• I-rắc (Iraq)

    Nằm ở Trung Đông, giáp Thổ Nhĩ Kỳ, I-ran, vịnh Péc-xích, Cô-oét, A-rập Xê-út, Gioóc-đa-ni, Xy-ri. Là một trong những quốc gia xuất hiện sớm nhất trên thế giới. Với nền văn minh lưỡng hà và nhà nước Ba-bi-lon cách nay trên 4000 năm (2500 đến 1900 năm trước công nguyên).

  • I-ran (Iran)

    Nằm ở Tây Nam Á, giáp A-déc-bai-gian, Ác-mê-ni-a, biển Cax-pi, Tuốc-mê-ni-xtan, Áp-ga-ni-xtan, Pa-kis-xtan, vịnh Ô-man, vịnh Péc-xích, I-rắc, Thổ Nhĩ Kỳ. I-ran là một trong những quốc gia lâu đời ở châu Á. I-ran có một lịch sử nghệ thuật, âm nhạc, kiến trúc, thi ca, triết học, truyền thống, và hệ tư tưởng lâu đời. Sự tìm kiếm công bằng xã hội và đấu tranh cho sự công bằng là một đặc điểm quan trọng trong văn hoá I-ran. 

  • I-xra-en (Israel)

    Nằm ở Trung Đông, giáp Li-băng, Xy-ri, Biển Chết, Gioóc-đa-ni, Ai Cập, Địa Trung Hải. Mặc dù nguồn tài nguyên thiên nhiên rất hạn chế, nhưng khu vực nông nghiệp và công nghiệp phát triển mạnh mẽ. I-xra-en đang dẫn đầu về xuất khẩu kim cương, thiết bị công nghệ cao, các sản phẩm nông nghiệp (hoa quả và rau xanh). 

  • Lào (Laos)

    Nằm trên bán đảo Đông Dương, giáp Việt Nam, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma và Trung Quốc. Lào là một nước không có biển. Sản xuất lâm nghiệp và khai thác gỗ là ngành cho thu nhập chính đối với nền kinh tế của Lào. Cây lương thực chủ yếu là lúa nếp. Công nghiệp chủ yếu là khai khoáng và chế biến lâm sản, khai thác thủy điện. 

  • Li-băng (Lebanon)

    Nằm ở Trung Đông, giáp Xy-ri, Ix-ra-en và Địa Trung Hải. Li-băng có lịch sử rất lâu đời; từng là ngã ba đường giữa các nền văn minh trong nhiều thiên niên kỷ, vì vậy không ngạc nhiên khi một đất nước nhỏ lại sở hữu một nền văn hóa giàu có và mạnh mẽ đến như vậy. 

  • Ma-lai-xi-a (Malaysia)

    Ở Đông Nam Á, gồm một bộ phận trên bán đảo Mã Lai và một bộ phận ở phía bắc đảo Calimantan. Ma-lai-xi-a giáp Thái Lan, biển Đông, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, eo Ma-lac-ca và biển A-đa-man.

  • Man-đi-vơ (Maldives)

    Là một quần đảo với hơn 1.000 hòn đảo, trong đó chỉ có khoảng 200 đảo có cư dân và 80 đảo có khu du lịch, nằm ở Nam Á, giữa Ấn Độ Dương, cách Xri Lan-ca 640 km.

  • Mi-an-ma (Myanmar)

    Mi-an-ma nằm ở Đông Nam Á, giáp Trung Quốc, Lào, Thái Lan, biển A-da-man, vịnh Ben-gan, Băng-la-đét, Ấn Độ. Có biên giới chung với Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Ấn Độ, Băng-la-đét và bờ biển dài 2.276 Km (gồm biển A-da-man và vịnh Ben-gan)

  • Mông Cổ (Mogolia)

    Nằm ở Trung Á, giáp Trung Quốc và Nga. Phần lớn diện tích Mông Cổ là thảo nguyên và sa mạc bằng phẳng, rộng lớn.

  • Nê-pan (Nepal)

    Nằm ở phía nam dãy Himalaya ở Nam Á, giáp Trung Quốc và Ấn Độ, là nước có những đỉnh núi cao nhất thế giới.

1 2 3 4 5

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác với cán bộ cấp dưới

(ĐCSVN) - Ngày 23/5/2024, đồng chí Lương Cường đã ký ban hành Quy định 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

(ĐCSVN) - Ngày 9/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website