Hàn Quốc (South Korea)

Đại Hàn Dân Quốc (Republic of Korea)

Mã vùng điện thoại: 82   Tên miền Internet: .kr

c

Quốc kỳ Đại hàn DânQuốc

Vị trí địa lý: Nằm ở Đông Bắc Á, là nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên từ vĩ tuyến 38 trở xuống. Tọa độ: 37000 vĩ bắc, 127030 kinh đông.

Diện tích: 98.480 km2

Khí hậu: Ôn đới, mùa hè có nhiều mưa. Nhiệt độ trung bình tháng 1: 40C, tháng 7: 260C. Lượng mưa trung bình: 900 - 1.500 mm.

Địa hình: Hầu hết là đồi và núi; các đồng bằng ven biển rộng ở miền Nam và miền Tây.

Tài nguyên thiên nhiên: Than đá, gra-phít, mô-lip-đen, chì, thủy điện.

Dân số: khoảng 50.219.700 người (2013)

Các dân tộc: Hầu hết là người Triều Tiên (có khoảng 20.000 người Trung Quốc)

Ngôn ngữ chính: Tiếng Triều Tiên; tiếng Anh được giảng dạy trong các trường học.

Lịch sử: Nước Triều Tiên được thống nhất vào thế kỷ VII dưới triều Silla. Từ năm 918 - 1392 là triều đại nhà Vương, quốc hiệu là Koryo. Tên Koryo được phiên âm quốc tế thành Korea. Các triều đại phong kiến Trung Hoa hoặc cai trị trực tiếp hoặc buộc Triều Tiên phải chấp nhận là chư hầu cho đến cuối thế kỷ XIX. Năm 1895, Trung Quốc phải công nhận nền độc lập của Triều Tiên sau cuộc chiến tranh Trung - Nhật. Năm 1910, Triều Tiên bị Nhật Bản thôn tính. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Triều Tiên chia thành hai miền bằng vĩ tuyến 38. Năm 1948, ở miền Nam thành lập nước Cộng hòa Triều Tiên (Hàn Quốc). Cùng năm đó, Bắc Triều Tiên cũng tuyên bố thành lập nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên. Cuộc chiến tranh Triều Tiên nổ ra năm 1950. Năm 1953, hiệp định đình chiến được ký kết giữa hai miền Nam - Bắc Triều Tiên. Như vậy, về lý thuyết thì từ năm 1953 đến nay, Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn nằm trong tình trạng đình chiến, chứ không phải kết thúc chiến tranh hay một hiệp định hòa bình, do vậy nguy cơ chiến tranh giữa hai miền vẫn có thể nổ ra bất cứ lúc nào.

Tôn giáo: Đạo Thiên chúa (49%), đạo Phật (47%), đạo Khổng (3%), các tôn giáo khác (1%).

Tổ chức nhà nước

Chính thể: Cộng hòa.

Các khu vực hành chính: 9 tỉnh và 6 thành phố: Cheju-do, Cholla-bukto, Cholla-namdo, Chung-chong-bukto, Chungchong-namdo, Inchon-gwangyoksi*, Kangwon-do, Kwangju-gwangyoksi*, Kyonggi-do, Kyongsang-bukto, Kyongsang-namdo, Pusan-gwangyoksi*, Soul-tukpyolsi*, Taegu-gwangyoksi*, Taejon-gwangyoksi*.

Hiến pháp: Thông qua ngày 17/7/1948.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Tổng thống.

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng.

Bầu cử: Tổng thống được bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm. Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm có sự đồng ý của Quốc hội; các Phó thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm theo đề cử của Thủ tướng.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội (299 ghế, được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm).

Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao; các thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm với sự nhất trí của Quốc hội; Tòa án Hiến pháp.

Chế độ bầu cử: từ 20 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Đảng Uri, Đảng Đại dân tộc (GNP), Các nhà dân chủ tự do thống nhất (ULD), Đảng Lao động dân chủ (DLP),...

Kinh tế:

Tổng quan: Hàn Quốc là nước có nền kinh tế thị trường, trong đó vai trò kinh tế Nhà nước đóng vai trò quan trọng. Hàn Quốc là nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, thị trường trong nước hẹp, nhưng đã công nghiệp hóa rất thành công. Ba thập kỷ trước đây, GDP tính theo đầu người chỉ ngang mức các nước nghèo ở châu Phi và châu Á. Ngày nay, GDP tính theo đầu người của Hàn Quốc gấp 7 lần của Ấn Độ, 13 lần của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên và đã gần bằng các nền kinh tế thấp của Liên minh châu Âu. Hiện nay, GDP tính theo đầu người của Hàn Quốc đứng thứ 2 ở châu Á (sau Nhật Bản). Thành công phát triển kinh tế của Hàn Quốc được biết đến với tên gọi "Kỳ tích sông Hàn". Từ những năm 1970 của thế kỷ XX, nhiều công ty lớn của Hàn Quốc bắt đầu tạo chỗ đứng trên thị trường thế giới, trong số đó có thể kể tới Samsung, Hyundai hay GM Daewoo...

Sản phẩm công nghiệp: Hàng điện tử, ô tô, hóa chất, tàu thủy, thép, hàng dệt, hàng may mặc, giày dép, thực phẩm.

Sản phẩm nông nghiệp: Gạo, các loại củ, lúa mạch, rau quả; gia súc, gia cầm, sữa, trứng, cá.

Văn hóa: Khác với chữ viết của các nước vùng Đông Á, Hangeul - chữ viết chính của người Triều Tiên – sử dụng một bảng chữ cái gồm 51 kí tự, 24 kí tự đơn và 27 kí tự kép. Những kí tự này được kết hợp theo âm tiết thành các chữ. Đối với những người không biết thì chữ Triều Tiên cũng phức tạp y như chữ Hán vậy. Nhưng thực ra người học có thể nắm được căn bản của loại chữ viết này chỉ sau 4 đến 5 tiếng đồng hồ. Vì lẽ đó mà chữ Hangeul được gọi là Atsim-Gul (chữ viết buổi sáng – trong một buổi sáng có thể học xong).

Hàn Quốc nổi tiếng nhất với món Kim chi, một món ăn sử dụng quá trình lên men đặc biệt để bảo quản một số loại rau, trong đó phổ biến nhất là bắp cải. Đây là một loại thực phẩm lành mạnh vì nó cung cấp các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết. Gochujang (một loại nước sốt truyền thống Hàn Quốc làm từ ớt đỏ) rất thông dụng, cũng như tương tiêu (hoặc ớt), là những món điển hình của nền ẩm thực nổi tiếng với vị cay...

Giáo dục: Giáo dục - lĩnh vực được đánh giá cao trong nền văn hóa Hàn Quốc - có nguồn gốc từ đạo Khổng, được coi là chìa khóa để đạt được thành công, sự kính trọng và quyền lực. Học tập là bắt buộc trong 6 năm, từ 6 đến 12 tuổi. Hầu hết trẻ em học hết tiểu học và phần lớn tiếp tục học trung học. Các kỳ thi vào trường đại học thường rất khó. Hàn Quốc còn có một số trường dạy nghề.

Thủ đô: Xê-un (Seoul)

Các thành phố lớn: Pusan, Taegu, Inch'on, Kwangju, Ulsan

Đơn vị tiền tệ: Won Hàn Quốc (W); 1W = 100 chun

Quốc khánh: 15-8 (1945)

 

Danh lam thắng cảnh: Bảo tàng quốc gia Xê-un, Bảo tàng dân gian Triều Tiên, Cung điện Changdok; đảo Chegiu, làng Suvon, Công viên quốc gia Soraksan và Odaesan, các thác nước và hang động ở vùng bờ biển miền Trung, đền Punguk-sa, v.v..

Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức quốc tế AfDB, AsDB, ARF, BIS, APEC, EBRD, ESCAP, FAO, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, ISO, ITU, OECD, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WHO, WIPO, WMO, UTrO, v.v..

Quan hệ đối ngoại với Việt Nam

Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 22/12/1992

Địa chỉ đại sứ quán:

Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam:

Địa chỉ: Tầng 4, toà nhà Daeha, số 360 Kim Mã, Hà Nội, Việt Nam.

Điện thoại: 84-04-38315110-6

Fax: 84-04-38315117

Email: korembviet@mofat.go.kr

Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 107 Nguyễn Du, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 08-38225757 Fax: 08-38225750

Email: hcm02@mofat.go.kr

Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc:

Địa chỉ: 28-58, Samcheong-dong, Jongno-ku, Seoul, Korea 110-230.

Điện thoại: +82-2-7392065/+82-116652065

Fax: +82-2-7392064 Email: vndsq@yahoo.com ; dsqvnhq@mofa.gov.vn

 

Ban Tư liệu - Văn kiện (Nguồn tham khảo: chinhphu.vn; mofa.gov.vn)

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website