I-rắc (Iraq)

Cộng hòa I-rắc (Republic of Iraq)
 
Mã vùng điện thoại: 964    Tên miền Internet:  .iq 

c

Quốc kỳ Cộng hòa I-rắc

Vị trí địa lý: Nằm ở Trung Đông, giáp Thổ Nhĩ Kỳ, I-ran, vịnh Péc-xích, Cô-oét, A-rập Xê-út, Gioóc-đa-ni, Xy-ri. Tọa độ: 33000 vĩ bắc, 44000 kinh đông.

Diện tích: 437.072 km2.

Khí hậu: Chủ yếu là sa mạc, mùa đông lạnh, mùa hè khô, nóng. Các vùng núi phía bắc dọc biên giới với I-ran và Thổ Nhĩ Kỳ mùa đông có tuyết. Nhiệt độ trung bình tháng 1: 70C, tháng 7: 330C. Lượng mưa trung bình: 60-1500 mm.

Địa hình: Chủ yếu là đồng bằng rộng; các đầm lầy ngập nước dọc biên giới phía nam; các dãy núi nằm trên biên giới với I-ran và Thổ Nhĩ Kỳ.

Tài nguyên thiên nhiên: Dầu mỏ, khí tự nhiên, phốt phát.

Dân số: khoảng 33.417.500 người (2013)

Các dân tộc: Người A-rập (75 - 80%); người Cuốc (15 - 20%); người Thổ Nhĩ Kỳ và các dân tộc khác (5%).

Ngôn ngữ chính: Tiếng A-rập và tiếng Cuốc; tiếng Anh, Ác-mê-ni và Ác-sy-ri cũng được sử dụng.

Lịch sử: Là một trong những quốc gia xuất hiện sớm nhất trên thế giới. Với nền văn minh lưỡng hà và nhà nước Ba-bi-lon cách nay trên 4000 năm (2500 đến 1900 năm trước công nguyên). Từ thế kỷ XVI đến cuối Chiến tranh thế giới thứ nhất, I-rắc bị đế chế Ốt-tô-man thống trị. Sau đó, I-rắc bị Anh thống trị. Theo hiệp ước giữa Anh và I-rắc năm 1930, I-rắc trở thành một nước độc lập, nhưng trên thực tế vẫn phụ thuộc vào Anh. Ngày 14/7/1958, một nhóm sĩ quan cao cấp cùng quân đội nổi dậy lật đổ chế độ quân chủ của vua Pa-rúc, tuyên bố thành lập nước Cộng hòa I-rắc. Cuộc chiến tranh I-ran – I-rắc (từ tháng 9-1980 đến tháng 8-1988) và hai cuộc chiến tranh vùng Vịnh (cuối 1990 - đầu 1991 và năm 2003) đã để lại cho I-rắc nhiều hậu quả nghiêm trọng. Hiện I-rắc có một nền chính trị chưa ổn định.

Tôn giáo: Đạo Hồi dòng Shi'a (60 - 65%), đạo Hồi dòng Sun-ni (32 - 37%); Đạo Thiên chúa và các tôn giáo khác (3%).

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Cộng hòa.

Các khu vực hành chính: 18 tỉnh: Al Anbar, Al Basrah, Al Muthanna, Al Qadisiyah, An Najaf, Arbil, As Sulaymaniyah, At Ta'mim, Babil, Baghdad, Dahuk, Dhi Qar, Diyala, Karbala', Maysan, Ninawa, Salah ad Din, Wasit.

Hiến pháp: Có hiệu lực từ ngày 16/7/1970.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Tổng thống lâm thời

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng lâm thời

Cơ quan lập pháp: Quốc hội lâm thời

Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao do Thủ tướng bổ nhiệm Hội đồng tổng thống phê duyệt

Kinh tế:

Tổng quan: Khu vực chủ đạo của kinh tế I-rắc là dầu mỏ, chiếm 95%, là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của nước này. Trước chiến tranh, sản xuất dầu thô của I-rắc đứng thứ 6 thế giới, thứ 2 trong OPEC với trữ lượng dầu khoảng 112 tỷ thùng. Trong những năm 1980, cuộc chiến tranh giữa Iran và I-rắc kéo dài 8 năm đã tiêu tốn của I-rắc khoảng 100 tỷ USD, buộc chính phủ nước này phải thực hiện chính sách khắc khổ và vay nợ nước ngoài. Khi I-rắc đưa quân vào Cô-oét, cuộc chiến tranh vùng Vịnh diễn ra đã khiến cho nước này lâm vào tình trạng hết sức khó khăn, bị cấm vận kinh tế. Cuộc chiến tranh do Mỹ phát động năm 2003 càng làm I-rắc khủng hoảng toàn diện, mãi đến nay vẫn chưa có một giải pháp hữu hiệu nào thúc đẩy phát triển nền kinh tế.

Sản phẩm công nghiệp: dầu mỏ, hóa chất, hàng dệt, vật liệu xây dựng, thực phẩm.

Sản phẩm nông nghiệp: Lúa mì, lúa mạch, gạo, rau quả, chà là, bông, gia súc, cừu.

Giáo dục: Cấp tiểu học là bắt buộc để xóa nạn mù chữ nhưng nhiều trẻ em nông thôn không đủ điều kiện đi học. Chỉ có khoảng 60% trẻ em 15 tuổi là biết chữ. Irắc có 7 trường đại học, khoảng 30 viện nghiên cứu kỹ thuật.

Thủ đô: Bát-đa (Baghdad)

Các thành phố lớn: Basrah, As Sulaymaniyah, Irbill, Mosul ...

Đơn vị tiền tệ: dina I-rắc (ID); 1 ID = 1000 fils

Quốc khánh: 17-7 (1968)

Danh lam thắng cảnh: Thủ đô Bát-đa, di tích Nineve, di tích "Tháp Baben" ở Numrud, v.v..

Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức quốc tế: FAO, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, ITU, OPEC, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, v.v..

Quan hệ ngoại giao với Việt Nam

Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao: 10/7/1968

Đại chỉ Đại sứ quán hai nước:

Đại sứ quán Việt Nam tại I-rắc:

Địa chỉ: Dawoodi Al-Mansour, Baghdad - Iraq

Điện thoại: 00873.762387890

Fax: 00873.762387891

Đại sứ quán I-rắc tại Việt Nam:

Địa chỉ: Số 66 Trần Hưng Đạo -Hà Nội - Việt Nam

Điện thoại: 04-39424141/39425645

Fax: 04-39424055

Email: iraqembhn@gmail.com 

 

Ban Tư liệu - Văn kiện (Nguồn tham khảo: chinhphu.vn; mofa.gov.vn)

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website