Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc của quân đội

Điều lệ Công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam (xuất bản năm 2003) xác định: “Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện, mang bản chất giai cấp công nhân, tính dân tộc, tímh nhân dân sâu sắc, có mục tiêu nhất quán chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phức của nhân dân''. Bản chất giai cấp công nhân (GCCN), tính nhân dân, tính dân tộc của quân đội là vấn đề trọng yếu, cốt tủy, xuyên suốt và là thực chất của xây dựng quân đội về chính trị, làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của quân đội ta. Xây dựng bản chất GCCN, tính nhân dân, tính dân tộc của quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng quân đội kiểu mới - quân đội của dân, do dân, vì dân. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quán triệt sâu sắc nguyên lý xây dựng quân đội kiểu mới, khẳng định vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong xác lập bản chất GCCN tiên tiến, cách mạng triệt để cho quân đội. Trong Chánh cương vắn tắt (l930), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã xác định, để thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc, người cày có ruộng, tiến lên CNXH cần phải “tổ chức ra quân đội công nông” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, t3, Nxb CTQG, H., l995, tr. 1). Theo Người, ''muốn đánh giặc, phải có quân đội'' (Sđd, t.5, tr.549), một quân đội của giai cấp, là lực lượng chính trị đặc biệt, công cụ bạo lực sắc bén luôn đi tiên phong trong đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc đề giành và giữ vững chính quyền, các thành quả cách mạng. Do vậy, bản chất giai cấp luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong xây dựng quân đội, làm cho bộ đội có giác ngộ cách mạng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với sự nghiệp cách mạng, có ý chí và quyết tâm chiến đấu cao, sẵn sàng vượt qua khó khăn, gian khổ, hy sinh để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. 

Quán triệt sâu sắc lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh, trong xã hội có giai cấp mỗi người luôn thuộc về một giai cấp nhất định, ''không ai có thể đứng ngoài giai cấp” (Sđd, t.9, tr.283). Quân đội là công cụ bạo lực của giai cấp, nên luôn mang bản chất của giai cấp đã tổ chức, xây dựng nó. Tất cả các quân đội kiểu cũ của các nhà nước bóc lột đều mang bản chất của giai cấp bóc lột, được sử dụng làm công cụ bảo vệ quyền lợi ích kỷ của giai cấp thống trị, đối lập với lợi ích của nhân dân. Trái lại, quân đội ta là quân đội kiểu mới của GCCN, nhân dân lao động và của toàn dân tộc Việt Nam do Đảng và Bác Hồ trực tiếp tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện. Do vậy, ngay từ ngày đầu thành lập đến nay, quân đội luôn mang trong mình bản chất tết đẹp của GCCN - giai cấp tiên tiến, cách mạng triệt để nhất, có sứ mệnh lịch sử vẻ vang là đấu tranh cho độc lập dân tộc và CNXH. Người nhấn mạnh: ''Để giành lấy thắng lợi, cách mạng nhất định phải do GCCN lãnh đạo. Vì nó là giai cấp tiên tiến nhất, giác ngộ nhất, kiên quyết nhất, có kỷ luật nhất và tổ chức chặt chẽ nhất. Mà đảng vô sản là bộ tham mưu của giai cấp công nhân'' (Sđd, tr.283). Cả lý luận và thực tiễn xây dựng quân đội 60 năm qua đã khẳng định tính đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng và quân đội: ''Quân đội ta có sức mạnh vô địch, vì nó là một quân đội nhân dân do Đảng ta xây dựng, Đảng ta lãnh đạo và giáo dục'' (Sđd, t.l l, tr.349). 

Đảng và Bác Hồ đã kiên trì quán triệt sâu sắc các nội dung chính trị tư tưởng và tổ chức của Đảng tới mỗi tổ chức, mỗi cá nhân; làm cho mỗi cán bộ, chiến sĩ trong quân đội có giác ngộ lý tưởng cộng sản, mục tiêu chiến đấu niềm tin, ý chí quyết tâm cao, cùng những phẩm chất và năng lực cần thiết để hoàn thành các nhiệm vụ được giao. 

Chính trị là sinh mệnh của quân đội cách mạng. Do vậy, học tập chính trị để nâng cao giác ngộ cách mạng là yêu cầu đầu tiên của quân đội. Người nói: ''Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại ... Đã là quân đội nhân dân thì phải học chính sách của Đảng'' (Sđd, t.6, tr.318). Trong chỉnh huấn bộ đội phải lấy ''chính trị làm gốc''. ''Muốn cho quân đội ta quyết chiến quyết thắng hơn nữa thì phải săn sóc đời sống vật chất của họ, nâng cao trình độ chiến thuật và kỹ thuật của họ, nhất là giáo dục chính trị, làm cho có lập trường vững chắc, lập trường quân đội của nhân dân do GCCN lãnh đạo'' (Sđd, tr.464). Người luôn khẳng định, Đảng là người duy nhất có quyền nắm quân đội, Đảng không chia sẻ quyền đó cho bất cứ một tổ chức, cá nhân nào khác. Đảng lãnh đạo quân đội trở thành nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt trong xây dựng quân đội. Trong chỉ thị gửi bộ đội miền nam (1962) Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: ''Phải quán triệt sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp và tuyệt đối của Đảng đối với quân đội''; «không có Đảng thì không có quân đội, không có Đảng mạnh thì không có quân đội mạnh''. Nguyên tắc cơ bản đó, đã được thực tiễn kiểm nghiệm là hoàn toàn đúng đắn. 

Mỗi bước kiện toàn tổ chức, hoàn thiện cơ chế Đảng lãnh đạo quân đội cũng là một bước làm cho bản chất GCCN được củng cố và phát triển vững chắc trong quân đội. Quá trình đó không diễn ra tự phát, mà luôn là kết quả trực tiếp của hoạt động tự giác của mỗi tổ chức, cá nhân trong xây dựng những mặt, những thuộc tính đặc trưng, những mối quan hệ xã hội cơ bản hợp thành nền tảng vững chắc, ''hạt nhân'' quyết định tính chất kiểu mới, cách mạng triệt để của quân đội, bảo đảm cho quân đội luôn trung thành tuyệt đối, là công cụ bạo lực sắc bén của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH. Bản chất tốt đẹp đó được hiện thực hóa với các chức năng, nhiệm vụ cụ thể: quân đội vừa là đội quân chiến đấu, vừa là đội quân lao động sản xuất và đội quân công tác. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên trì giáo dục, rèn luyện, xây dựng quân đội trở thành một quân đội cách mạng chân chính của nhân dân, có tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc. Cùng với khẳng định bản chất GCCN trong xây dựng quân đội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thường xuyên chú trọng bồi dưỡng tính nhân dân, tính dân tộc - những thuộc tính đặc trưng của một quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Đó là cội nguồn sức mạnh vô địch của quân đội ta. Người nói: ''Quân đội ta là quân đội nhân dân. Nghĩa là con em ruột thịt của nhân dân. Đánh giặc để tranh lại độc lập thống nhất cho Tổ quốc, để bảo vệ tự do hạnh phúc của nhân dân. Ngoài lợi ích của nhân dân, quân đội ta không có lợi ích nào khác'' (Sđd, t.6, tr.426). Như vậy, sự thống nhất về lợi ích giữa quân đội và nhân dân là tiền đề khách quan để tạo nên tính nhân dân thật sự của quân đội ta. Đó cũng là điểm khác biệt căn bản giữa QĐND - quân đội kiểu mới - với các quân đội kiểu cũ của các giai cấp bóc lột, thống trị tồn tại trong lịch sử. 

Tính nhân dân còn được thể hiện ở khả năng huy động sức mạnh tiềm tàng trong nhân dân cho quân đội. Nhân dân là nơi cung cấp nhân lực, của cải vật chất và tinh thần vô tận để quân đội đủ sức chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù. Nhân dân là nền tảng, là cha mẹ của bộ đội. Sinh thời, Bác Hố thường căn dặn: Không có dân thì không có bộ đội. Cán bộ phải dạy cho đội viên biết kính trọng dân, thương yêu dân, giúp đỡ dân. Đồng thời, quân đội phải có nghĩa vụ chiến đấu, hy sinh quên mình vì nhân dân. Người dạy: ''Mình đánh giặc là vì dân. Nhưng mình không phải là « cứu tinh'' của dân, mà mình có trách nhiệm phụng sự nhân dân... Dân như nước, quân như cá. Phải làm cho dân hết sức giúp đỡ mình thì mình mới đánh thắng giặc'' (Sđd, tr.207). Nhận rõ nguồn gốc sức mạnh vô địch của nhân đân, Người nói: 

''Quân tốt dân tốt, 

Muôn sự đều nên. 

Gốc có vững cây mới bền, 

xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân'' (Sđd, t5, tr.410). 

Sinh ra trong cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, quân đội ta luôn chiến đấu, hy sinh quên mình cho độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân. Do vậy, tính nhân dân của quân đội gắn bó chặt chẽ với tính dân tộc. Lời hiệu triệu của đồng chí Võ Nguyên Giáp trong ngày thành lập quân đội đã nói lên điều đó: « Quân giải phóng sẽ tỏ rằng mình là một đội quân của dân, của nước, đi tiên phong trên con đường giải phóng dân tộc''. 

Tính nhân dân, tính dân tộc của quân đội được xây dựng trên lập trường GCCN đã tạo ra sự biến đổi về chất so với tính nhân dân, tính dân tộc của quân đội trong các chế độ xã hội trước đây. Bởi, đó là tính nhân dân, tính dân tộc thật sự, hướng tới giải quyết hài hòa mối quan hệ giai cấp - dân tộc - nhân dân. Trải qua 60 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, quân đội ta luôn quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, giữ vững và phát huy bản chất tốt đẹp của GCCN, in đậm tính nhân dân, tính dân tộc. Bản chất tốt đẹp đó được thể hiện phong phú trong hành động cách mạng, kết thành truyền thống vẻ vang của quân đội. Tính nhân dân, tính dân tộc là những thuộc tính vốn có trong bản chất GCCN được thể hiện sâu sắc trong quân đội ta - một quân đội kiểu mới sinh trưởng ở một nước nông nghiệp lạc hậu, lại bị thực dân đô hộ. Nét độc đáo đó thể hiện đặc sắc tư tưởng Hồ Chí Minh và nói lên tầm nhìn bao quát của Người. 

Những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc được hình thành và phát triển qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã được các thế hệ cán bộ, chiến sĩ quân đội kế thừa và phát huy cao độ. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận rõ sức mạnh của truyền thống yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc thể hiện độc đáo ở người quân nhân cách mạng. Người biểu dương: Các em đại biểu cho cái tinh thần tự tôn, tự lập của dân tộc ta, mấy nghìn năm để lại Nay các em gan góc tiếp thu cái tinh thần bất diệt đó để truyền lại cho nòi giống Việt Nam muôn đời về sau; ''các chiến sĩ quyết đem xương máu để giữ vững nơn nước Lạc Hồng!'' (Sđd, tr.42). Biết bao thế hệ cán bộ, chiến sĩ QĐND Việt Nam đã chiến đấu, hy sinh quên mình, «cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh'', tô thắm truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc. 

Trong giai đoạn cách mạng mới, quân đội tiếp tục cùng nhân dân cả nước thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Trong thời kỳ mới, cần tiếp tục làm cho mọi cán bộ, chiến sĩ nhận thức sâu sắc rằng, chỉ có kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, thì cách mạng nước ta mới thắng lợi hoàn toàn; xây dựng và phát triển bản chất GCCN gắn với tăng cường tính nhân dân, tính dân tộc của quân đội phải là yêu cầu thường xuyên, là vinh dự và trách nhiệm của quân nhân. 

Theo TS. Phạm Văn Nhuận, Tạp chí Lý luận chính trị, tháng 12/2004

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website