Hồ Chí Minh, một cuộc đời

Tôi bắt đầu say mê Hồ Chí Minh từ giữa những nǎm 1960 khi đang là một sĩ quan trẻ làm việc tại đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn, tôi lấy làm khó hiểu trước việc các du kích Việt cộng chiến đấu trong rừng rậm tỏ ra có kỷ luật và động cơ cao hơn đội quân đồng minh. Khi thử tìm hiểu vấn đề, tôi được giải thích rằng đó là do vai trò của nhà khởi xướng và nhà chiến lược bậc thầy cách mạng Việt Nam - ông Hồ Chí Minh. Sau khi thôi phục vụ chính quyền Mỹ để theo đuổi sự nghiệp khoa học, tôi có ý định viết một cuốn tiểu sử về nhân vật hết sức phong phú này. 

Hiện nay, hơn ba thập niên sau khi ông qua đời, Hồ Chí Minh vẫn được tôn kính ở Việt Nam. Đối với nhân dân Việt Nam, hình ảnh ông vẫn là thiêng liêng. Sự nghiệp mà ông khởi xướng và lãnh đạo đã tạo thành một thời điểm quyết định của thế kỷ 20, thể hiện đỉnh cao của kỷ nguyên giải phóng dân tộc trong Thế giới thứ ba và sự ghi nhận đầu tiên về những giới hạn trong chính sách ngǎn chặn chủ nghĩa cộng sản của Mỹ. 

Là thành viên của phong trào cộng sản quốc tế, kiến trúc sư của thắng lợi cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh hẳn nhiên là một trong những nhân vật chính trị có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20. Ông có một tính cách lãnh đạo riêng bằng thuyết phục và đồng tâm hơn là áp đặt ý chí quyền lực của mình cho người khác. Khác với những nhân vật cách mạng nổi tiếng khác, Hồ Chí Minh ít quan tâm tới hệ tư tưởng và các cuộc tranh luận ý thức mà tập trung toàn bộ suy nghĩ và hoạt động của mình vào các công việc thực tế nhằm giải phóng đất nước mình và các dân tộc thuộc địa khác thoát khỏi chủ nghĩa đế quốc phương Tây. 

Thật khó hình dung cuộc cách mạng Việt Nam mà thiếu sự tham gia tích cực của Hồ Chí Minh. Ông Hồ không chỉ là người sáng lập Đảng và về sau là Chủ tịch nước, ông còn là nhà chiến lược chính và là biểu tượng có sức cổ vũ nhất của đất nước ông. Là nhà tổ chức tài ba, nhà chiến lược sắc sảo và nhà lãnh đạo có sức thuyết phục, con người Hồ Chí Minh một nửa là Lênin, một nửa là Gandhi. Đó là một sự kết hợp nǎng động. Trong khi cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam là một thực tế không tránh khỏi, vượt qua số phận của những cá nhân con người riêng lẻ nhưng nếu thiếu đi sự hiện diện của ông chắc nó đã diễn ra khác với những hậu quả khác. 

Hồ Chí Minh, như vậy, là người tạo sự kiện (theo cách nói của nhà triết học Mỹ Sidney Hook), là đứa con của bước ngoặt, người kết hợp được trong cá nhân mình hai sức mạnh trung tâm của lịch sử Việt Nam hiện đại: khát vọng độc lập dân tộc và đòi hỏi công bằng xã hội và kinh tế. Do các sức mạnh này vượt ra ngoài biên giới nước mình, ông Hồ đã có thể truyền thông điệp của ông đến các dân tộc thuộc địa trên toàn thế giới và nói lên yêu cầu chung của họ về nhân phẩm và tự do thoát khỏi ách áp bức đế quốc. Ông đã có một vị trí trong ngôi đền các danh nhân cách mạng, những người đấu tranh kiên cường để đưa lại cho những người cùng khổ trên toàn thế giới tiếng nói trung thực của họ.

Báo Tuổi trẻ

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Liên kết website