• Nhật Bản (Japan)

    Ở Đông Bắc Á, bao gồm 4 đảo lớn (Hô-cai-đô, Hôn-xiu, Xi-cô-cu, Ky-u-siu) và nhiều đảo nhỏ. Có vị trí chiến lược ở Đông Bắc Á. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản rất cao. Hiện nay, Nhật Bản là nước có nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới (tính theo GDP), sau Mỹ và Trung Quốc; đồng thời là nước có vị trí quan trọng trong nhóm G8 (những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới).

  • Ô-man (Oman)

    Nằm ở Trung Đông, giáp biển A-rập, vịnh Ô-man, Yê-men, A-rập Xê-út và Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất. Có vị trí chiển lược trên bán đảo Mu-san-đam cạnh eo biển Hormuz, điểm trung chuyển dầu thô quan trọng của thế giới.

  • Pa-kít-xtan (Pakistan)

    Ở Nam Á, giáp Ấn Độ, biển A-rập, Iran, Áp-ga-ni-xtan và Trung Quốc. Kiểm soát đèo Khyber và Bolan, tuyến đường giao lưu giữa Trung Á và tiểu lục địa Ấn Độ

  • Pa-le-xtin (Palestine)

    Nằm ở Trung Đông, giáp I-xra-en, Li-băng, Xy-ri, Gioóc-đa-ni, Ai Cập và Địa Trung Hải. Nền kinh tế của Pa-le-xtin phụ thuộc vào sự đóng góp quốc tế và chính sách của I-xra-en. Đến nay, Pa-le-xtin vẫn phải thường xuyên nhận viện trợ nhân đạo.

  • Phi-líp-pin (Philippines)

    Ở Đông Nam Á, là quần đảo gồm hơn 7.100 đảo. Phi-líp-pin là nước khá giàu tài nguyên thiên nhiên nhiều như vàng, đồng, sắt, crôm, than đá, dầu khí... ước tính trữ lượng rất lớn. Mặc dù vậy, Phi-líp-pin gặp rất nhiều khó khăn vì mỗi năm nước này hứng chịu hàng chục cơn bão gây thiệt hại rất lớn về con người và tài sản.

  • Tát-gi-ki-xtan (Tajikistan)

    Nằm ở Trung Á, giáp Cư-rơ-gư-xtan, Trung Quốc, Áp-ga-ni-xtan, U-dơ-bê-ki-xtan. Nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế thu hút 45% lực lượng lao động, trong đó trồng bông là ngành then chốt. Công nghiệp chỉ bao gồm một số nhà máy nhỏ sản xuất nhôm, chế biến thực phẩm, nhà máy thủy điện.

  • Thái Lan (Thailand)

    Nằm ở Đông Nam Á, giáp Lào, Cam-pu-chia, vịnh Thái Lan, Ma-lai-xi-a, biển A-đa-man và Mi-an-ma. Văn hóa Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng Phật giáo. Trong văn hóa ứng xử, người Thái tỏ rõ sự sùng đạo, tôn kính Hoàng gia và trọng thứ bậc cũng như tuổi tác.

  • Triều Tiên (Korea d.p.r)

    Nằm ở Đông Bắc Á, nửa phía bắc của bán đảo Triều Tiên, giáp Nga, biển Nhật Bản, Hàn Quốc, vịnh Hoàng Hải và Trung Quốc. Do vẫn trong tình trạng đình chiến với Hàn Quốc, nên Triều Tiên tập trung nhiều cho quốc phòng, kinh tế gặp khó khăn vì bị nhiều thế lực bên ngoài bao vây, cấm vận..., dẫn đến việc khó khăn trong giao lưu với thế giới bên ngoài và bên ngoài cũng khó tiếp cập được thông tin đầy đủ về Triều Tiên.

  • Trung Quốc (China)

    Nằm ở Đông Á, giáp Mông Cổ, Nga, Triều Tiên, Thái Bình Dương, Việt Nam, Lào, Mianma, Bu-tan, Nê-pan, Ấn Độ, Pakixtan, Áp-ga-ni-xtan, Tát-gi-ki-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Ca-dắc-xtan. Có diện tích lớn thứ ba thế giới (sau Nga, Canada). Trung Hoa cổ đại là một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới. Chế độ phong kiến kéo dài 4000 năm đến tận đầu thế kỷ XX. Hiện nay, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới sau Mỹ (xét về tổng sản phẩn quốc nội GDP).

  • Tuốc-mê-ni-xtan (Turkmenistan)

    Nằm ở Trung Á, giáp Ca-dắc-xtan, U-dơ-bê-ki-xtan, Áp-ga-ni-xtan, I-ran và biển Ca-xpi

1 2 3 4 5

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website