Tư tưởng vì dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua lời cǎn dặn miễn thuế nông nghiệp trong di chúc

Nguyễn Vǎn Hồng

 

Trước lúc đi xa Bác Hồ đã để lại cho nhân dân ta một bản Di chúc bất hủ. Bản Di chúc Bác viết ngắn gọn, dung dị, nhưng súc tích, chứa đựng tình cảm bao la như trời biển, bao hàm nội dung tư tưởng về mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế-xã hội của hiện tại và tương lai.

Trong bản Di chúc Bác viết tháng 5- 1968, Người dành một đoạn nói về giai cấp nông dân Việt Nam. Sau khi tuyên dương công lao to lớn và lòng trung thành vô hạn của nhân dân nói chung, "đồng bào nông dân" đối với Đảng và Chính phủ trong kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ nói riêng, Người cǎn dặn miễn thuế nông nghiệp cho nông dân: "Trong bao nǎm kháng chiến chống thực dân Pháp, tiếp đến chống đế quốc Mỹ, đồng bào ta, nhất là đồng bào nông dân đã luôn luôn hết sức trung thành với Đảng và Chính phủ ta, ra sức góp của góp người, vui lòng chịu đựng mọi khó khǎn gian khổ. Nay ta đã hoàn toàn thắng lợi, tôi có ý đề nghị miễn thuế nông nghiệp nǎm cho các hợp tác xã nông nghiệp để cho đồng bào hỉ hả, mát dạ, mát lòng, thêm niềm phấn khởi đẩy mạnh sản xuất".

Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến tư tưởng, tình cảm của Bác đối với nông dân qua lời cǎn dặn miễn thuế nông nghiệp cho nông dân khi đất nước hoàn toàn giải phóng.

Từ khi ra đi tìm đường cứu nước đến những ngày tháng cuối của cuộc đời, mọi hoạt động cách mạng của Người đều nhằm mục đích cuối cùng vì lợi ích của dân tộc, tất cả vì con người. Tư tưởng, tình cảm của Bác đối với giai cấp nông dân, đối với nền nông nghiệp nước nhà là một phần trong tư tưởng lớn, vĩ đại nhất của Bác: Vì con người.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho nghèo, Nguyễn Sinh Cung được hưởng nền giáo dục gia đình "yêu nước, thương nòi" cùng với truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân, của nhiều bậc sĩ phu yêu nước nổi danh. Ngay từ khi còn nhỏ, Anh tận mắt chứng kiến đời sống khổ cực của những người nông dân vùng quê nắng mưa khắc nghiệt, công việc đồng áng lam lũ quanh nǎm mà vẫn đói rét. Thêm vào đó là chế độ sưu thuế nặng nề, phu phen tạp dịch của đế quốc thực dân, phong kiến đè nặng lên người nông dân, đẩy họ đến tột cùng khổ cực. Anh xót xa trước cảnh người nông phu phải đi mở đường từ Diễn Châu (Nghệ An) sang Lào để phục vụ kế hoạch khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Những người nông phu "sống chui rúc trong những túp lều tranh thảm hại" nơi "ma thiêng nước độc", ốm đau không thuốc men, không tổ chức y tế. Họ ra đi làm phu không có ngày trở về với quê hương, gia đình.

Chịu ảnh hưởng của truyền thống quê hương, gia đình và chứng kiến đời sống cùng cực của người dân mất nước, Nguyễn Tất Thành sớm có lòng yêu nước, đứng hẳn về trận tuyến của người nông dân. Ngay từ khi học ở trường Quốc học Huế, Nguyễn Tất Thành đã tham gia vào cuộc nổi dậy chống thuế của nông dân 6 huyện tỉnhThừa Thiên Huế nǎm 1908. Phong trào tuy bị thất bại, song người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành có được một bài học đấu tranh đầu tiên vô cùng quý báu. Nǎm 1924, khi đang ở Matxcơva, trong "Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ", Nguyễn ái Quốc đã viết: "Chủ nghĩa dân tộc là động lực của đất nước, chính nó đã gây ra cuộc chống thuế nǎm 1908, nó dạy cho người cu ly biết phản đối, nó làm cho "người nhà quê" phản đối ngầm trước thuế tạp dịch và thuế muối".

Mang theo tấm lòng yêu nước, thương nòi, truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc, của quê hương, nỗi khổ đau của người dân mất nước, Nguyễn Tất Thành xuống tàu, bôn ba khắp nǎm châu tìm đường cứu nước. Sau gần 10 nǎm, Nguyễn Tất Thành- Nguyễn ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm thấy con đường cứu nước. Khi được đọc luận cương của V.I. Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, ngồi trong phòng một mình mà Anh nói to lên như đứng trước đồng bào mình: "Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ. Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta". Quá trình hòa mình trong phong trào đấu tranh cách mạng của công nhân thế giới cộng với tư chất thông minh, nhanh nhạy, Nguyễn ái Quốc đã tích lũy cho mình vốn tri thức cách mạng cả về lý luận lẫn thực tìễn.

Được chủ nghĩa Mác-Lênin soi sáng, trong Nguyễn ái Quốc đã hình thành quan điểm về cách mạng giải phóng dân tộc: Giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng giai cấp vô sản và các dân tộc thuộc địa, giải phóng nhân loại.

Nǎm 1930, Nguyễn ái Quốc đã sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam. Cương lĩnh của Đảng đã vạch rõ con đường của cách mạng Việt Nam: "Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản". Ngay từ đầu Cương lĩnh của Đảng đã giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là điểm sáng tạo, phát triển nguyên lý chủ nghĩa Mác-Lênin về cách mạng vô sản. Nguyễn ái Quốc cho rằng cách mạng vô sản có thể nổ ra và thắng lợi ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến với 90% dân số là nông dân, có nền kinh tế lạc hậu như nước ta. Nghị quyết nǎm 1995 của Bộ Chính trị về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay, đã đánh giá sự lựa chọn con đường cách mạng Việt Nam của Nguyễn ái Quốc: "Đó là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn đã được Hồ Chí Minh nêu lên trong Cương lĩnh vắn tắt". Cuộc cách mạng tư sản dân quyền, tiếp ngay sau đó là thổ địa cách mạng, thực chất đó là cuộc cách mạng nông dân, lực lượng cách mạng nòng cốt là liên minh công nông, do Đảng vô sản-Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Thổ địa cách mạng, khẩu hiệu đồng thời là mục tiêu của nó là "Thực hiện người cày có ruộng", đáp ứng nguyện vọng thiết tha của giai cấp nông dân. Vì thế ngay từ đầu và trong suốt tiến trình cách mạng "đồng bào nông dân" luôn hết sức trung thành với Đảng và Chính phủ và ra sức góp của, góp người, vui lòng chịu đựng mọi khó khǎn gian khổ.

Cách mạng Tháng Tám thành công, từ thân phận nô lệ, mất nước, nhân dân ta đã trở thành người làm chủ đất nước độc lập. Song với dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, dân tộc ta lại bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến. Thấy rõ vai trò to lớn của lực lượng nông dân trong cách mạng, Hồ Chí Minh luôn chǎm lo đời sống kinh tế, chính trị, vǎn hóa cho ho. Người yêu cầu và chỉ rõ trách nhiệm của Đảng và Chính phủ: "Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi,nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi". Hồ Chí Minh luôn đặt niềm tin vào sức mạnh, vị trí của nông dân trong cuộc "kháng chiến kiến quốc": "Muốn kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công ắt phải dựa vào quần chúng nông dân, muốn dựa vào nông dân ắt phải bồi dưỡng lực lượng của họ. Muốn nông dân có lực lượng dồi dào phải làm cho họ có ruộng cày, có cơm ǎn, áo mặc, nhà ở"Người chỉ rõ: "Lực lượng của chúng ta là hàng chục triệu đồng bào nông dân lao động, sẵn sàng chờ Chính phủ và Đảng lãnh đạo, để hǎng hái vươn mình dậy đánh tan ách nô lệ, ách phong kiến và thực dân. Khéo tổ chức, khéo lãnh đạo thì lực lượng ấy sẽ xoay trời chuyển đất, bao nhiêu thực dân và phong kiến cũng sẽ bị lực lượng ấy đánh tan".Xác định vị trí, vai trò quan trọng của nông dân trong cách mạng, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng chỉ lo "cơm ǎn, áo mặc" cho họ thì chưa đủ, mà phải nâng cao dân trí cho họ, như thế họ mới được hưởng trọn vẹn độc lập, tự do. Nếu như Lênin dạy: Sự ngu dốt là chỗ dựa cho bọn đế quốc, tư bản, thì Hồ Chí Minh nói một cách đơn giản, dễ hiểu: Dân có học mới hiểu được chủ nghĩa, có hiểu chủ nghĩa thì mới hǎng hái đấu tranh cho cách mạng, có như vậy dân tộc Việt Nam mới trở nên "một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập". Người xem đói và rét đều là giặc, phải diệt giặc đói, diệt giặc dốt, bởi vì "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu".

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ nǎm 1954, miền Bắc được giải phóng, miền Nam còn phải tiếp tục đấu tranh chống bọn đế quốc Mỹ và tay sai Ngô Đình Diệm. Cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn mới: Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, miền Bắc khôi phục kinh tế sau chiến tranh, tiến lên chủ nghĩa xã hội bằng kế hoạch 5 nǎm lần thứ nhất (1960- 1965), Hồ Chí Minh chỉ ra: "Đặc điểm to lớn nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa". Vấn đề nông nghiệp, nông dân chiếm một vị trí quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Tiến lên chủ nghĩa xã hội ở một nước nông nghiệp lạc hậu, nền sản xuất nhỏ, 90% dân số là nông dân, thực chất đây là một cuộc cách mạng nông dân, lực lượng nòng cốt là liên minh công nông, do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Nông dân có nhiệm vụ quan trọng là sản xuất lương thực, thực phẩm cho xã hội. Người chỉ ra tầm quan trọng của nông nghiệp đối với công nghiệp và các ngành khác, đặc biệt nhấn mạnh sản xuất nông nghiệp có tầm quan trọng đối với cách mạng miền Nam. Người xem nông nghiệp là một mặt trận. Thắng lợi trên đồng ruộng của các chiến sĩ nông dân là thắng lợi trên chiến trường miền Nam. Người chiến sĩ trên chiến trường miền Nam sẽ chắc tay súng khi biết ở hậu phương miền Bắc có nhiều cánh đồng 5 tấn, vợ con và những người thân của họ được chǎm lo chu đáo về đời sống vật chất, tinh thần. Nông nghiệp là hậu phương vững chắc cho cách mạng miền Nam, "thực túc binh cường". Muốn mặt trận nông nghiệp thắng lợi, điều đầu tiên là phải xây dựng và củng cố ban quản trị hợp tác xã "Điều quan trọng bậc nhất hiện nay để phát triển nông nghiệp là: Chỉnh đốn ban quản trị hợp tác xã thật tốt".? Cốt lõi của việc này là xây dựng, chỉnh đốn chi bộ hợp tác xã: "Cái gốc trong việc lãnh đạo hợp tác xã là vấn đề cho bộ Đảng cơ sở". Bên cạnh việc xây dựng, củng cố ban quản trị hợp tác xã, Người yêu cầu nông dân vươn lên hơn nữa, đoàn kết, hǎng hái sản xuất, thi đua lao động, cải tiến công cụ dể nǎng suất ngày càng cao, vươn lên làm chủ xã hội về kinh tế, chính trị, vǎn hóa.

Hành trang khi Bác ra đi tìm đường cứu nước là tấm lòng yêu nước thương dân, trở về giải phóng dân tộc, lo cho nhân dân ai cũng có cơm ǎn, áo mặc, ai cung được học hành. Trước khi vĩnh biệt chúng ta Bác vẫn chưa yên lòng, vì biết rằng sau ngày đất nước toàn thắng nhân dân ta, "đồng bào nông dân" đời sống còn gặp nhiều khó khǎn. Người cǎn dặn miễn thuế cho nông dân, để họ được "hỉ hả, mát dạ, mát lòng, thêm niềm phấn khởi", tiếp bước trên chặng đường cách mạng, đẩy mạnh sản xuất. Có lẽ không có ngôn từ nào diễn tả nổi tấm lòng bao la nhân ái, một tư tưởng trọn đời vì dân của Hồ Chí Minh.

Kế thừa Di sản tưtưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã đề ra Nghị quyết Đại hội VIII (6-1996) về đường lối phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hợp tác hóa, dân chủ hóa nhằm xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, xã hội công bằng, vǎn minh. Vâng theo lời dặn của Người, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 7 đã ra Nghị quyết: "Thực hiện miễn thuế nông nghiệp theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh".

 

Tạp chí Nông thôn mới, số 5/2001

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website