay. H, 1993, tr.51 và 113, 82 
4. Võ nguyên Giáp. Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam. CTQG. H, 1997, tr. 112 
5. 8, 13, 14. Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB CTQG, H, 1996, T.8, tr.395, 227, 266, 338 
6, 10, 15, 16, 18, 9. Sđd, T. 10, tr.271, 317, 292, 13, 315, 201 
7, 9, 20. Sđd, T.9, tr.592, 175, 30 
12. Sđd, T.11, tr. 312 
17. Sđd. T.12, tr. 505.

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác với cán bộ cấp dưới

(ĐCSVN) - Ngày 23/5/2024, đồng chí Lương Cường đã ký ban hành Quy định 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

(ĐCSVN) - Ngày 9/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website