Những dấu mốc quan trọng trên hành trình tìm đường cứu nước của Bác Hồ
Hành trình đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ bắt đầu từ ngày 5/6/1911 khi Người rời bến cảng Sài Gòn làm phụ bếp trên một chiếc tàu thuỷ của Pháp sang phương Tây tìm cách học hỏi để cứu đồng bào khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân. Như có lần Bác hồi tưởng về mục đích của cuộc ra nước ngoài này là nhằm giành “tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu” (Hồ Chí Minh, Biên niên tiểu sử, T1, tr112).

Trên hành trình tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã trải qua bao khó khăn thử thách, nhiều sự kiện quan trọng ghi dấu ấn lớn trong cuộc đời của Người và cũng là những dấu ấn lớn của cách mạng Việt Nam.

Đi theo con đường cách mạng của Lênin

Đây là quyết định hết sức có ý nghĩa đối với con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và vận mệnh dân tộc ta. Từ đầu thế kỷ 20, chứng kiến sự áp bức , bóc lột của thực dân Pháp và chế độ phong kiến, Nguyễn Tất Thành đã suy nghĩ rất nhiều trước những lầm than, cực khổ của nhân dân và  thất bại của những bậc tiền bối, các phong trào kháng Pháp.

Tấm lòng yêu nước, thương dân thôi thúc Nguyễn Tất Thành tìm cách cứu giúp đồng bào nhưng Người không tán thành những con đường của các bậc tiền bối và các sĩ phu đương thời. Hấp dẫn bởi khẩu hiệu TỰ DO, BÌNH ĐẲNG, BÁC ÁI của cách mạng Pháp, Nguyễn Tất Thành đã quyết định đến Pháp là nước đô hộ dân tộc mình và các nước ở phương Tây xem họ làm thế nào để về nước hướng dẫn đồng bào giành lấy độc lập tự do.

Nhận làm phụ bếp trên một con tàu thuỷ để đến được nước Pháp, sau khi đến nước Pháp, vừa lao động kiếm sống, vừa tìm hiểu tình hình thực tế, Nguyễn Tất Thành còn đến nhiều quốc gia trên thế giới, đến tận nước Mỹ , quê hương của Tuyên ngôn độc lập năm 1776, nơi có tượng Thần Tự do đặt bên bờ biển...và đã phát hiện ra rằng ở đâu cũng có hai hạng người bóc lột và bị bóc lột.

Từ cuối năm 1917, Nguyễn tất Thành trở lại Pháp và tham gia các hoạt động trong Đảng Xã hội Pháp vì Người nhận thấy có mối liên hệ của Đảng với khát vọng giải phóng dân tộc của mình. Năm 1919, tại Pháp, với cái tên Nguyễn Ái Quốc, Người đã gửi Bản yêu sách đến hội nghị Véc Xây (hội nghị các cường quốc chiến thắng trong thế chiến thứ nhất) đòi quyền tự quyết cho nhân dân Việt Nam. Tuy không được chấp nhận nhưng Bản yêu sách của Người đã có tiếng vang lớn trên chính trường quốc tế .

Trong khoảng giữa tháng 6 năm 1920, tham gia sinh hoạt trong Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã được đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa “ của V.I Lênin đăng trên báo Nhân đạo. Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy ánh sáng và con đường giải phóng các dân tộc thuộc địa trong bản Luận cương của Lênin. Người hoàn toàn tin theo Lênin, lãnh tụ của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại và quyết tâm đi theo con đường cách mạng của Lê nin. Ngày 30 tháng 12 năm 1920, tại Đại hội Tua, Nguyễn Ái Quốc đã quyết định bỏ phiếu tán thành tham gia Quốc tế Cộng sản do Lê nin lãnh đạo. Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên và là một thành viên sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Sau khi trở thành người cộng sản, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục lao động kiếm sống và hoạt động trong phong trào giải phóng dân tộc các thuộc địa, phong trào công nhân, học tập, nghiên cứu lý luận của chủ nghĩa Mác –Lênin, nghiên cứu kinh nghiệm các cuộc cách mạng trên thế giới. Đặc biệt là Cách mạng tháng Mười Nga, Người đã nhận thấy “chỉ có cách mạng Nga là thành công đến nơi “ vì đem lại quyền lợi cho đông đảo quần chúng công nông. Nguyên nhân chính đưa tới sự thành công của cách mạng tháng Mười Nga là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Bôn sê vích do Lênin đứng đầu.

Nguyễn Ái Quốc đã đến Liên xô, quê hương của Lênin và Cách mạng tháng Mười học tập và hoạt động trong các tổ chức của Quốc tế cộng sản. Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) liên hệ với các tổ chức yêu nước Việt Nam và thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, sáng lập báo Thanh niên nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, lý luận cách mạng và huấn luyện, đào tạo cán bộ, tuyển chọn những người ưu tú để đưa sang Liên Xô đào tạo. Người tích cực tuyên truyền, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt nam, chuẩn bị các điều kiện, nhất là mở các lớp huấn luyện cán bộ từ trong nước sang để tiến tới thành lập Đảng. Năm 1927, Nguyễn Ái Quốc tập hợp các bài giảng trong các lớp huấn luyện cán bộ xuất bản cuốn sách Đường Cách mệnh làm tài liệu đào tạo cán bộ để tiến tới thành lập Đảng.

Trong cuốn sách quan trọng này, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: Cách mạng trước tiên cần có Đảng Cách mạng. Đảng có vững cách mạng mới thành công. Cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Do đó, cách mạng Việt Nam muốn đi đến thắng lợi trước tiên phải xây dựng được một Đảng cách mạng vững mạnh. Đảng phải lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm cốt, trong Đảng ai cũng phải học, ai cũng phải theo. Nguyễn Ái Quốc còn phát hiện ra rằng, chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc là động lực lớn của phong trào giải phóng dân tộc và Đảng Cộng sản là đội tiền phong cách mạng của giai cấp và dân tộc.

Đầu năm 1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với tư cách là đại diện của Quốc tế cộng sản đã tổ chức hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Chánh cương vắn tắt và Sách lược văn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc đề ra đã được các đại biểu nhất trí thông qua, trở thành ngọn cờ tập hợp toàn dân , đoàn kết đứng lên đấu tranh giành độc lập tự do.

Sáng tạo đặc biệt quan trọng của Nguyễn Ái Quốc trong thành lập Đảng Cộng sản Việt nam còn ở chỗ là đã kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước với phong trào công nhân và chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện Việt Nam là một xứ thuộc địa, lực lượng giai cấp công nhân còn nhỏ yếu, sản xuất nông nghiệp lạc hậu, manh mún, nông dân chiếm số đông trong dân số.

Với việc thống nhất các tổ chức cộng sản và đề  đường lối cách mạng giải phóng dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đưa cách mạng Việt Nam vào quỹ đạo của cách mạng vô sản thế giới, chấm dứt sự khủng hoảng đường lối và vai trò lãnh đạo của giai cấp tư sản, đưa giai cấp công nhân lên vũ đài chính trị, thực hiện sứ mạng thiêng liêng là giải phóng dân tộc và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội./.

TS. Phạm Văn Khánh

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác với cán bộ cấp dưới

(ĐCSVN) - Ngày 23/5/2024, đồng chí Lương Cường đã ký ban hành Quy định 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

(ĐCSVN) - Ngày 9/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website