Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh qua Diễn vǎn của đồng chí Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu

Đỗ Khánh Tặng

Tại cuộc mít tinh trọng thể kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã đọc bài Diễn văn rất quan trọng, ghi dấu bước phát triển lý luận của Đảng trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời thể hiện tình cảm, quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân ta tiếp tục thực hiện tốt hơn những lời chỉ huấn của Bác Hồ. 

Dưới tiêu đề "Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường Đảng ta và nhân dân ta tiến vào thế kỷ XXI", bài Diễn văn đã dành một dung lượng lớn nói về tư tưởng của Bác Hồ vĩ đại, giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về những vấn đề cơ bản nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh, điều mà mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân đều đang quan tâm, gắn liền với niềm yêu kính, tự hào có Bác. 

Từ góc độ văn hoá, chính trị và tư tưởng, đồng chí Tổng Bí thư nêu bật nhân tố quan trọng hàng đầu trong những nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là "nền văn hoá dân tộc rực rỡ, mà hạt nhân là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam". "Chính nền văn hoá ấy cùng những ảnh hưởng tích cực của văn hoá phương Đông đã hun đúc nên nhân cách Hồ Chí Minh và góp phần to lớn vào sự hình thành và phát triển tư tưởng của Người". (Những câu đặt trong ngoặc kép ở bài này, không ghi chú thích, trích từ Diễn văn của Tổng Bí thư). 

Nội dung lớn, cơ bản và bao trùm trước hết trong tư tưởng Hồ Chí Minh là gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, bởi vì "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản" như Bác Hồ đã khẳng định. Tư tưởng Hồ Chí Minh đúng đắn ngay từ đầu chính là do phản ánh đúng đòi hỏi khách quan của lịch sử, đáp ứng đúng nguyện vọng của nhân dân lao động và toàn dân tộc. Nhờ có cơ sở tư tưởng đó, Đảng ta đề ra được đường lối chiến lược đúng đắn ngay từ đầu. "Đường lối ấy gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế chân chính, gắn cách mạng Việt Nam với trào lưu cách mạng vô sản". 

Diễn văn của đồng chí Tổng Bí thư chỉ ra những phát triển lý luận hết sức sáng tạo và quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc. 

Thứ nhất, đặt vấn đề dân tộc trong mối quan hệ với vấn đề giai cấp. Theo đó, vấn đề dân tộc "được xác định trên lập trường của giai cấp công nhân" ; do đó, nó "kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế trong sáng". 

Thứ hai, đặt vấn đề độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa trong mối quan hệ với cuộc cách mạng XHCN ở chính quốc. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề này là cách mạng thuộc địa không phụ thuộc vào cách mạng ở chính quốc mà có thể chủ động, tự lực đứng lên, không những giải phóng mình mà còn có thể hỗ trợ cho cách mạng ở chính quốc. 

Thứ ba, độc lập dân tộc do đó gắn liền một cách tất yếu với CNXH, xét cả về lý luận và thực tiễn cách mạng. Đó là "chủ nghĩa dân tộc hướng tới chủ nghĩa cộng sản" như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Với những nội dung rất cơ bản ấy về vấn đề dân tộc, Diễn văn của Tổng Bí thư khẳng định : "Đây là sự đóng góp lớn nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với hệ tư tưởng Mác-Lênin và phong trào cách mạng thế giới". Đây là ý kiến chỉ dẫn quan trọng, giúp chúng ta nghiên cứu kỹ hơn nội dung cơ bản cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh. 

Tư tưởng đó có ý nghĩa nhân văn cao cả. Bởi lẽ, tư tưởng Bác và toàn bộ cuộc đời hoạt động của Bác là vì hạnh phúc của mọi người, mọi nhà trong đại gia đình dân tộc Việt Nam cũng như những người cần lao khắp năm châu bốn biển. Chủ nghĩa nhân văn ấy thể hiện một cách giản dị mà sâu sắc trong quan niệm của Bác về CNXH là "trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc". Bác Hồ luôn luôn trăn trở : "Nước độc lập mà dân không hưởng tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa gì". Cho nên có độc lập dân tộc phải có CNXH : "CNXH là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động thì được nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần được xoá bỏ" ; "CNXH là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân và do nhân dân tự xây dựng lấy". Nói tóm lại "CNXH là làm sao cho dân giàu, nước mạnh", ... (dẫn theo Tổng Bí thư). CNXH, theo ý nghĩa đặc trưng bản chất đó, gắn bó hữu cơ với độc lập dân tộc, với giải phóng con người về mọi mặt, là mục tiêu của cả tiến trình cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân sang cách mạng XHCN trên đất nước ta, là mục tiêu sự nghiệp đổi mới hiện nay. 

Tư tưởng Hồ Chí Minh là "cả một hệ thống quan điểm toàn diện, nhất quán và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam". Hệ thống quan điểm ấy chỉ ra và hiện thực hoá những nhân tố thắng lợi cơ bản của cách mạng Việt Nam, đi tới thực hiện mục tiêu chiến lược là độc lập dân tộc và CNXH. Nhân tố trước tiên, đó là sự ra đời của Đảng và vai trò lãnh đạo của Đảng trong quá trình cách mạng. 

Sự ra đời của Đảng ta, theo sự chỉ đạo trực tiếp và tư tưởng sáng tạo của Bác, đó là sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của toàn dân tộc. Đây vừa là quan điểm lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học được Bác phát triển, bổ sung, vừa là thực tiễn sinh động của chủ nghĩa yêu nước của toàn dân tộc Việt Nam mà nòng cốt là giai cấp công nhân đoàn kết chặt chẽ với giai cấp nông dân đông đảo. Những đảng viên cộng sản xuất thân không phải từ giai cấp công nhân đã không ngừng rèn luyện phấn đấu trên lập trường giai cấp công nhân theo lời dạy của Bác Hồ, giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Trước kia và hiện nay, đây là vấn đề hết sức quan trọng để Đảng ta giữ vững bản chất của mình, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. 

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, các vấn đề về xây dựng Đảng của giai cấp công nhân, đại biểu lợi ích giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc ; xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân, cán bộ là đầy tớ của nhân dân ; xây dựng quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu ; xây dựng Mặt trận Tổ quốc tiêu biểu cho khối đại đoàn kết dân tộc ; xây dựng nền ngoại giao Việt Nam hiện đại, phát huy tinh thần hòa hiếu của dân tộc ta ... đều là những sáng tạo phù hợp với truyền thống dân tộc và con người Việt Nam, tạo cho dân tộc ta một sức mạnh tổng hợp to lớn đi tới những thành tựu và mục tiêu quan trọng cuả sự nghiệp giải phóng con người. 

Diễn văn của đồng chí Tổng Bí thư chỉ ra những nội dung lớn về Hồ Chí Minh là hiện thân của tinh hoa văn hoá Việt Nam, danh nhân văn hoá thế giới. 

"Cốt lõi trong tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh là lòng yêu nước, thương dân, thương yêu con người và niềm tin đối với con người hết sức bao la, sâu sắc, tất cả vì con người, tất cả cho con người". Như vậy : 

- Tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh trước hết là lòng yêu nước, kết tinh truyền thống dân tộc và bản lĩnh con người Việt Nam. 

- Yêu nước gắn liền với thương dân. Bác Hồ nói : Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi, ... Dưới bầu trời này, không gì quý bằng nhân dân. 

- Tư tưởng Hồ chí Minh là luôn luôn tin tưởng tuyệt đối vào con người : Có dân là có tất cả. 

- Suốt đời hy sinh phấn đấu cho hạnh phúc của mọi người. Đó là lý tưởng của người cách mạng. 

Tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh biểu hiện sâu sắc trong đạo đức của Người. "Đạo đức cách mạng là một bộ phận hợp thành quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh, của văn hoá Hồ Chí Minh - di sản vô giá cho chúng ta hôm nay và các thế hệ mai sau". ở đây, đạo đức chính là văn hoá, biểu hiện rực rỡ và cao đẹp qua biểu tượng Bác Hồ. Cái đẹp văn hoá ấy cứ lan toả để thấm đượm và bồi đắp thêm văn hoá đạo đức cho các thế hệ con người Việt Nam. 

"Chủ tịch Hồ Chí Minh là vĩ nhân đã in đậm dấu ấn vào lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại trong thế kỷ XX". Dấu ấn tư tưởng của Người là cả một hệ thống quan điểm toàn diện về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong đó độc lập dân tộc gắn bó tất yếu với CNXH. "Đó là một cuộc cách mạng thuộc địa từ giải phóng dân tộc đến giải phóng xã hội, giải phóng con người tiến lên chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam". Đồng chí Tổng Bí thư nhấn mạnh : "Đây là luận điểm trung tâm của tư tưởng Hồ Chí Minh, là chiều sâu nhất trong tư duy lý luận của Người". 

Với những nội dung phong phú và toàn diện, tư tưởng Hồ Chí Minh đã cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta và cách mạng Việt Nam. Đó là sự tổng kết chính xác của Đại hội VII, đánh dấu bước phát triển mới trong tư duy lý luận của Đảng ta. Việc học tập và vận dụng tư tưởng, đạo đức của Bác Hồ là lẽ sống, là việc làm thiết thực, thường xuyên của mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân. Vì vậy, đồng chí Tổng Bí thư yêu cầu : 

"Trên cơ sở nắm vững lập trường và phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu quán triệt sâu sắc và phổ biến rộng rãi hơn nữa tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng một cách sáng tạo vào sự nghiệp đổi mới". 

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website