GS. Đỗ Nguyên Phương, PTS. Nguyễn Khánh Bật, BS. Nguyễn Cao Thâm
I. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về y học dự phòng
Loài người sinh ra trải qua một quá trình lâu dài đấu tranh với thiên nhiên để tồn tại. Thiên nhiên (hoặc theo một nghĩa hẹp hơn như chúng ta thường nói ngày nay là môi trường chung quanh) không ngừng tác động, ảnh hưởng tới đời sống, tới sức khoẻ con người. Thiên nhiên có tác động tốt nhưng cũng có tác động không tốt (nhất là vào buổi bình minh của nhân loại) đối với đời sống và sức khoẻ. Thời kỳ nguyên thuỷ, thiên nhiên đối với con người thường là nỗi sợ hãi và sự khắc nghiệt. Loài người buổi hồng hoang khi còn ǎn lông ở lỗ, đời sống và sức khoẻ không có gì đảm bảo, ốm đau, bệnh tật nhiều, nguy cơ diệt vong vô cùng to lớn. Từ triệu nǎm này sang triệu nǎm khác, con người từng bước tìm ra những biện pháp khắc phục đạt hiệu quả hơn, ốm đau, bệnh tật giảm bớt nhưng dịch bệnh, tai hoạ vẫn còn rất lớn.
Thời trung cổ và ngay cả cách đây mới vài trǎm nǎm, lịch sử còn ghi được những dịch bệnh lớn làm chết hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu người.
ở Châu Âu, chỉ trong ba nǎm từ 1347 đến 1350 có 60 triệu người bị bệnh dịch hạch. Nǎm 1665, riêng thành phố Luân Đôn nước Anh đã có 70.000 người chết vì dịch bệnh. Từ nǎm 1896 đến 1918 ở ấn Độ có 10 triệu người chết vì dịch bệnh. Bệnh đậu mùa sang thế kỷ XVIII còn giết chết 60 triệu người. Khi xâm lược châu Mỹ, bọn thực dân Tâybannha đã làm lây bệnh đậu mùa cho thổ dân Mêhicô, khiến 3,5 triệu người chết, 50% số người da đỏ (sáu triệu người) cũng chết vì lý do như thế... Cách đây không lâu, một nước châu á gần với chúng ta là ấn Độ, hàng nǎm còn có hàng vạn người chết vì dịch tả.
Trải qua ốm đau, dịch bệnh, loài người rút ra được bài học lớn lao, quý giá cho mình: tốt nhất là phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệnh xảy ra. Để dịch bệnh xảy ra, mới chữa thì nguy hiểm vô cùng, hiệu quả điều trị không thể cao mà tổn thất lại rất lớn, dù bệnh có thể chữa khỏi nhưng sức khoẻ vẫn bị tổn hại.
Chính vì thế, ở các nước phương Tây, từ thời cổ Hy Lạp, Hippocrate - người được coi là ông tổ của nền y học phương Tây cũng thấu hiểu điều này. Ông đã đề ra được phương pháp phòng ngừa sự lây lan cho một số bệnh. Thế kỷ XVIII, nhà nước Italia đã ban bố những luật lệ để ngǎn ngừa sự lây truyền của bệnh lao...
Nền y học phương Đông cũng có những nhận định và giải pháp tương tự trong việc phòng ngừa dịch bệnh. Từ hàng ngàn nǎm trước, người Trung Quốc đã biết chủng đậu để phòng bệnh đậu mùa. ở nước ta cũng vậy, hàng trǎm nǎm trước, ý tưởng "chữa bệnh khi bệnh chưa phát cũng như đào giếng để phòng khát" đã được đề cập đến. Thế kỷ XV có cuốn "Bảo thai thần hiệu", thế kỷ XVII có pho sách "Bảo sinh duyên thọ toàn yếu", thế kỷ XVIII có quyển "Chẩn đậu chủ thư sao lục" tổng hợp những phương pháp chống bệnh đậu mùa. Hải Thượng Lãn Ông thế kỷ XVIII đã biết nhiều bệnh do thức ǎn gây ra và đã nói đến việc phòng độc do thức ǎn, nước uống. Trong "Vệ sinh yếu quyết diễn ca" ông viết:
"Quả xanh nước lã độc ghê,
Ǎn vào nôn cả thường khi bất ngờ.
Lại còn độc sắn chẳng ngờ,
Cũng nên biết cách phòng ngừa mới yên..."
hoặc:
"Chớ dùng nước ruộng, nước ao
Nước hồ, nước vũng, nước nào cũng dơ
Chi bằng nước giếng, nước mưa,
Nước sông, nước suối cũng chưa an toàn".
Đề cập đến việc phòng bệnh do các côn trùng là vật trung gian truyền bệnh, ông viết:
Thú trùng gây hại cũng thường
Há không nghĩ đến những phương thuốc phòng?
...
Đề phòng chấy rận thế nào?
Cần nǎng tắm gội, chải đầu luôn luôn.
Rận thì nấu giặt áo quần,
Hột na trừ chấy vài lần hết ngay.
.....
Trừ rệp, bồ kết, hoa hồi
Hun nhà trừ muỗi, dùng bèo, lá xoan..."
ý tưởng phòng bệnh mà ngày nay chúng ta gọi là y học dự phòng và tầm quan trọng lớn hơn của nó so với chữa bệnh trên thực tế như thế nào đã được các nền y học cả phương Đông lẫn phương Tây biết đến và chấp nhận.
Tuy nhiên, phòng bệnh không chỉ là vấn đề y học, y tế, là vấn đề khoa học mà còn là vấn đề vǎn hoá, xã hội và chịu ảnh hưởng lớn lao, quyết định của thể chế xã hội.
Phòng bệnh là vấn đề y học, y tế, khoa học, vì nội dung của phòng bệnh bao gồm các vấn đề liên quan đến trình độ vǎn hoá, vǎn minh, mức độ dân trí của các thành viên trong cộng đồng xã hội.
Phòng bệnh là vấn đề xã hội, vì việc phòng bệnh không thể chỉ do vài cá thể mà là vấn đề của cả cộng đồng.
Phòng bệnh chịu ảnh hưởng quyết định của thể chế xã hội vì trong một xã hội mà cuộc sống của người dân không được chǎm lo, quyền lợi của người dân không được đảm bảo thì phòng bệnh chỉ có thể nằm trong ý tưởng của người này hoặc người khác, không thể thành đường lối, chính sách của Nhà nước, không thể thực hiện được một cách có hiệu quả. Chỉ có một Nhà nước của dân, do dân, vì dân, một chế độ xã hội chǎm lo đến đời sống của mọi người dân, vấn đề phòng bệnh mới được quan tâm, đưa thành đường lối, chủ trương, mới được thực hiện một cách triệt để và đạt hiệu quả.
Nǎm 1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, tiếp thu một di sản vô cùng lạc hậu về mặt kinh tế, vǎn hoá, xã hội do bọn thực dân phong kiến để lại. Sự bóc lột tàn khốc của chế độ phong kiến và hơn 80 nǎm đô hộ của thực dân Pháp đẩy nhân dân ta vào cảnh cơ cực, bần hàn. Bọn thực dân phong kiến bần cùng hoá nhân dân ta, không từ thủ đoạn dã man, tàn bạo nào đàn áp, bóp nặn đồng bào ta. Hồ Chí Minh vạch rõ: "Chúng lập nhà tù nhiều hơn trường học, chúng dùng rượu cồn, thuốc phiện đầu độc nhân dân ta, làm suy yếu giống nòi ta". Nǎm 1945, gần hai triệu nhân dân Việt Nam chết vì đói, tuổi thọ trung bình chỉ đến 20 tuổi, nạn hữu sinh vô dưỡng phổ biến, tình trạng vệ sinh tồi tệ, dịch bệnh hoành hành khắp nơi, triền miên từ nǎm này qua nǎm khác, nạn đói chưa dứt thì dịch thương hàn, dịch tả, dịch sốt, chấy rận lại đi liền ngay sau...
Là lãnh tụ của dân tộc, Hồ Chí Minh lo toan mọi công việc của đất nước từ việc chống thù trong giặc ngoài, lo chống đói, chống nạn mù chữ đến việc xây dựng và phát triển ngành y tế, bảo vệ và chǎm sóc sức khoẻ cho nhân dân, tổ chức và phát động phong trào đời sống mới, trong đó có việc giữ gìn vệ sinh, phòng chống dịch bệnh.
Từ nǎm 1945, khi bắt đầu thành lập nước đến khi Hồ Chí Minh qua đời, chúng ta đã sưu tầm được nhiều tài liệu, bài nói, bài viết... của Người về công tác y tế, trong đó có nhiều ý kiến về vấn đề vệ sinh phòng bệnh. Cả trong Di chúc, viết tháng 5-1968 khi nói về kế hoạch xây dựng lại đất nước sau chiến tranh, Người vẫn không quên công tác y tế. Người cǎn dặn Đảng, Nhà nước phải khôi phục và mở rộng các ngành kinh tế, phát triển công tác vệ sinh, y tế. Có thể nói công tác y tế, trong đó có vấn đề vệ sinh phòng bệnh đã được Hồ Chí Minh rất quan tâm, coi là trụ cột cho sự nghiệp chǎm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân, để phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong công tác y tế, vệ sinh phòng bệnh (ngày nay chúng ta gọi là y học dự phòng, y tế dự phòng) luôn luôn được Hồ Chí Minh nhắc đến. Đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư tưởng và trong cuộc sống của Người.
Trong các tài liệu Hồ Chí Minh viết về công tác y tế thể hiện rất rõ quan điểm của Người về y học dự phòng.
Gửi thư cho nam nữ học viên Trường cán bộ y tế Liên khu I, tháng 2-1949, Người chỉ rõ: "Người y tá chẳng những giúp chữa bệnh mà còn phải phổ biến vệ sinh".
Trong Thư gửi Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, nǎm 1953, vấn đề vệ sinh phòng bệnh được Hồ Chí Minh đề cập một cách sâu sắc, toàn diện hơn. Người viết: "Sức khoẻ của cán bộ và nhân dân được đảm bảo thì tinh thần càng hǎng hái. Tinh thần và sức khoẻ đầy đủ thì kháng chiến càng nhiều thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công. Nhiệm vụ ấy có hai phần:
Phòng bệnh cũng cần thiết như trị bệnh"...
Từ việc lớn đến những việc tưởng như là nhỏ đều được Hồ Chí Minh gắn liền với công tác vệ sinh phòng bệnh. Thông qua việc vận động diệt ruồi muỗi, Hồ Chí Minh đã nêu bật quan điểm của Người về y học dự phòng: "Nếu tính lại mỗi nǎm Chính phủ và nhân dân tốn bao nhiêu tiền thuốc men, mất bao nhiêu ngày lao động thì sẽ thấy ruồi muỗi đã gây nên một số tổn thất khổng lồ. Do đó, phòng bệnh hơn trị bệnh. Chịu khó diệt ruồi muỗi hơn là để ruồi muỗi gây ra ốm đau rồi phải uống thuốc.
Để làm nổi bật quan điểm của mình về y học dự phòng, Hồ Chí Minh có những cách thể hiện rất độc đáo. Người so sánh: đê vỡ không chỉ mất nhà, mất của, nghèo đói mà còn có thể chết người, muốn khắc phục tình trạng đó, trước hết mọi người phải sốt sắng, tích cực, chủ động đắp đê hơn là để đê vỡ mới huy động người đi hàn, đi lấp. Theo Hồ Chí Minh, việc đó giống như "khi chưa ốm, ta phải uống thuốc, phòng bệnh thì hơn là đợi ốm rồi mới uống thuốc".
Một nội dung rất quan trọng của quan điểm y học dự phòng Hồ Chí Minh là để phòng, tránh bệnh đạt hiệu quả cao, trước hết cần phải giữ gìn vệ sinh. Với Hồ Chí Minh, vệ sinh gắn bó chặt chẽ với sức khoẻ và số người mắc bệnh. Hồ Chí Minh khẳng định: "Nếu chúng ta chú ý vệ sinh phòng bệnh thì tránh được bệnh". Do đó: "Mọi người phải chú ý giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ". Có lẽ vì thấy tác dụng to lớn của công tác vệ sinh nên Hồ Chí Minh đã gắn vệ sinh với truyền thống nổi trội, quý báu nhất của dân tộc Việt Nam là truyền thống yêu nước. Hồ Chí Minh cho rằng thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Hồ Chí Minh còn nói: công việc hằng ngày là nền tảng của thi đua. Vệ sinh là công việc hằng ngày của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cơ quan, đoàn thể. Vì vậy, vệ sinh không tách rời yêu nước. Với tinh thần đó, Hồ Chí Minh đã có những bài viết tập trung vào nội dung "vệ sinh yêu nước". Điều này cho thấy mọi hoạt động của người Việt Nam đều được Hồ Chí Minh gắn với lòng nồng nàn yêu nước. Việc Hồ Chí Minh gắn phong trào vệ sinh với truyền thống yêu nước, làm cho phong trào vệ sinh luôn được nuôi dưỡng và phát triển. Điều đó có nghĩa là quan điểm y học dự phòng của Hồ Chí Minh được đặt trên những cơ sở vững chắc và có sức sống lâu bền.
Giữ gìn vệ sinh là một nội dung của y học dự phòng. Nói cách khác quan điểm y học dự phòng chỉ trở thành hiện thực khi công tác vệ sinh được thực hiện tốt. Mối liên hệ, quan hệ nhân quả đó được thể hiện ở cụm từ do chính Hồ Chí Minh sử dụng: vệ sinh phòng bệnh. Có thể nói, giữ gìn vệ sinh - một biện pháp đơn giản, phổ cập nhưng rất quan trọng trong hoạt động của ngành y tế theo phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh do Hồ Chí Minh nêu lên.
Công tác vệ sinh thường xuyên được Hồ Chí Minh đặt ra và lý giải một cách toàn diện, ngay trong những điều kiện rất khó khǎn. Tháng 3-1947, mặc dù cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mới chỉ bắt đầu nhưng Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm Đời sống mới. Trong tác phẩm này, Hồ Chí Minh bàn đến việc giữ gìn vệ sinh cho mỗi cá nhân, cho cộng đồng, từ trong gia đình ra đến làng, xã, từ trường học đến cơ quan, xí nghiệp, từ hậu phương đến các đơn vị bộ đội đang chiến đấu ngoài mặt trận.
Việc giữ gìn vệ sinh bảo vệ sức khoẻ được Hồ Chí Minh xem xét một cách toàn diện trên các mặt chính sau đây: cá nhân, gia đình, cộng đồng và môi trường. Các mặt trên tác động qua lại, liên quan chặt chẽ với nhau.
Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm đến con người, trước hết là người lao động trong mối quan hệ chặt chẽ với làng, với nước. Theo Hồ Chí Minh, do nhiều người nhóm lại mà thành làng, nhiều làng nhóm lại thành nước. Nếu người này xấu, người kia xấu thì thành làng xấu, nước hèn. Nếu mỗi người đều tốt thì thành làng tốt, nước mạnh. Trong cuộc sống hằng ngày, nếu mọi người không biết giữ gìn vệ sinh để xảy ra dịch bệnh thì người giàu cũng như kẻ nghèo đều có thể chết. Để khắc phục tình trạng đó, Hồ Chí Minh yêu cầu mình dù nghèo vẫn phải ǎn ở sạch sẽ. Với Hồ Chí Minh: "Sạch sẽ tức là một phần đời sống mới. Sạch sẽ thì ít đau ốm". Khi mọi người đều thực hiện đời sống mới, biết giữ gìn vệ sinh, ǎn ở sạch sẽ, ngǎn nắp, thì Hồ Chí Minh viết: "Việt Nam ta sẽ trở nên một nước mới, một nước vǎn minh". ở một nước đa số dân cư sống tại nông thôn, Hồ Chí Minh cǎn dặn: "Phải đẩy mạnh phong trào vệ sinh nông thôn". Quan điểm trên đây của Hồ Chí Minh đến nay vẫn giữ nguyên ý nghĩa thời sự.
Đối với mỗi người, khả nǎng kháng bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ngoài việc giữ gìn vệ sinh còn phải kể đến quá trình rèn luyện thân thể của họ. Hồ Chí Minh quan tâm sâu sắc tới sức khoẻ của mỗi người và toàn dân. Theo Hồ Chí Minh, sức khoẻ của con người với lao động sản xuất hoàn thành nhiệm vụ do dân và nước giao cho liên quan chặt chẽ với nhau. Hồ Chí Minh nói: muốn tǎng gia sản xuất tốt cần có sức khoẻ, cần rèn luyện thân thể cho người khoẻ mạnh để tham gia một cách bền bỉ, dẻo dai vào những công việc ích nước, lợi dân. Hồ Chí Minh là người khởi xướng phong trào "khoẻ vì nước". Ngày 27-3-1946, Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 37 cử người giữ chức Giám đốc Nha y tế Trung ương. Cùng ngày này, Người ký Sắc lệnh số 38 thành lập Nha Thanh niên và Thể dục Trung ương. Nhân dịp ban hành hai sắc lệnh nêu trên, Hồ Chí Minh viết bài Sức khoẻ và thể dục đǎng trên báo Cứu quốc, số 199, ra ngày 27-3-1946. Trong bài viết này, Hồ Chí Minh luận chứng sâu sắc về vai trò sức khoẻ của mỗi người đối với việc giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới. Từ đó, Hồ Chí Minh xác định cho mỗi người không phân biệt già trẻ, gái trai, giàu nghèo "luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người yêu nước". Có thể nói những lời nói, lời kêu gọi rèn luyện thân thể, tập thể dục của Hồ Chí Minh như một phương hướng y học dự phòng. Thông qua việc rèn luyện thân thể làm cho khả nǎng chống bệnh trong mỗi con người tǎng lên. Đó thực sự là quan điểm y học dự phòng tích cực, chủ động của Hồ Chí Minh. Nếu ở trên, Hồ Chí Minh nói tới vệ sinh yêu nước, thì tại đây, Người lại khẳng định rèn luyện thân thể là yêu nước. Với Hồ Chí Minh, hoàn toàn không có sự lặp lại. ở đây, Người chủ động nhấn mạnh vai trò của công tác y tế dự phòng. Có thể nói, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, làm tốt công tác y học dự phòng cùng là yêu nước.
ở Hồ Chí Minh, lời nói và việc làm, tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn không thể tách rời nhau. Hồ Chí Minh bàn về vệ sinh phòng bệnh bằng những lời lẽ giản dị nhưng sâu sắc, ai nghe cũng có thể hiểu và có thể làm theo. Đồng thời, Hồ Chí Minh là người thực hiện nhất quán và đầy đủ nhất những điều Người nói về vệ sinh phòng bệnh.
Hồ Chí Minh là một vệ sinh viên vĩ đại. Từ những nhận thức sâu sắc về vai trò của vệ sinh, rèn luyện thân thể đối với sức khoẻ nói riêng, y học dự phòng nói chung, nên trong hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh quan tâm theo dõi chặt chẽ công tác vệ sinh phòng bệnh. Đã trở thành thông lệ, mỗi lần đến thǎm các cơ quan, đoàn thể, trường học, bệnh viện, lực lượng vũ trang, trước tiên Hồ Chí Minh xuống kiểm tra, xem xét bếp ǎn tập thể, công trình vệ sinh, nơi ở của đơn vị đó. Hồ Chí Minh cho rằng, trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Sự quan tâm của Người đối với của quý báu nhất ấy không bao giờ chung chung, trừu tượng, cũng không chỉ thể hiện ở chỗ suốt đời hy sinh phấn đấu để mang lại độc lập, tự do cho tất cả mọi người. Sự quan tâm, chǎm sóc đó còn được thể hiện ở việc Hồ Chí Minh rất chú trọng kiểm tra cả những sinh hoạt bình thường, lặp đi, lặp lại hằng ngày, tác động thường xuyên tới sức khoẻ con người: vấn đề vệ sinh. Ngày nay, xem nhiều phim tư liệu, chúng ta thường bắt gặp hình ảnh Hồ Chí Minh đứng quây quần giữa cán bộ, công nhân, anh, chị nuôi trong các nhà ǎn tập thể. Cũng không ít những hình ảnh Hồ Chí Minh cùng mọi người vui vẻ trò chuyện trong các khu nhà tập thể, kể cả cạnh rãnh thoát nước. Đó là những hình ảnh vừa vĩ đại, vừa cảm động, vừa sâu sắc, lớn lao nhưng cũng rất tỉ mỉ, cụ thể. Có lẽ không một hình ảnh nào có ý nghĩa thiết thực và tác dụng lâu dài đối với công tác vệ sinh phòng bệnh, y học dự phòng hơn thế. Hồ Chí Minh luôn luôn coi những hoạt động kể trên là một nội dung không thể thiếu trong các chuyến công tác của Người. Chỉ sau khi đi thǎm, kiểm tra những nơi ǎn chốn ở, Hồ Chí Minh mới trở lại gặp các đồng chí lãnh đạo, bàn công việc. Ngay tại các buổi làm việc, công tác vệ sinh phòng bệnh luôn được Hồ Chí Minh đặt ở vị trí trung tâm.
Hồ Chí Minh sống hoà mình với mọi hoạt động của quần chúng nhân dân. Người biết phát động, cổ vũ và duy trì phong trào vệ sinh phòng bệnh. Hồ Chí Minh nhắc nhở mọi người, để phòng tránh dịch bệnh, cần sử dụng nước sạch, muốn có nước sạch phải đào giếng. Để động viên nhân dân dùng nước sạch, Hồ Chí Minh đã tặng tiền riêng của mình, giúp nhân dân Quảng Khánh (Hà Nội) xây dựng một giếng nước. Ngày nay, khi vấn đề nước sạch và sức khoẻ con người được đặt ra trên quy mô toàn cầu, chúng ta càng nhận thức đầy đủ hơn những lời nói và việc làm của Hồ Chí Minh.
Việc nâng cao tuổi thọ con người là một mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia và cộng đồng quốc tế. Tuổi thọ trung bình trở thành chỉ tiêu quan trọng nhất nói lên sự phát triển của mỗi quốc gia. Tuổi thọ, tình trạng sức khoẻ và bệnh tật của con người phụ thuộc rất nhiều vào môi trường xung quanh. Vì vậy, quan điểm y học dự phòng của Hồ Chí Minh gắn với việc bảo vệ môi trường trong đó có việc trồng cây gây rừng. Ngày 28-11-1959, Hồ Chí Minh với bút danh Trần Lực đã viết bài Tết trồng cây đǎng trên báo Nhân dân. Vào dịp Tết nguyên đán Canh Tý (1960), Hồ Chí Minh mở đầu tết trồng cây bằng việc trồng một cây đa tại công viên Lênin. Từ đó cho đến lúc qua đời, để duy trì, cổ vũ, phát triển phong trào, mỗi dịp Tết đến, xuân về, Hồ Chí Minh đều tham gia Tết trồng cây. Ngày 1-1-1965, Hồ Chí Minh viết bài Nǎm mới hãy nhiệt liệt tổ chức Tết trồng cây. Trong bài viết này, Người đã nêu lên một quan niệm mới về mùa xuân:
Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Mùa xuân 1969, tổng kết 10 nǎm Tết trồng cây, Hồ Chí Minh nhận xét: "Tết trồng cây đã trở thành tục lệ tốt đẹp của nhân dân ta". Thật sâu sắc khi ta thấy trong Di chúc, Hồ Chí Minh vẫn không quên nhắc nhở mọi người "nên có kế hoạch trồng cây".
Cả cuộc đời mình, Hồ Chí Minh đã thực hiện đầy đủ, tích cực nhất những quan điểm về y học dự phòng do chính Người nêu lên. Theo Hồ Chí Minh, con người sẽ thực sự hạnh phúc khi sống không có bệnh tật: nhân sinh vô bệnh thị chân tiên (không bệnh là tiên, sướng tuyệt trần). Để có thể sống khoẻ mạnh, lâu dài, con người cần có một lý tưởng sống đúng đắn, một cuộc sống thanh đạm, sống hoà nhập với cộng đồng, gắn bó với thiên nhiên.
Hiện nay, chúng ta vẫn chưa đi sâu phân tích những yếu tố nêu trên được thể hiện trọn vẹn trong cuộc đời Hồ Chí Minh như thế nào. Tuy vậy, chúng ta vẫn có thể thống nhất với nhau rằng, Hồ Chí Minh tiêu biểu cho những con người đã sống một cuộc đời như vậy. Ngay cả những lúc khó khǎn, nguy hiểm nhất, khi bị giam cầm, tù đày, tính mạng bị đe doạ, lý tưởng, mục đích và phong cách sống nêu trên của Hồ Chí Minh vẫn không thay đổi. Chính vì vậy, con người và trí tuệ của Hồ Chí Minh lúc nào cũng nhanh nhẹn, linh hoạt và minh mẫn. Có thể nói, cuộc sống của Hồ Chí Minh đã đạt tới giới hạn cuối cùng của sinh lý con người.
Những người làm công tác y tế, đặc biệt là các cán bộ hoạt động trên lĩnh vực y học dự phòng, nhận thấy thật sâu sắc và xúc động, khi Hồ Chí Minh viết trong Di chúc: Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, nói chữ là "hoả táng". Vì như thế đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất. Cho đến phút cuối cùng của cuộc đời, Hồ Chí Minh vẫn mong muốn được hiến thân mình cho sự nghiệp bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh, coi trọng phòng bệnh và cuộc sống của nhân dân. Trong trǎm ngàn ý đẹp, lời hay mà nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế giành để ca ngợi Hồ Chí Minh, chúng tôi xin nêu lên nhận xét của đồng chí Phạm Vǎn Đồng: "Bình sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người rất giản dị, lão thực. Vĩ nhân, thật vĩ nhân bao giờ cũng giản dị, lão thực".
II- Ngành y tế vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về y học dự phòng trong sự nghiệp bảo vệ và chǎm sóc sức khoẻ nhân dân, xây dựng và phát triển ngành y tế
Tư tưởng, quan điểm Hồ Chí Minh về phòng bệnh đã được Đảng, Nhà nước ta thể hiện rõ trong các vǎn kiện, các nghị quyết, các thông tư, chỉ thị. Về vấn đề phòng bệnh, Nghị quyết ngày 14-11-1958 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng chỉ rõ: "Phải lấy việc phòng bệnh làm chính, đồng thời phối hợp thuốc Tây và thuốc Ta để tǎng cường khả nǎng phòng bệnh và chữa bệnh... Phải giáo dục nhân dân rộng rãi về vệ sinh phòng bệnh, không để phát sinh các bệnh dịch và nơi nào có dịch thì dập tắt ngay". Quán triệt quan điểm Hồ Chí Minh về y học dự phòng, Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ III viết: "Cần phát động một phong trào vệ sinh phòng bệnh và thể dục thể thao yêu nước trong quần chúng, gây thành một cuộc vận động cách mạng thường xuyên, liên tục và lâu dài, đó không phải chỉ là nhiệm vụ của các ngành y tế và thể dục thể thao mà còn là nhiệm vụ của các đoàn thể quần chúng, của các cơ quan chính quyền, của các tổ chức đảng. Đồng thời cần ra sức củng cố và phát triển các cơ sở quốc lập và dân lập về vệ sinh phòng bệnh và phòng dịch, tiến tới tiêu diệt dần dần các bệnh dịch và bệnh xã hội, nhằm nâng cao không ngừng sức khoẻ nhân dân". Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ III nhấn mạnh: "Tiếp tục phát triển phong trào vệ sinh phòng bệnh và phong trào thể dục thể thao yêu nước, dần dần thanh toán các bệnh dịch và các bệnh nhân dân thường mắc, nhằm nâng cao không ngừng sức khoẻ nhân dân".
Kể từ khi Hồ Chí Minh qua đời, các vǎn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam đều thể hiện đậm nét quan điểm y học dự phòng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Vǎn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII chỉ rõ: "Giảm hẳn tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết do các bệnh nhiễm khuẩn, ký sinh trùng như sốt rét, lao, bệnh ỉa chảy và viêm phổi ở trẻ em. Mở rộng phòng, chống bệnh bướu cổ... Thanh toán bệnh bại liệt, phong, uốn ván ở trẻ sơ sinh, nhanh chóng dập tắt các ổ dịch, phòng chống bệnh dại. Chống tệ nghiện hút, mại dâm, ngǎn chặn nhiễm HIV/AIDS và tổ chức điều trị những người đã mắc".
Như vậy, các vǎn kiện, nghị quyết của Đảng đã xác định vị trí của công tác vệ sinh phòng bệnh trong toàn bộ công tác bảo vệ và chǎm sóc sức khoẻ nhân dân trên cơ sở những tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề này. Các vǎn kiện đó cũng nêu rõ: phòng bệnh không chỉ là nhiệm vụ của ngành y tế mà còn là nhiệm vụ của các tổ chức đảng và nhà nước. Qua đây, một lần nữa cho thấy chỉ có nhà nước của dân, do dân, vì dân, nhà nước do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo mới có thể phát huy hết khả nǎng của nhân dân và của Nhà nước, mới làm được nhiệm vụ phòng bệnh rộng rãi, toàn diện và có hiệu quả cho nhân dân.
Ngành y tế nước ta trên cơ sở những tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh về y tế dự phòng, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về vấn đề này đã vận dụng vào công tác chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vào sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành y tế. Sự vận dụng này thể hiện trong việc ngành y tế đã đề ra các chủ trương, giải pháp, các biện pháp về tổ chức, xây dựng màng lưới và các hoạt động vệ sinh phòng bệnh, phòng chống dịch bệnh của ngành.
Theo tiến trình lịch sử, sự vận dụng của tư tưởng, quan điểm Hồ Chí Minh về y tế dự phòng của ngành y tế có thể chia làm ba thời kỳ:
1. Thời kỳ 1945-1954
Cách mạng Tháng Tám thành công, một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc ta bắt đầu. Nhưng về mặt y tế, những di sản mà chế độ thực dân phong kiến để lại cho đất nước ta rất nặng nề: các tệ nạn đầy rẫy trong xã hội, sức khoẻ nhân dân suy kiệt, bệnh dịch, bệnh truyền nhiễm phát sinh và phát triển khắp nơi. ở Hà Nội và các tỉnh lân cận, dịch sốt định kỳ do chấy rận là vật trung gian truyền bệnh hoành hành dữ dội.
Trước tình hình ấy, Bộ Y tế đã thành lập Ban chống dịch, vạch ra kế hoạch chống dịch gồm bốn nhiệm vụ trọng tâm được Uỷ ban hành chính Bắc Bộ phê duyệt. Đó là: tổ chức diệt trừ chấy rận, tổng vệ sinh, tuyên truyền giáo dục nhân dân, chuẩn bị thuốc men, phương tiện tài chính để chống dịch.
Các thùng lớn đựng nước sôi được đặt ở các đầu phố để nhân dân luộc quần áo, dội nước sôi, giường phản; huy động thợ cắt tóc phục vụ cho dân không mất tiền, cán bộ chống dịch huy động nhân dân tổng vệ sinh, khơi thông cống rãnh, đốt rác, làm vệ sinh, chuyển người bị bệnh đi bệnh viện chữa trị, tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh cho nhân dân, Viện bào chế Trung ương sản xuất thuốc (thuốc tiêm MARS) phục vụ việc điều trị... Những hoạt động này đã đem lại kết quả tốt đẹp là giảm được số người mắc bệnh, số người chết vì bệnh và sau một thời gian ngắn dập tắt được dịch sốt định kỳ.
Thời kỳ này, vệ sinh phòng bệnh được coi là nhiệm vụ hàng đầu của ngành y tế. Trong chương trình công tác đầu tiên, Bộ Y tế đề ra bốn nhiệm vụ cụ thể:
- Phòng chống các bệnh dịch (tả, đậu mùa, thương hàn...).
- Phòng chống các bệnh xã hội (mắt hột, hoa liễu...).
- Tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh (xây dựng nhà xí, giếng nước, nhà tắm, vận động thực hiện ba sạch, bốn diệt...).
- Tuyên truyền tân y học (xây dựng tủ thuốc thôn quê, trạm xá, nhà hộ sinh, nhà bảo sanh, vận động tiêm vacxin phòng bệnh...).
Tháng 2-1948, lần đầu tiên Bộ Y tế tổ chức Hội nghị y tế toàn quốc kiểm điểm công việc, sau hơn một nǎm ngày kháng chiến toàn quốc, ấn định chương trình công tác, nêu lên những công tác trọng tâm, trong đó có công tác khuếch trương y tế nông thôn, truyền bá vệ sinh, tân y học, y tế xã hội, phòng chống dịch...
Đánh giá hoạt động sau 1000 ngày kháng chiến, Bộ Y tế đã nêu lên hai đặc điểm:
- Trong cả nước, các cơ quan y tế đều hướng hoạt động về nông thôn, lấy cấp xã làm đơn vị hoạt động mà biểu hiện là việc bắt đầu xây dựng nhà hộ sinh, tủ thuốc thôn quê, mở những lớp đào tạo nữ hộ sinh thôn quê, cán bộ vệ sinh xã, tổ chức các trạm cứu thương làng (y tế xã) ở Trung và Bắc Bộ, những lớp y tá hộ sinh ở Nam Bộ.
- Công cuộc truyền bá vệ sinh và tân y học khởi đầu từ ngày Cách mạng Tháng Tám đã bắt đầu có kết quả. Bước đầu đã hình thành trong dân chúng một ý thức vệ sinh. Sự đòi hỏi của nhân dân về y tế ngày một nhiều hơn.
Tháng 11-1949, Bộ Y tế xin thành lập Nha y tế thôn quê để đẩy mạnh việc truyền bá vệ sinh và tân y học, mở các nhà hộ sinh, lập các tủ thuốc và đào tạo cán bộ. Sự xuất hiện tổ chức y tế này phù hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh: "Phải đẩy mạnh phong trào vệ sinh nông thôn".
Từ nǎm 1950, sau thắng lợi của Chiến dịch Biên giới, đối với vùng mới giải phóng, Bộ Y tế cho khôi phục lại các cơ sở y tế bị tạm ngừng hoạt động trong thời gian tạm chiếm, tập trung vào các hoạt động vệ sinh, phòng chống dịch và vận động phụ nữ đi khám để phát hiện và điều trị các bệnh hoa liễu...
Tháng 5-1953, Bộ Y tế triệu tập Hội nghị cán bộ y tế ở Liên khu Việt Bắc, học tập thư Chủ tịch Hồ Chí Minh, kiểm điểm công tác, xây dựng chương trình hoạt động cụ thể nhằm thực hiện ba công tác chính của ngành, trong đó hàng đầu là công tác phòng chống dịch bệnh, phòng bệnh trừ sâu.
Về tổ chức, xây dựng màng lưới vệ sinh phòng bệnh:
Tháng 10-1945, Bộ Y tế ra Nghị định đặt Viện Pasteur Hà Nội dưới sự kiểm soát của Nha Y tế Bắc bộ. Sau Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946, Pháp đề nghị ta trả lại Viện Pasteur Hà Nội với lý do Viện này do các tổ chức không thuộc Chính phủ Pháp đóng góp xây dựng. Chính phủ ta đồng ý trao lại Viện này cho Chính phủ Pháp nhưng để đảm bảo việc sản xuất các vacxin phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh, Bộ Y tế đã tổ chức bộ phận sản xuất vacxin và vẫn duy trì hoạt động của các cơ sở khác như Viện vi trùng học Thuận Hoá. Bộ phận sản xuất vacxin này đến ngày Toàn quốc kháng chiến được chuyển về Cự Đà, rồi khu vực chùa Hương tiếp tục hoạt động. Cuối tháng 3-1947, khi quân Pháp tấn công khu vực chùa Hương, bộ phận sản xuất vacxin chuyển lên Tuyên Quang và trở thành Viện vi trùng học Trung ương. Một bộ phận khác chuyển vào Ninh Bình, rồi Thanh Hoá, trở thành chi Viện vi trùng học Liên khu 3. ở miền Trung có Viện vi trùng học do y sĩ Nguyễn Đức Khởi phụ trách, sau chuyển ra Hà Tĩnh, rồi ra Nghệ An trở thành Viện vi trùng học Liên khu 4. ở Liên khu 5 có phòng sản xuất vacxin. Tại Nam Bộ có bộ phận chuyên sản xuất vacxin phòng bệnh đậu mùa. ở các khu, tỉnh, đều có bộ phận phụ trách công tác vệ sinh phòng bệnh, các đội y tế lưu động về tận thôn, xã.
Nǎm 1952, chiến tranh Triều Tiên ngày càng ác liệt, đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh vi trùng, hoá học trong cuộc chiến tranh này.
Giữa nǎm 1952, ta phát hiện Pháp bắn đạn pháo hoặc dùng máy bay thả các loại côn trùng, trứng sâu, nấm, các vật lạ nơi có nguồn nước, nhiều dòng suối bị đặc vụ thả chất độc. Do đó, từ nǎm 1952, trong hoạt động vệ sinh phòng bệnh, Nhà nước và Bộ Y tế có kế hoạch chuẩn bị đối phó với chiến tranh vi trùng.
Ngày 12-9-1952, Chính phủ thành lập Ban chống trùng có trách nhiệm theo dõi và phòng chống chiến tranh vi trùng, hoá học đặt tại Bộ Y tế.
Sang nǎm 1953, tình hình càng khẩn trương, nhịp độ rải các vật khả nghi ngày càng nhiều. Chính phủ cho thành lập Ban phòng bệnh trừ sâu Trung ương thay cho Ban chống trùng, trong đó Bộ trưởng Bộ Y tế là một thành viên. Ban này được tổ chức đến cấp Khu và cấp tỉnh, có nhiệm vụ thu thập mẫu vật gửi đến các phòng thí nghiệm xác định loại côn trùng hay vi khuẩn, thiêu huỷ mẫu vật, giáo dục nhân dân ý thức cảnh giác, phát hiện kịp thời bệnh lạ, ổ dịch ở địa phương, đẩy mạnh các biện pháp vệ sinh phòng chống dịch.
Hai lớp huấn luyện cho cán bộ y tế và nông nghiệp mở tại Đại học y khoa huấn luyện những kiến thức cơ bản trong phòng chống chiến tranh vi trùng hoá học và một số kỹ thuật phát hiện cũng được giảng dạy phục vụ cho mục tiêu này.
Bộ Y tế cũng mời cố vấn Trung Quốc về các bệnh truyền nhiễm sang giúp ta trong lĩnh vực này.
Nǎm 1953, Bộ Y tế thành lập Vụ phòng bệnh và chữa bệnh giúp Bộ chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác vệ sinh phòng dịch (nǎm 1956, Vụ này tách làm hai vụ: Vụ chữa bệnh và Vụ phòng bệnh. Vụ phòng bệnh là tiền thân của Vụ vệ sinh phòng dịch rồi Vụ y tế dự phòng ngày nay).
Nǎm 1953, ta mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Để theo dõi, giám sát, phòng chống chiến tranh vi trùng, hoá học, Bộ Y tế cử một đoàn cán bộ lên Điện Biên Phủ xây dựng phòng xét nghiệm vi sinh vật - hoá học.
Để thực hiện được công tác phòng chống dịch bệnh, việc đào tạo cán bộ, xây dựng màng lưới có tầm quan trọng rất lớn. Cán bộ đại học làm công tác phòng bệnh được đào tạo từ trường Đại học Y khoa Hà Nội. Cán bộ trung, sơ cấp được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau.
Từ 1948-1954, việc sản xuất các loại vacxin phòng bệnh vẫn được thực hiện.
2. Thời kỳ 1955 - 1975
Nǎm 1954, kháng chiến chống Pháp thắng lợi, hoà bình lập lại ở miền Bắc. Nửa đất nước được hoàn toàn giải phóng, nhưng chúng ta phải tiếp quản một xã hội cũ, do chế độ thực dân để lại với một di sản bệnh tật vô cùng nặng nề, tình trạng vệ sinh tồi tệ. Nhân dân chưa có thói quen ǎn ở, vệ sinh. Ǎn uống, tắm giặt, rửa, vệ sinh trên cùng một nguồn nước. Nhà vệ sinh thiếu hoặc không đủ tiêu chuẩn, phân người bạ đâu thải đấy. Các dịch tiêu chảy, kiết lỵ, thương hàn...tồn tại từ nǎm này qua nǎm khác, làm xóm làng xơ xác. Các bệnh đậu mùa, sởi, quai bị, thuỷ đậu, v.v. xảy ra phổ biến. Tỷ lệ người mắc bệnh và tỷ lệ người chết đều rất cao. ở đồng bằng, bệnh mắt hột chiếm 80 - 90% dân số, 15% số người mắt hột bị lông quặm, gây mù cho 2% dân số vùng quê. ở miền núi, tỷ lệ sốt rét có lách to, nhiều xã lên đến hơn 80%, chết do sốt rét chiếm 25 - 45% tổng số người chết.
Trước tình hình ấy, ngay từ đầu nǎm 1955, Bộ Y tế đã có chủ trương đẩy mạnh vệ sinh nông thôn, vệ sinh ǎn uống, đề phòng bệnh đường ruột, hướng dẫn phòng bệnh mùa đông, hướng dẫn chống rét, phòng bệnh đường hô hấp, phòng bệnh mùa hè, tiếp tục các chiến dịch chủng đậu, tiêm vacxin phòng tả, vacxin tam liên (thương hàn typhipara A, para B). Bộ Y tế cũng chủ trương cần phải gấp rút đào tạo cán bộ y tế huyện, xã, xây dựng màng lưới y tế cơ sở, kết hợp công tác vệ sinh phòng bệnh với các công tác của ngành, tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp chính quyền trong công tác y tế.
Đến giữa nǎm 1955, Bộ Y tế xác định mục tiêu là ở đồng bằng phải đẩy mạnh công tác vệ sinh, giải quyết tình trạng phân, nước, rác; ở miền núi phải chống rét, chống sốt rét, vận động dời chuồng súc vật ra xa nhà, tǎng cường tuyên truyền giáo dục về vệ sinh phòng bệnh.
Cuối nǎm 1958, về vệ sinh phòng bệnh, ngành y tế mở cuộc vận động nhân dân thực hiện: sạch làng tốt ruộng, sạch bản tốt nương, sạch phố tốt đồng, thực hiện phong trào ba sạch "ǎn sạch, ở sạch, uống sạch", bốn diệt "diệt ruồi, diệt muỗi, diệt chuột, diệt côn trùng", xây dựng các công trình vệ sinh "hố xí, giếng nước, nhà tắm".
Nǎm 1958, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Bộ trưởng Bộ Y tế dựa vào tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về vệ sinh phòng bệnh đã xác định nǎm phương châm, nguyên tắc xây dựng và phát triển ngành y tế, trong đó phần y học dự phòng được nhấn mạnh: "Y tế kiên trì hoạt động theo hướng dự phòng, quan điểm phòng bệnh là một quan điểm cách mạng trong y học, phòng bệnh là một chủ trương lớn của Đảng, Chính phủ, ngành y tế phải nắm lấy nó làm phương châm hoạt động, công tác phòng bệnh là công tác cơ bản nhất của ngành y tế, phòng bệnh là phương châm chính của ngành, phải quán triệt phương châm phòng bệnh trong công tác bảo vệ sức khoẻ. Phòng bệnh là chính nhưng phải lấy kết quả chữa bệnh để đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng bệnh".
Có thể nói công tác vệ sinh phòng bệnh chưa bao giờ phát triển mạnh mẽ và sâu rộng đến thế. Những chủ trương, giải pháp lớn về y tế dự phòng trong giai đoạn này là:
- Xác định phòng bệnh là công tác cơ bản nhất, là một trong nǎm phương châm, nguyên tắc chỉ đạo việc xây dựng và phát triển ngành y tế, bảo vệ và chǎm sóc sức khoẻ nhân dân.
- Song song với sự phát triển của công tác vệ sinh phòng bệnh, bước đầu đặt công tác này trên nền tảng, cơ sở luật pháp, thể chế hoá các mặt hoạt động vệ sinh phòng bệnh. Theo hướng này, nǎm 1958 có Điều lệ kiểm dịch biên giới, nǎm 1959 Phủ Thủ tướng có thông tư giao trách nhiệm cho các tỉnh, thành phố xây dựng điều lệ vệ sinh phòng dịch cho địa phương mình. Điều lệ trên được áp dụng thử nghiệm trên thực tế, là cơ sở để xây dựng điều lệ giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 31-12-1964.
ở các tỉnh, thành phố thành lập trạm vệ sinh phòng dịch. Hệ thống vệ sinh phòng dịch được hình thành.
Phong trào xây dựng ba công trình vệ sinh được sự quan tâm và ủng hộ của các cấp uỷ đảng, chính quyền và đoàn thể, trở thành phong trào rộng khắp. Nǎm 1960, Phủ Thủ tướng ra chỉ thị kiên quyết chấm dứt nạn dùng phân tươi càng sớm càng tốt, vận động nhân dân đào giếng, ít nhất mỗi thôn có một giếng, hố xí hợp vệ sinh, đạt mức 60 - 80 % ủ phân tại chỗ.
Ngày 5-8-1964, giặc Mỹ tiến công miền Bắc bằng hải quân rồi đánh phá bằng không quân. Trước tình hình mới, Bộ Y tế đã kịp thời chuyển hướng công tác y tế nói chung, công tác vệ sinh phòng bệnh nói riêng. Bên cạnh những nhiệm vụ nêu trên, đã nảy sinh thêm các nhiệm vụ và giải pháp mới. Đó là phải tǎng cường cảnh giác, phòng chống chiến tranh vi trùng, hoá học mà đế quốc Mỹ có thể gây ra, chi viện kịp thời cho tiền tuyến lớn miền Nam.
Miền Bắc tiếp tục đẩy mạnh phong trào vệ sinh yêu nước chống Mỹ theo Chỉ thị ngày 8-12-1968 của Phủ Thủ tướng, vận động toàn dân tham gia tập thể dục, giữ gìn vệ sinh (phối hợp với Uỷ ban thể dục thể thao, Tổng Công đoàn, Đoàn Thanh niên), nghiên cứu vệ sinh phòng bệnh phục vụ sản xuất và chiến đấu, giám sát, ngǎn ngừa các dịch bệnh lây từ miền Nam qua giới tuyến ra miền Bắc, phối hợp với các ngành các cấp theo Chỉ thị ngày 2-6-1969 của Phủ Thủ tướng giữ gìn và nâng cao sức khoẻ học sinh, vệ sinh thực phẩm, ǎn uống.
Về tổ chức xây dựng màng lưới vệ sinh phòng bệnh:
Tháng 6-1956, Bộ Y tế tách Vụ phòng bệnh chữa bệnh thành hai vụ: Vụ phòng bệnh và Vụ chữa bệnh. Vụ phòng bệnh có nhiệm vụ giúp Bộ chỉ đạo công tác vệ sinh phòng bệnh và chống dịch, thực hiện nhiệm vụ chiến lược y tế dự phòng. Vụ gồm hai phòng: phòng chống dịch và phòng vệ sinh.
Trong lĩnh vực nghiên cứu, nǎm 1957, Bộ Y tế quyết định sáp nhập Viện Pasteur và Viện vi trùng học Trung ương, thành lập Viện vệ sinh.
Nǎm 1961, sáp nhập Viện vi trùng học và Viện Vệ sinh thành Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương đảm trách các nghiên cứu về vệ sinh dịch tễ và sản xuất vacxin, chỉ đạo tuyến trước về chuyên môn kỹ thuật.
Ngày 18-4-1961, thành lập Vụ vệ sinh phòng dịch với bốn phòng chức nǎng: phòng vệ sinh phòng dịch và các bệnh xã hội, phòng bảo vệ lao động, phòng truyền bá vệ sinh, phòng bảo vệ bà mẹ, trẻ em.
Tại các tỉnh, thành phố được thành lập trạm vệ sinh phòng dịch theo Thông tư ngày 16-8-1963, hình thành hệ thống vệ sinh phòng dịch trên toàn miền Bắc. Trạm có nhiệm vụ giúp Sở, Ty y tế lập kế hoạch vệ sinh phòng dịch, tổ chức thực hiện, điều tra nghiên cứu các nhân tố có hại đến sức khoẻ trong ǎn uống, ở, làm việc, học tập và các biện pháp khắc phục, điều tra nghiên cứu các nguyên nhân phát sinh bệnh truyền nhiễm, dịch tễ, ký sinh trùng, nhiễm trùng, nhiễm độc, bệnh nghề nghiệp, đề xuất các biện pháp giải quyết. Từ ngày 5-8-1964, khi đế quốc Mỹ đưa chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, trạm vệ sinh phòng dịch có thêm nhiệm vụ phòng chống chiến tranh vi trùng, hoá học, phóng xạ. Các trạm vệ sinh phòng dịch Khu 4: Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá được tǎng cường kỹ thuật xét nghiệm trình độ cao do Viện vệ sinh dịch tễ trang bị, đào tạo cán bộ để giám sát, phòng chống dịch bệnh lây lan từ miền Nam qua giới tuyến ra miền Bắc. Một hệ thống vành đai giám sát dịch cũng được tǎng cường ở vòng ngoài Thủ đô Hà Nội như trạm vệ sinh phòng dịch Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Bắc. Nhiều cán bộ vệ sinh phòng dịch cũng được chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
Trong 10 nǎm (1954 - 1963) hoạt động phòng chống dịch bệnh đã góp phần đổi mới nông thôn và các thành thị miền Bắc. Chỉ hai nǎm sau hoà bình lập lại, đến nǎm 1956, đã thanh toán được bệnh đậu mùa, dịch tả. Nǎm 1957, so với nǎm 1955, bệnh đường ruột giảm 50% (nǎm 1955 có 1.714.510 người mắc, nǎm 1957 chỉ còn 930.430 người mắc. Các dịch tiêu chảy, kiết lỵ, thương hàn cũng giảm hẳn. Sau 10 nǎm, đến nǎm 1963, những bệnh dịch chết người cǎn bản không còn nữa, bệnh bạch hầu được thanh toán, bệnh bại liệt được khống chế, bệnh mắt hột giảm hẳn, 9/10 số bệnh nhân mắt hột có thể điều trị tại xã. Bệnh sốt rét, phong, lao, hoa liễu giảm nhanh... Tỷ lệ chết nói chung, tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh và sản phụ nói riêng được hạ thấp nhanh chóng. Trước đó 10 nǎm, các tỷ lệ ấy nằm trong những tỷ lệ cao nhất của các nước lạc hậu, đến nǎm 1963, các tỷ lệ ấy nằm trong những tỷ lệ thấp của các nước có nền kinh tế phát triển cao. Tỷ lệ tử vong trong vòng 10 nǎm giảm 75%.
Công tác tuyên truyền giáo dục vệ sinh phòng bệnh đạt kết quả to lớn.
Các công trình vệ sinh phát triển nhanh. Nếu nǎm 1954 mới có trên 10.000 giếng nước thì nǎm 1957 có 200.770 giếng, tǎng gấp 20 lần.
Hố xí hai ngǎn trở thành phổ biến ở các huyện Nam Sách, Thanh Miện, Thanh Hà. Đây là những huyện tiêu biểu trong việc thanh toán xong nạn dùng phân tươi, làm được nhiều hố xí hai ngǎn.
Các phong tục tập quán phản vệ sinh (tục mớm cơm cho xác chết của đồng bào các dân tộc ít người...) được khắc phục, các chuồng gia súc được dời ra xa nhà. Đã xây dựng được nhiều xã, khu phố điển hình làm tốt công tác vệ sinh phòng bệnh: đồng bằng có xã Quảng Châu (Thanh Hoá), miền núi có xã Thạch Giám (Nghệ An), thành phố có khu phố 6 (thành phố Nam Định)...
Phong trào thể dục vệ sinh phát triển rộng khắp, đường làng ngõ xóm, phố, xã sạch sẽ, phong quang. Tại hội nghị chính trị đặc biệt, 1964, Hồ Chí Minh nhận xét: "Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh nǎm mà vẫn quanh nǎm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ǎn tập thể. Đâu đâu cũng có trường học, nhà gửi trẻ, nhà hộ sinh... Đời sống vật chất ngày càng ấm no, đời sống tinh thần ngày càng tiến bộ".
Để đề phòng chiến tranh hoá học, cơ quan vệ sinh phòng dịch đã hướng dẫn các biện pháp phòng chống cho học sinh. Học sinh Khu 4 đi học ngoài chiếc mũ rơm chống bom bi còn mang theo túi phòng hoá, trong đó có một lọ nhỏ sulfat đồng để xử trí bỏng photpho trên da, lọ bicarbonat để trung hoà chất độc, miếng xà phòng để tẩy rửa da khi bị dính chất độc.
3. Thời kỳ 1975 - 1996
Đây là thời kỳ đất nước đã thống nhất, cả nước bước vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo định hướng xã hội chủ nghĩa, công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo tiến hành được 10 nǎm (1986 - 1996).
Kể từ khi nước nhà thống nhất, trong 10 nǎm đầu (1975 - 1985), nền y tế miền Bắc mang bản chất xã hội chủ nghĩa, được xây dựng trên nền tảng tư tưởng, quan điểm Hồ Chí Minh, các vǎn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, trong đó quan điểm phòng bệnh là chính của Hồ Chí Minh được coi là phương châm, nguyên tắc quan trọng nhất của sự nghiệp bảo vệ, chǎm sóc sức khoẻ nhân dân, xây dựng và phát triển ngành y tế đã được xác lập. Trong khi đó, nền y tế miền Nam, sản phẩm của chế độ thực dân kiểu mới của Mỹ chủ yếu tập trung vào việc chữa bệnh, phòng bệnh không được coi trọng, mạng lưới y tế cơ sở gần như còn trắng, bệnh xã hội đầy rẫy, các dịch bệnh chết người tồn tại triền miên, phát triển rộng khắp.
Nhiệm vụ cơ bản của ngành y tế nước ta khi đó là, đối với miền Bắc phải tiếp tục bảo vệ, chǎm sóc sức khoẻ nhân dân, xây dựng và phát triển ngành theo quan điểm của Hồ Chí Minh, đối với miền Nam phải cải tạo, xây dựng lại nền y tế, bảo vệ, chǎm sóc sức khoẻ nhân dân trên cơ sở những tư tưởng, quan điểm đã được áp dụng ở miền Bắc. Những điều đó cần được thể hiện trong việc đề ra các chủ trương, giải pháp, các biện pháp về tổ chức, xây dựng mạng lưới y tế, trong đó có các hoạt động phòng chống dịch bệnh.
Sau ngày giải phóng miền Nam, Bộ Y tế quyết định thành lập hệ thống phòng dịch cho các tỉnh phía Nam. Trên nền tảng tư tưởng phòng bệnh là chính của Hồ Chí Minh, Bộ đã trưng dụng cán bộ phòng dịch miền Bắc vào miền Nam giúp việc thành lập các trạm vệ sinh phòng dịch, xây dựng tổ chức, phương pháp công tác cho y tế phía Nam.
Ngày 14-1-1975, Chính phủ ra Nghị quyết 15/CP cải tiến tổ chức y tế địa phương, Bộ Y tế ra Thông tư số 02 ngày 12-1-1977 hướng dẫn việc thực hiện nghị quyết trên. Các trạm phòng dịch tỉnh, các đội vệ sinh phòng dịch huyện được trang bị lại, cán bộ phòng dịch được bổ túc, đào tạo lại, thành lập các viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur khu vực (Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Nguyên, Nha Trang), các phân viện sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng Thành phố Hồ Chí Minh, Quy Nhơn.
Ngày 29-9-1975, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị 311/TTg nêu rõ phải tǎng cường bảo vệ sức khoẻ nhân dân, yêu cầu các ngành, uỷ ban hành chính các cấp phải tǎng cường chỉ đạo công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng chống dịch, phải thanh toán về cǎn bản các bệnh bại liệt, thương hàn, sốt rét, khống chế các bệnh lỵ, tiêu chảy, bạch hầu, ngǎn chặn kịp thời các bệnh dịch khác (cúm, sốt xuất huyết, viêm não...). Chỉ thị yêu cầu phải tập trung làm tốt ba việc:
- Trong ba hoặc nǎm nǎm, xây dựng đủ các công trình vệ sinh, trước hết ở các thành phố, thị xã, thị trấn; ở nông thôn tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động phong trào làm ba công trình vệ sinh (hố xí, giếng nước, nhà tắm), mỗi nhà có một nhà tiêu hai ngǎn, một đến ba gia đình có một giếng nước và nhà tắm, các đối tượng trong diện tiêm phòng, tiêm đạt tỷ lệ 100%.
- Phải làm tốt việc tuyên truyền giáo dục vệ sinh phòng bệnh và phòng chống dịch.
- ở các thành phố, thị xã, thị trấn phải làm tốt công tác vệ sinh ǎn uống.
Bộ Y tế cũng đã phát động phong trào nǎm dứt điểm, Vụ vệ sinh phòng dịch chịu trách nhiệm tham mưu chỉ đạo thực hiện "dứt điểm 1" xây dựng ba công trình vệ sinh.
Ngày 17-5-1978, Phủ Thủ tướng ra Chỉ thị 228 về khẩn trương ngǎn ngừa và dập tắt nhanh bệnh dịch hạch. Nǎm 1985, Bộ Y tế trình Chính phủ Những vấn đề cấp bách trong công tác y tế và đã ra Chỉ thị 373 ngày 5-12-1985 đẩy mạnh chương trình tiêm chủng mở rộng trong cả nước...
Những chỉ thị trên tạo cơ sở để ngành y tế đẩy mạnh hoạt động phòng chống dịch, đạt kết quả tốt. Số vụ dịch, số người mắc bệnh ở cả hai miền giảm rõ rệt. Số xã, số huyện đạt dứt điểm ba công trình chất lượng và tỷ lệ ngày càng cao.
Trong 10 nǎm đổi mới (1986 - 1996), ngành y tế nước ta cũng như toàn bộ xã hội đứng trước những thời cơ mới, đồng thời cũng gặp phải những thách thức mới.
Đó là việc ngành y tế có cơ hội để trở nên nǎng động, linh hoạt hơn, phát huy sức mạnh, nǎng lực sáng tạo của cộng đồng xã hội và nội lực của toàn ngành, của cán bộ nhân viên trong ngành vào sự nghiệp bảo vệ và chǎm sóc sức khoẻ nhân dân, xây dựng và phát triển ngành nếu biết vận dụng, khai thác được đúng đắn, triệt để những mặt tích cực của cơ chế thị trường.
Ngành y tế cũng đứng trước những thách thức mới, trong đó có những vấn đề rất gay gắt. Đó là cơ chế thị trường, có thể tạo sự giảm sút về y đức của một bộ phận cán bộ, nhân viên trong ngành trước những khó khǎn của cuộc sống, khi giữa người thầy thuốc và bệnh nhân có đồng tiền đứng xen ở giữa. Một thách thức quan trọng khác là sự tan rã của mạng lưới y tế cơ sở trước mặt trái, tiêu cực của cơ chế này. Y tế dự phòng trên thực tế đã phải đối mặt với những khó khǎn không nhỏ. Đó còn là nền nếp vệ sinh mà Hồ Chí Minh là người đầu tiên khởi xướng, xây dựng từ những nǎm đầu tiên mới thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, được phát động trong phong trào Đời sống mới, tiếp đó được củng cố và phát triển từ thập kỷ này sang thập kỷ khác, đã lơi lỏng dần dưới tác động của cơ chế thị trường. Sự quan tâm lãnh đạo hoặc phối hợp giúp đỡ của các cấp, các ngành đối với y tế dự phòng giảm sút, kinh phí dành cho y học dự phòng giảm thiểu và quá ít ỏi, trong khi đó mạng lưới y tế cơ sở gần như tan rã. Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, về cơ bản, ngành y tế vẫn thể hiện được quan điểm của Hồ Chí Minh, của Đảng về y tế nói chung, y học dự phòng nói riêng trong công tác bảo vệ, chǎm sóc sức khoẻ nhân dân, xây dựng và phát triển ngành y tế. Điều đó thể hiện qua việc ngành đã đề ra các chủ trương, giải pháp thích hợp về vệ sinh phòng dịch, các biện pháp tổ chức và xây dựng mạng lưới, các hoạt động phòng chống dịch bệnh trong tình hình mới đầy khó khǎn.
Ngày 9-6-1988, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định 174/CP ngǎn chặn bệnh sốt rét đang quay trở lại. Bộ Y tế chỉ đạo tǎng cường và thành lập các đội chống sốt rét, thành lập cơ sở sản xuất vacxin ở Nha Trang, Đà Lạt, thành lập phòng trung tâm kiểm định quốc gia sinh vật phẩm, Trung tâm khoa học sản xuất vacxin Sabin và quyết định cho phép thử thực địa vacxin này trên người, củng cố tổ chức, tǎng cường lực lượng cán bộ y tế dự phòng. Cuối nǎm 1996, thống nhất chức nǎng, nhiệm vụ, chức danh các tổ chức vệ sinh phòng dịch, y tế công cộng, y tế dự phòng thành Trung tâm y học dự phòng các tỉnh, thành phố. Vụ vệ sinh phòng dịch chuyển thành Vụ y tế dự phòng, chuyển việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm từ Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về Bộ Y tế, đưa việc quản lý vacxin, sinh vật phẩm từ Cục quản lý dược về Vụ y tế dự phòng, v.v.. Việc kết hợp quân - dân y trong lĩnh vực y tế dự phòng từ trung ương đến cơ sở trong các hoạt động phòng chống sốt rét, tiêm chủng mở rộng, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch, phòng chống bão lụt, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được coi trọng.
Ngày 20-4-1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra Chỉ thị 132/CT về việc đẩy mạnh công tác tiêm chủng mở rộng, thanh toán bệnh bại liệt trong cả nước.
Từ sau nǎm 1975, sốt rét phát triển mạnh ở các tỉnh phía Nam, nhất là vùng Tây Nguyên và quay trở lại các tỉnh phía Bắc. Nǎm 1990-1991, hàng triệu người bị bệnh sốt rét, số người chết tới 4.646 người. Để tập trung giải quyết được vấn đề này, tháng 4-1992, Bộ Y tế thành lập Chương trình quốc gia phòng chống sốt rét. Đầu nǎm 1996, quán triệt Chỉ thị 200/TTg về bảo đảm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện các giải pháp kỹ thuật về nhà tiêu thích hợp cho từng vùng nông thôn, xây dựng các công trình vệ sinh.
Về phòng chống HIV/AIDS, ngày 24-6-1987, Bộ Y tế thành lập tiểu ban phòng chống SIDA (AIDS) thuộc Uỷ ban phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn của Bộ Y tế. Tiếp đó là nhiều vǎn bản của Chính phủ, của Bộ Y tế về vấn đề này.
Các lĩnh vực khác liên quan chặt chẽ đến y học dự phòng cũng được quan tâm. Bộ Y tế đã lập các dự án y tế lao động, y tế học đường, chương trình vệ sinh dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, trong đó đáng chú ý chương trình "sức khoẻ cho mọi nhà". Đây là chương trình phòng chống dịch chủ động, mang tính tổng hợp của công tác vệ sinh phòng dịch mà mục tiêu phấn đấu là giảm tỷ lệ mắc, chết do các bệnh truyền nhiễm gây dịch, xây dựng gia đình có đủ công trình vệ sinh, nhà ở sạch gọn, tham gia các hoạt động y tế công cộng, đạt được các chỉ tiêu của chương trình y tế quốc gia, củng cố và duy trì các hoạt động phòng chống dịch chủ động của mạng lưới vệ sinh viên và người tình nguyện, giáo dục sức khoẻ.
4. Mấy giải pháp cho y học dự phòng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo tư tưởng Hồ Chí Minh
"Phòng bệnh cũng cần thiết như trị bệnh" hoặc "phòng bệnh hơn trị bệnh" là tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh về y tế dự phòng được Người nêu ra rất sớm, từ những nǎm đầu tiên khi ra đời Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Đảng ta cũng đã nhiều lần khẳng định quan điểm này trong các vǎn kiện, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác y tế. Hơn 50nǎm qua, những quan điểm, tư tưởng đó, được ngành y tế quán triệt, thể hiện một cách nhất quán, liên tục trong sự nghiệp bảo vệ, chǎm sóc sức khoẻ nhân dân, xây dựng và phát triển ngành, trong việc đề ra các chủ trương, giải pháp, các biện pháp về tổ chức, xây dựng màng lưới y tế dự phòng trong các hoạt động vệ sinh phòng dịch. Việc làm đó, đã góp phần tạo nên những thành quả to lớn, rất quý báu như những bông hoa của ngành đóng góp cho chủ nghĩa xã hội, cho đất nước ta "mà nhân dân ta rất tự hào và nhiều bè bạn ta khắp nơi hết lòng khen ngợi".
Giờ đây, khi nước ta chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhiều thách thức lớn đang đặt ra cho công tác bảo vệ và chǎm sóc sức khoẻ nhân dân, xây dựng và phát triển ngành, thì vai trò của y học dự phòng càng trở nên đặc biệt quan trọng.
Ngân hàng thế giới (1992) cho biết chỉ riêng việc cải thiện nguồn nước và điều kiện vệ sinh, hàng nǎm trên thế giới đã cứu hai triệu trẻ em thoát khỏi cái chết do tiêu chảy, 200 triệu người tránh khỏi bị tiêu chảy, giảm được 300 triệu người mắc bệnh do giun tròn gây ra, giảm được 150 triệu người mắc bệnh sán máng, hai triệu người bị giun chỉ.
ở nước ta, nhờ có tiêm chủng, tỷ lệ mắc và chết do sáu bệnh truyền nhiễm ở trẻ em là lao, bạch hầu, ho gà, bại liệt, sởi, uốn ván đã giảm đi nhiều. Các chương trình y tế có mục tiêu như chống bệnh tiêu chảy, chống suy dinh dưỡng trẻ em, phòng chống HIV/AIDS, vệ sinh môi trường, chống bệnh sốt rét, phòng chống bệnh bướu cổ..., cũng thu được những kết quả khả quan. Để đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ mắc bệnh, ngǎn chặn những hiểm hoạ đối với sức khoẻ hàng triệu người trong cộng đồng do các dịch bệnh tồn tại từ trước chưa thanh toán xong như bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, suy dinh dưỡng trẻ em, v.v. hoặc do các dịch bệnh có thể phát triển mạnh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá như HIV/AIDS, ung thư, bệnh tim mạch, bệnh do tệ nạn xã hội, do tai nạn giao thông, bệnh nghề nghiệp, để nâng cao thể lực, tǎng tuổi thọ, làm cho giống nòi ngày càng cường tráng, không có con đường nào khác là phải tích cực đẩy mạnh và phát triển y học dự phòng theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII, nǎm 1993 "Về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chǎm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân" chỉ rõ: "Chǎm sóc sức khoẻ và giải quyết các vấn đề bệnh tật cần phải theo quan điểm dự phòng tích cực và chủ động, đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng bệnh, rèn luyện thân thể đi đôi với nâng cao hiệu quả điều trị".
Giáo sư Đỗ Nguyên Phương, Bộ trưởng Bộ Y tế đã nêu ra những định hướng lớn, những giải pháp cho vấn đề y học dự phòng trong thời kỳ đổi mới như sau:
1. Thực hiện giáo dục sức khoẻ rộng rãi trong toàn dân để mỗi người dân tự biết cách giữ gìn sức khoẻ cho mình, cho gia đình, cho cộng đồng; hạn chế những trường hợp bệnh tật hoặc tử vong chỉ vì thiếu hiểu biết.
2. Thực hiện thành công các chương trình y tế phục vụ chǎm sóc sức khoẻ ban đầu tại cộng đồng để giải quyết những vấn đề cấp thiết nhất của y học dự phòng. Đó là các chương trình: cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, phòng chống sốt rét, phòng chống bướu cổ, tiêm chủng mở rộng, chǎm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình, dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, phòng chống nhiễm HIV/AIDS, phòng chống các tệ nạn xã hội, v.v..
3. Đẩy mạnh công tác giám sát, thanh tra về vệ sinh môi trường, vệ sinh lao động, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh dược phẩm và mỹ phẩm.
4. Xây dựng nếp sống vệ sinh ở nông thôn và đô thị, phát triển lối sống lành mạnh, đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể. Đơn vị cơ bản để thực hiện các mục tiêu này là các hộ gia đình, các trường học, các thôn bản. Từ đó, các hoạt động sẽ lan rộng ra thành phong trào của toàn xã hội.
5. Phát triển các khoa học về sức khoẻ và tǎng cường đào tạo cán bộ chuyên khoa, từng bước đưa y học dự phòng nước ta lên ngang tầm với sự phát triển của đất nước, tiếp cận với trình độ khoa học của các nước phát triển.
Trong hệ thống y tế của nước ta, y tế cơ sở là tuyến thấp nhất làm nhiệm vụ chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, là nơi đầu tiên người dân tiếp cận với công tác phòng chữa bệnh của hệ thống dịch vụ y tế. Y học dự phòng không thể phát huy được tác dụng nếu không có hệ thống này. Vì vậy, trong các giải pháp cho y học dự phòng, việc củng cố và hoàn thiện hệ thống y tế cơ sở đóng vai trò rất quan trọng. Phấn đấu đến nǎm 2000, tất cả các trạm y tế cơ sở được xây dựng và trang bị đầy đủ các dụng cụ y tế thông thường, 40% số trạm có bác sĩ, 100% y tế xã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi, 100% các thôn, bản có cán bộ y tế cộng đồng. Cải tiến phương pháp làm việc của trạm y tế để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là triển khai công tác y học dự phòng, chǎm sóc sức khoẻ tại gia đình với sự tham gia ngày càng nhiều của cộng đồng. ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, tiếp tục củng cố và phát triển các đội y tế lưu động vừa làm nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ, vừa làm công tác phòng, chữa bệnh cho dân.
Các giải pháp nêu trên phù hợp với quan điểm Hồ Chí Minh về y học dự phòng, là những định hướng lớn cho công tác y học dự phòng trong thời kỳ đổi mới, làm cho y học dự phòng có thể phát huy tác dụng, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp bảo vệ, chǎm sóc sức khoẻ, nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân, xây dựng và phát triển ngành y tế nước nhà theo nguyên tắc khoa học - dân tộc - đại chúng.