Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng dân tộc trong tiến trình cách mạng Việt Nam

(ĐCSVN) – Ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến như Việt Nam, giải quyết mối quan hệ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp là một vấn đề lớn, đầy khó khăn phức tạp. Với sự nhạy cảm đặc biệt về chính trị, với sức sáng tạo tuyệt vời, tinh tế, Hồ Chí Minh đã khéo chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam, đưa ra một mẫu hình chuẩn mực trong việc xử lý mối quan hệ giữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp trong tiến trình cách mạng vô sản. 

Đến với Cách mạng tháng Mười, tiếp nhận ánh sáng Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc thuộc địa, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã kết luận: Con đường giải phóng mọi sự áp bức chỉ có thể là sự nghiệp cách mạng vô sản. 

Đưa phong trào yêu nước giải phóng dân tộc của nhân dân ta vào quỹ đạo của phong trào cách mạng vô sản thế giới, Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc rằng: Con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Người cho rằng: con đường, chiến lược, sách lược cách mạng mỗi nước là tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ở nước đó quyết định. Nhiệm vụ cốt tử hàng đầu của các dân tộc trên bán đảo Đông Dương là phải giành cho được độc lập, tự do từ tay thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Sự nghiệp giải phóng dân tộc ấy theo Hồ Chí Minh là hoàn toàn không 1ệ thuộc cách mạng ở chính quốc Pháp. 

Trong Chánh cương, sách lược vắn tắt do mình khởi thảo và được Hội nghị thành lập Đảng 3/2/1930 thông qua, Hồ Chí Minh đã vạch những vấn đề hết sức cơ bản về con đường, chiến lược, sách lược cho cách mạng Việt Nam. Những nội dung cụ thể của chính cương sách lược đã thể hiện sự sáng tạo rất lớn và rất tinh tế của Hồ Chí Minh trong việc xử lý mối quan hệ giữa chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản với điều kiện thực tiễn cụ thể ở Việt Nam. Chánh cương do Hồ Chí Minh trình bày có đoạn: “a) Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. b) Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập. c) Dựng ra chính phủ công nông binh. d) Tổ chức ra quân đội công nông”. Hồ Chí Minh nhận định: ở Việt Nam bọn tư bản Pháp đã thâu tóm toàn bộ nền kinh tế, nên “... tư bản bản xứ không có thế lực gì, ta không nên nới cho họ đi về phe đế quốc được. Chỉ có bọn đại địa chủ mới có thế lực và đứng hẳn về phe đế quốc chủ nghĩa”. Như vậy trong tư duy của Hồ Chí Minh để tập trung phân hoá, cô lập kẻ thù, huy động lực lượng ở mức tối đa Người không xếp nhiệm vụ chống giai cấp địa chủ, đưa lại ruộng đất cho nông dân ngang hàng với nhiệm vụ chống đế quốc và bọn đại địa chủ tay sai. Người quan niệm: đánh đổ sự thống trị của đế quốc thực dân Pháp và bè lũ tay sai, giải phóng dân tộc tức là đã thực hiện một phần rất quan trọng cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp. Coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận không tách rời phong trào cách mạng của thế giới, Người chỉ rõ: “... trong khi tuyên truyền khẩu hiệu An Nam độc lập, phải đồng tuyên truyền và thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất và vô sản giai cấp Pháp”. 

Tuy nhiên, do những điều kiện quốc tế và trong nước, trong Đảng lúc bấy giờ mà những tư duy nhạy bén, sắc sảo của một tầm cao trí tuệ chưa được hiểu và tiếp nhận một cách đầy đủ. Phải hơn 10 năm sau với những thử thách khốc liệt trong thực tiễn thì những vấn đề cơ bản trong Chánh cương sách lược vắn tắt mới được khẳng định và phát triển. Hội nghị Trung ương lần thứ 8 tháng 5/1941 do Hồ Chí Minh triệu tập và chủ trì 1à mốc đánh dấu sự chuyển hướng trong chỉ đạo chiến lược một cách hoàn chỉnh. (Trước đó Hội nghị Trung ương 6 và 7 đã có đề cập vấn đề này). Phân tích sâu sắc tình hình thế giới và trong nước, Hồ Chí Minh đã đi đến kết luận: Toàn bộ những hoạt động của phong trào cách mạng Đông Dương phải khẩn trương chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để khi thời cơ tới nhanh chóng giành cho được độc lập tự do. Để tập trung nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thực hiện quyền lơi cho quảng đại quần chúng nhân dân 1ao động, Hồ Chí Minh đã nêu lên trong khởi thảo Nghị quyết (được Hội nghị Trung ương lần thứ 8 thông qua): Đảng vẫn tạm rút khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của địa chủ mà đề ra chính sách tịch thu ruộng đất của đế quốc, việt gian chia cho dân cày nghèo. Trong “Kính cáo đồng bào” (6/6/1941) Hồ Chí Minh viết: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta phải đoàn kết đại đánh đổ bọn đế quốc và bọn việt gian đặng cứu giống nới ra khởi nước sôi lửa bỏng”. 

Nhằm khơi dậy và phát huy hết khả năng, tinh thần của nhân dân trong mỗi quốc gia dân tộc, lần đầu tiên Hồ Chí Minh đã đề nghị giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ của từng nước trên bán đảo Đông Dương. Người cho rằng ở Đông Dương vì cùng có kẻ thù chung nên không thể một dân tộc này tự giải phóng riêng rẽ được. Nhưng sự liên hiệp các dân tộc Đông Dương không nhất thiết buộc các dân tộc thành lập một quốc gia duy nhất vì các dân tộc xưa nay vẫn có tinh thần dân tộc riêng của họ. Trong tình hình mà kẻ thù đang tập trung xuyên tạc rằng: Đế quốc An Nam đang xâm lược Lào và Cao Mên để ly gián chia rẽ 3 dân tộc anh em trên bán đảo Đông Dương thì nhận thức và sự chỉ đạo trên đây của Hồ Chí Minh 1à cực kỳ sáng suốt và rất có hiệu quả. Sự phát triển nhanh chóng về lực lượng cách mạng của 3 nước Việt - Lào - Cămpuchia diễn ra trong những năm sau đó đã làm nổi bật thêm tư duy độc lập, đầy tính sáng tạo của Hồ Chí Minh. Đề nghị của Hồ Chí Minh tách vấn đề dân tộc trong khuôn khổ của từng quốc gia không những có giá trị chỉ đạo thực tiễn to lớn lúc bấy giờ mà nó còn là một cơ sở hết sức quan trọng để hình thành phát triển chính sách dân tộc hết sức đúng đắn của Đảng ta về sau. 

Trong suốt 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) những nội dung cơ bản của Chánh cương sách lược vắn tắt và quyết nghị của Hội nghị Trung ương gần thứ 8 (5/1941) đã được vận dụng một cách hết sức linh hoạt trong việc xử lý mối quan hệ giữa kháng chiến với cuộc cách mạng điền địa. Để bồi dưỡng sức dân và huy động đến mức cao nhất lực lượng mọi mặt (kể cả trong giai cấp địa chủ phong kiến), Đảng, Chính phủ đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện từng bước giảm tô, lấy ruộng đất của địa chủ gian ác, việt gian chia cho dân cày. Phải đến gần cuối chiến tranh vấn đề cải cách ruộng đất mới được Đảng ta đặt ra một cách trực tiếp với những bước đi rất thận trọng. 

Vào lúc đế quốc Mỹ trực tiếp đưa quân ồ ạt vào miền Nam, mở rộng chiến tranh trên quy mô cả nước, một lần nữa dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu toàn dân ta hướng về khẩu hiệu chiến lược: Tất cả để chiến thắng giặc Mỹ xâm lược. Đầu năm 1966, tại lớp Hội nghị cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và quân đội Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ nhiệm vụ: “Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược... chúng ta phải quyết tâm chiến đấu đến cùng giành độc lập dân tộc và thống nhất nước nhà...” 

Như vậy, tư tưởng xuyên suốt của Hồ Chí Minh là: Khi đất nước còn nằm dưới sự áp bức của đế quốc và bè lũ tay sai thì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc luôn là một mục tiêu thiêng liêng được đặt lên hàng đầu. Mọi vấn đề như giương cao ngọn cờ lý tưởng, bồi dưỡng sức dân, phân hoá cô lập kẻ thù, tập hợp lực lương cách mạng... trong phạm vi quốc gia và quốc tế trước hết tập trung hướng vào thực hiện nhiệm vụ cao cả đó. Người cho rằng: đưa dân tộc thoát khỏi ách nô địch thuộc địa, giải phóng nhân ta khỏi “kiếp ngựa trâu” của chính quyền đế quốc tay sai là đã tạo tiền đề tiên quyết đưa sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp đi đến thắng lợi hoàn toàn. 

TS.Nguyễn Văn Hữu
Viện KHXHNV Quân sự, BQP

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Liên kết website