Tấm lòng của Bác Hồ thật là mênh mông vĩ đại

Tháng 4 năm 2002
T.Đ

Đã 25 năm kể từ khi bài thơ dài Việt Nam - tình yêu của tôi của Vili Xanbao ra đời, được dịch và trân trọng giới thiêu trên báo Nhân dân số ra ngày 6-2-1977. Cho đến bây giờ, nhiều câu trong đó vẫn cứ ngân lên trong lòng tôi: 

Chào bạn Việt Nam! Có nghe tôi hát 
Có nghe xôn xao nhịp đập tim tôi 
Giữa sớm mai nay, tiếng hát bồi hồi 
Đưa tôi đến những vùng quê xa tít

Năm 1988, ở tuổi 74, ông lại hoàn thành bài thơ Nhật ký Việt Nam dài đúng 200 câu, thể hiện những tình cảm nồng nàn đối với Bác Hồ và nhân dân ta. 

Cách đây gần một năm, trong dịp công tác ở Đức tôi đã đến thăm ông tại nhà riêng ở phố Rathaodơ, trung tâm thủ đô Beclin. Ông đang ốm nặng, nhưng được bà Ria, người bạn đời yêu quý của ông báo tin có khách Việt Nam đến, gương mặt ông tươi tắn hẳn lên. Ông vẫn nằm ở giường, lâu nay ông vẫn nằm như thế - nhưng cổ nghển lên, đưa cả hai tay ôm lấy tôi: "Việt Nam! Việt Nam!". Tôi để ý: hai khoé mắt ông ngấn lệ. Ông xúc động nói: "Việt Nam và Bác Hồ lúc nào cũng hiển hiện trong tâm hồn tôi". 

Là người quen biết ông từ lâu, lại đã từng hợp tác với nhau trong một số công việc báo chí và văn học, tôi rất hiểu tấm lòng ông. Từng mấy thập kỷ làm Tổng thư ký Uỷ ban Việt Nam, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Đoàn kết của Cộng hoà Dân chủ Đức, ông thực hiện trách nhiệm của mình một cách tuyệt vời, không chỉ với cương vị một cán bộ Nhà nước, một "quan chức" mà trước hết, trên hết, tự xác định là một người bạn thực sư của Việt Nam. Con người hiền lành, giàu tình cảm và rất đỗi khiêm nhường ấy đã có sau lưng mình gần tám chục năm hoạt động cách mạng sôi nổi và phong phú - kể từ lúc đứng trong hàng ngũ Đội thiếu niên Chim ưng đỏ ở tuổi lên 9, miệt mài nghiên cứu, viết sách, viết báo. Tập hồi ức Thẳng lưng mà bước của ông vừa xuất bản mà tôi hân hạnh được ông tặng riêng một cuốn, là sản phẩm chủ yếu của quá trình lao động miệt mài ấy. Ngay trong tập hồi ức này, ông dành hẳn một chương viết về Việt Nam và đặc biệt về những dịp ông được tiếp xúc với Bác Hồ. Tình cảm ấy, ở ông, như một sợi chỉ đỏ, xuyên suốt bao nhiêu năm qua. Gần 30 năm trước, trong bài Nghĩ đến Việt Nam, nghĩ đến Bác Hồ, ông đã viết: 

"Là một người từng công tác ở Uỷ ban Việt Nam, bao nhiêu năm qua, tôi đã lắng nghe với tất cả tâm hồn mình những bước đi của sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nạm dưới sự lãnh đạo của Bác Hồ. Đối với chúng tôi, Việt Nam có nghĩa là Bác Hồ. Trên làn môi cửa trẻ con nước chúng tôi, hai tiếng "Bác Hồ" được gọi với niềm yêu thương, tin cậy, trìu mến. Riêng đối với tôi, bởi vì Việt Nam đã trở thành quê hương thứ hai của mình, tôi xin được phép gọi Bác Hồ là người cha thân thiết của tôi. Tôi bỗng nhớ đến một câu ca dao Việt Nam rat dễ thương: 

Tháp Mười đẹp nhất hoa sen 
Nước Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ

Từng đọc những vần thơ thiết tha về Bác Hồ, về Việt Nam của Vili Xanbao, nhà thơ Lưu Trọng Lư đã có những cảm nghĩ hết sức tốt đẹp và đầy lòng biết ơn đối với người đồng nghiệp ở phía trời Tây. 

Trong các tác phẩm của V.Xanbao, theo nhận xét của tôi - người được đọc và dịch gần hết ra tiếng Việt - tình cảm của ông đối với Bác được thể hiện đầy đủ nhất ở hồi ức Tháng giêng năm ấy. Tháng Giêng năm ấy là năm 1969, năm cuối cùng trong đời Bác Hồ vĩ đại, vào ngày 23, tính ra chỉ 7 tháng 9 ngày trước khi Người vĩnh biệt cuộc đời này, ông và các đồng chí của mình đã được đến thăm Bác Hồ tại nhà riêng. Ông cho biết: Hồi này - so với những lần gặp trước - trông Bác đã yếu nhiều. Mọi người trong đoàn đều lo ngại về sức khoẻ của Người. Nhưng Người chỉ mỉm cười đôn hậu: "Các đồng chí đừng lo. Tôi vẫn ăn, ngủ và làm việc bình thường". Rồi Người âu yếm hỏi: "Các chú thấy co lạnh không?". Mọi người trả lời: "Thưa Bác, không ạ!" Bác là người già yếu, đáng lo nhất về sức khoẻ thì Người lại quan tâm, hỏi thăm sức khoẻ từng người một. Lúc ấy, trong đoàn, chỉ có Chủ tịch Uỷ ban Việt Nam Mác Dêphrin bi cúm, phải nằm Bệnh viện Hữu Nghị mất mấy ngày. Theo phép lịch sự, Mác Dêphrin cởi áo khoác ngoài và định cởi cả khăn quàng ra thì Bác xua tay: "Không nên cởi khăn quàng, chú ạ!". Nói xong, Người cởi khăn quàng của Người ra và quàng thêm cho Dêphrin. Thấy Người cũng mệt, Chủ tịch Uỷ ban chúng tôi vội quàng chiếc khăn của ông cho Người. 

Trong cuộc gặp này, Bác Hồ đã được báo cáo rất tỉ mỉ về phong trào ủng hộ Việt Nam ở Cộng hoà Dân chủ Đức, từ các hoạt đông: "Điện cho Việt Nam", "Xe đạp cho Việt Nam", "Máu cho Việt Nam"... cho đến những buổi hoà nhạc quyên tiền theo yêu cầu thính giả của đài phát thanh, những "quầy hàng đoàn kết do thanh niên và thiếu niên, nhi đồng tổ chức... Đoàn đại biểu Uỷ ban Việt Nam trao tặng Bác những món quà mà nhân dân ở các nơi của Cộng hoà Dân chủ Đức gửi biếu Người. Bác tỏ ý rất vui và xúc động trước tình cảm chân thành của mọi người trên quê hương Các Mác. 

Trong món quà kính dâng Bác Hồ, Người rất thích tác phẩm Việt Nam trong giờ phút này - một cuốn sách dày dặn, giấy tốt, khổ to, mới được xuất bản trước đó ít lâu. Đây là công trình của nhiều văn nghệ sĩ tên tuổi ở Đức và trên thế giới như Anna Dêgớc, Phởítxơ Brêmơ, Pao Đếtxao, Xtê Phan Hêmơlin, Gêoóc Maorơ, Ôttô Nagen, Vili Xítê, Cuốc Stécnơ, Bổít Pôlêvôi, Sôlôkhốp, Iven, Êptusenkô, Pêtơ Vaisơ... từ khắp các lục địa cũng gửi bản thảo tới, hưởng ứng hành động chung giàu ý nghĩa. Tiền bán sách được gửi vào quỹ đoàn kết ủng hộ Việt Nam. Đăc bịệt, hơn 30 tác giả ở Mỹ, trong đó có Philíp Bônỗki, Pêthơ Dêgơ... cũng viết bài cho tập sách... 

Là người biết tiếng Đức, Bác Hồ lật từng trang sách một tấm lòng trân trọng. Người chú ý từng tên tác giả và cũng dừng lại khá lâu ở bản thống kê phong phú, độc đáo về sự phát triển của Việt Nam trong các thế kỷ qua. Người được giao báo cáo với Bác về mọi việc cụ thể là Vili Xanbao. Riêng về cuốn sách này, Bác Hồ nói với ông: "Đây là hành động chung bao trùm khắp thế giới. ý tưởng của các nhà văn Đức thật đáng ca ngợi. Nhân dân Việt Nam, qua tác phẩm này, thêm một lần đón nhận những tiếng nói đoàn kết chiến đấu cất lên từa nhiều phương trời...". Bác còn hỏi thăm về từng tác giả, như Brunô Apítxơ, người viết cuốn Trần trụi giữa bầy sói; Cuốc và Gien Stécnơ, những người Bác Hồ từng có lần tiếp tại nhà sàn này, hoặc Erích Noisơ, nhà văn đã viết vở kịch Cuộc chiến tranh bẩn thỉu nói về một làng quê Việt Nam bên sông MêKông và về Hoàng cung của Bảo Đại... 

Vili Xanbao vui mừng được giới thiệu với Bác Hồ những bức tranh do thiếu nhi Đức vẽ, những vần thơ do các em viết hoặc những "sản phẩm" do các em làm để bán tại các quầy "đoàn kết" lấy tiền ủng hộ Việt Nam. Nhà thơ kính biếu Bác một quyển anbum Tem về Việt Nam, trong đó có nhiều tem mang hình ảnh Bác Hồ. 

Trong bầu không khí hết sức cởi mở ấm áp, Bác sĩ Mác Dephrin nêu một vấn đề khá quan trọng để xin ý kiến Người. Số là, trong thời giàn đó, nhiều thanh niên ở Cộng hoà dân chủ Đức tình nguyện xin được sang Việt Nam trực tiếp cầm súng chống Mỹ. Nghe báo cáo xong, Bác nở một nụ cười trìu mến và chậm rãi nói: 

- Tôi rất vui, khi được biết ý định đó của các cháu. Đó là một ý định tốt, rất đáng hoan nghênh. Xin nhờ các đồng chí chuyển lời cảm ơn của tôi tới các cháu. ý định đó, quyết tâm đó của các cháu nói lên rằng, tình đoàn kết quốc tế của thế hệ trẻ nước Cộng hoà Dân chủ Đức đã phát triển ở mức độ cao nhưng vấn đề là cần làm cho các cháu hiểu rằng: chúng ta đừng để nổ ra một cuộc chiến tranh thế giới. Nhân dân Việt Nam rất yêu chuộng hoà bình nên mới tiến hành cuộc đấu tranh đầy gian khổ, hy sinh này. Chúng tôi không những chiến đấu vì bản thân mình mà chính là vì lợi ích của toàn nhân loại. Tôi nghĩ rằng, ở Đức cũng như ở các nước khác trước hết cần tiến hành phong trào đoàn kết ủng hộ Việt Nam ngay trong nước mình, đó là một phong trao ủng hộ rộng khắp về chính trị, tinh thần và vật chất... 

Nghe Bác nói, các bạn Đức càng thấm thía về sự quan tâm của Người đối với lợi ích chung của hoà bình thế giới. Vili Xanbao viết: "Tấm lòng của Bác thật là mênh mông, vĩ đại! Trong tầm nhìn của Bác, không những cho thấy Người là nhà quốc tế đáng kính phục mà còn là nhà văn hoá lớn, giàu tình thương yêu nhân loại. Nào ai ngờ rằng chỉ sau đó ít tháng, Bác Hồ đã vĩnh viễn ra đi trong niềm tiếc thương vô hạn của mọi con người lương tri trên trái đất này..."

 

Báo Văn nghệ, số 20, ngày 18/5/2002

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website