TS. Lê Phương Thảo
Phó giám đốc Phân viện Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong tthời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được thông qua tại đại hội VII (1991) đã rút ra 5 bài học lớn của cách mạng Việt Nam. Một trong năm bài học đó là kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế. Cương lĩnh cũng chỉ rõ: "Ngày nay, trước cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, trước sự phát triển vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và quá trình quốc tế hoá mạnh mẽ nền kinh tế thế giới, càng cần phải kết hợp chặt chẽ yếu tố dân tộc với yếu tố quốc tế, yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại để đưa đất nước tiến lên"l. Khẳng định trên đây là sự tổng kết thực tiễn lãnh đạo cách mạng của Đảng, là sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong những năm đổi mới.
Hồ Chí Minh sớm phát biện ra một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng suy yếu của phong trào dân tộc Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là sự biệt lập. Người đã tìm ra giải pháp khắc phục thành công là đưa phong trào giải phóng dân tộc nước ta đi theo quỹ đạo cách mạng vô sản, đưa dân tộc Việt Nam hội nhập với trào lưu chung của thời đại.
Trước Hồ Chí Minh đã có người nhìn thấy sự biệt lập của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam, nhưng lại mắc sai lầm về phương pháp hoặc xác dịnh không đúng đối tượng hợp tác. Cụ Phan Bội Châu đã có nhiều cố gắng để đưa phong trào dân tộc Việt Nam thoát khỏi tình trạng đơn độc, giải quyết vấn đề cách mạng quốc gia trong khung cảnh chung của khu vực, tìm đến Nhật Bản để trông cậy sự giúp đỡ và hợp tác Nhưng cụ Phan lại phạm sai lầm ở hai điểm: một là, không xác định đúng đối tượng cần tranh thủ là nhân dân lao động các nước đấu tranh chống CNĐQ, mà lại chọn "nhầm" đế quốc Nhật Bản; hai là, đề cao "cầu viện" bên ngoài, chưa thấy hết sức mạnh quyết định là yếu tố nội lực của dân tộc Việt Nam.
Khác với các nhà yêu nước tiền bối, Hồ Chí Minh khẳng định cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Luận điểm này cho thấy tư duy biện chứng của Hồ Chí Minh trong vấn đề đoàn kết quốc tế. Cách mạng nước ta muốn thành công thì phải "đem sức ta mà giải phóng cho ta", nhưng cũng cần tranh thủ sự ủng bộ của thế giới. Sự phát triển của phong trào cách mạng trong nước có tác dụng góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới.
Tư duy đó của Hồ Chí Minh được hình thành khi Người bắt gặp lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Sau này, Hồ Chí Minh khẳng định: "Trong thời đại ngày nay, cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản trong phạm vi toàn thế giới; cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn"2.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế, Đảng ta tiếp tục xác định và thực hiện đường lối kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Mục tiêu của Đảng là độc lập dân tộc và CNXH, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta không tách rời mà gắn liền với cuộc đấu tranh của nhân dân các nước trên thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại đã trở thành quy luật của cách mạng Việt Nam, đưa nước nhà đến độc lập, thống nhất, đi lên CNXH.
Đường lối đổi mới của Đảng ta đề ra ở Đại hội VI, bổ sung và phát triển ở Đại hội VIl, Đại hội VIII đã nêu rõ quan điểm, chính sách về đối ngoại, đoàn kết quốc tế để kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại phù hợp với những đặc điểm mới của bối cảnh thời đại ngày nay. Bối cảnh thời đại hiện nay có mấy đặc điểm nổi bật sau:
- Cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiến triển với tốc độ cao đặt ra cho các quốc gia phải có chiến lược phát triển thích ứng, không thể đứng biệt lập ngoài quá trình vận động của thế giới.
- Tính toàn cầu hoá, quốc tế hoá của lực lượng sản xuất diễn ra nhanh chóng. Sự phân công lao động quốc tế diễn ra sâu sắc, làm cho các dân tộc phải hoà nhập, tham gia vào quá trình phân công đó.
- Nhiều vấn đề mang tính quốc tế đòi hỏi loài người phải hợp tác với nhau để giải quyết bản thân từng quốc gia không thể giải quyết được như bệnh tật, ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số,...
- Hệ thống XHCN sụp đổ đã tác động không thuận đến phong trào cộng sản quốc tế và cách mạng Việt Nam. CNĐQ nhân cơ hội đó tiến hành ráo riết việc chống phá cách mạng Việt Nam bằng "diễn biến hoà bình" và bạo loạn lật đổ. Đấu tranh dân tộc và giai cấp vẫn diễn ra quyết liệt với những hình thức, biểu hiện mới trên phạm vi thế giới và khu vực.
Để đưa đất nước phát triển trong bối cảnh đó thì không có cách nào khác là phải mở cửa, hội nhập. Quá trình hội nhập nảy sinh nhiều thuận lợi, nhưng cũng lắm nguy cơ, thách thức: nguy cơ "diễn biến hoà bình", sự xâm nhập của các yếu tố phản văn hoá dân tộc, sự cạnh tranh gay gắt trên lĩnh vực kinh tế... Nhận thức rõ thời cơ và nguy cơ, Đảng ta xác định các nguyên tắc, quan điểm chỉ đạo chính sách đối ngoại là: Thực hiện nhất quán chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển.
- Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; hợp tác bình đẳng, cùng có lợi; giải quyết các vấn đề tồn tại và tranh chấp bằng thương lượng hoà bình.
- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, huy động mạnh mẽ nội lực đồng thời tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài, tạo nên và phát huy sức mạnh tổng hợp trên mặt trận đối ngoại. Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính kết hợp nhuần nhuyễn với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân.
Từ các quan điểm đó, Đảng ta đã vạch rõ phương châm chỉ đạo hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
- Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế XHCN. Lợi ích tối cao, chân chính nhất của Đảng ta, dân tộc ta là xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN. Tận dụng các yếu tố thời đại để phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Tiến hành thắng lợi sự nghiệp cách mạng của dân tộc là đã đóng góp vào sự lớn mạnh của cách mạng thế giới.
- Giữ vững độc lập, tự chủ, tự lực tự cường, đẩy mạnh đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế. Việc giữ vững độc lập dân tộc bao hàm nhiều lĩnh vực về chính trị, kinh tế, quốc phòng, văn hoá. Độc lập, tự chủ là cơ sở cho sự mở rộng giao lưu, thực hiện đa dạng hoá, đa phương hoá trong quan hệ đối ngoại; đồng thời hợp tác, liên kết quốc tế mở rộng sẽ tạo tiền đề củng cố độc lập dân tộc.
- Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu trạnh trong khi mô rộng quan hệ quốc tế. Vì CNĐQ vẫn không ngừng tấn công vào cách mạng nước ta bằng mọi thủ đoạn. Trong khi mở rộng quan hệ quốc tế không chỉ nhìn nhận một mặt hợp tác mà phải đấu tranh để bảo vệ lợi ích dân tộc, lợi ích giai cấp. Đấu tranh không đi đến thủ tiêu hợp tác mà nhằm bảo đảm phạm vi hợp tác ngày càng mở rộng và thực hiện đúng nguyên tắc chiến lược cách mạng.
- Coi trọng tham gia, mở rộng hợp tác khu vực đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới. Hợp tác khu vực được đẩy mạnh là nhằm tăng cường quan hệ thân thiện, hiểu biết lẫn nhau, tạo tiền đề xây dựng khu vực hoà bình, ổn định và phát triển. Chủ trương giải quyết mọi tranh chấp trong khu vực, trên thế giới bằng thương lượng hoà bình, tạo bầu không khí chính trị ổn định, thêm bạn bớt thù, mở rộng thị tlường thế giới.
Nhờ có đường lối, phương châm, chính sách đúng đắn, việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong những năm đổi mới đã thu được những kết quả quan trọng. Sức mạnh nội lực đã giúp nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sức đề kháng hiệu quả trước mọi âm mưu chống phá của CNĐQ. Tổ quốc XHCN được bảo vệ vững chắc. Quan hệ quốc tế không ngừng được mở rộng. Thành tựu đó là kết quả tất yếu của đường lối kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đại hội VIII của Đảng đã khẳng định, đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một nhân tố góp phần giữ vững hoà bình thế giới, phá thế bị bao vây, cấm vận, cải thiện và nâng cao vị thế của nước ta trên thế giới, tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, đặt Việt Nam trong quá trình phân công lao động quốc tế, tạo tiền đề cho sự hội nhập mạnh mẽ trong thế kỷ XXI.
Tạp chí Lịch sử Đảng, số 5/2000