A-rập Ai cập

Cộng hoà A-rập Ai Cập (Arab Republic of Egypt)

Quốc kỳ A-rập Ai Cập 

Vị trí địa lý: Gồm hai bộ phận lãnh thổ ngăn cách bởi kênh Suez: Phần lãnh thổ chủ yếu ở Đông Bắc châu Phi và phần lãnh thổ ở bán đảo Sinai phía tây châu Á. Ai Cập giáp Địa Trung Hải, Ixraen, biển Đỏ, Xuđăng và Libi. Kiểm soát bán đảo Sinai, con đường bộ duy nhất nối châu Phi và châu Á; kiểm soát kênh đào Suez, con đường biển ngắn nhất giữa Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải; mặt khác do nằm liền kề với Ixraen nên có vai trò chủ đạo trong địa - chính trị của Trung Đông. Tọa độ: 27o00 vĩ bắc, 30o00 kinh đông.

Diện tích: 1.001.450 km2.

Thủ đô: Cai-rô (Cairo)

Lịch sử: Ai Cập là một trong những cái nôi đầu tiên của nền văn minh loài người. Năm 1882, bị Anh chiếm. Năm 1914, chính thức trở thành đất bảo hộ của Anh. Năm 1992, Ai Cập được độc lập về hình thức và Anh vẫn duy trì quân đội trên lãnh thổ nước này. Sau khi buộc Ai Cập ký hiệp ước bất bình đẳng năm 1936, Anh chiếm đóng vùng kênh đào Suez. Ngày 23/7/1952, tổ chức "Sĩ quan tự do" đứng đầu là đại tá Nát-xe đã lãnh đạo quân đội lật đổ chế độ phong kiến và ách thực dân Anh. Ngày 18/6/1953, Ai Cập tuyên bố là nước cộng hòa.

Quốc khánh: 23-7 (1952)

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Cộng hòa.

Các khu vực hành chính: 26 vùng: Ad Daqahliyah, Al Bahr al Ahmar, Al Buhayrah, Al Fayyum, Al Gharbiyah, Al Iskandariyah, Al Isma'iliyah, Al Qalyubiyah, Al Wadi al Jadid, Bani Suwayf, Bur Sa'id, Dumyat, Janub Sina', Kafr ash Shaykh, matruh, Qina, Shamal Sina', Suhaj.

Các thành phố lớn: Alexandria, Giza, Port Said, Suez, v.v..

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Tổng thống.

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng.

Bầu cử: Tổng thống do Quốc hội nhân dân đề cử, nhiệm kỳ 6 năm; Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm.

Cơ quan lập pháp: Hai viện gồm: Quốc hội nhân dân (454 ghế; 444 ghế được bầu theo phổ thông đầu phiếu, 10 ghế do Tổng thống chỉ định, nhiệm kỳ 5 năm) và Hội đồng cố vấn chỉ làm chức năng tư vấn (264 ghế; 176 ghế được bầu theo phổ thông đầu phiếu, 88 ghế do Tổng thống bổ nhiệm).

Cơ quan tư pháp: Tòa án Hiến pháp tối cao.

Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu và bắt buộc.

Các đảng phái chính: Đảng Dân chủ quốc gia (NDP), Đảng Lao động xã hội (SLP), Nhóm hợp nhất tiến bộ quốc gia (NPUG), Đảng Tự do xã hội, Đảng Hợp nhất dân chủ, v.v..

Khí hậu: Sa mạc; mùa hè khô, nóng; mùa đông dịu mát. Lượng mưa trung bình trên phần lớn lãnh thổ dưới 100 mm; riêng miền Bắc 200-400mm.

Địa hình: Sa mạc rộng lớn tiếp giáp với thung lũng và lưu vực sông Nile.

Tài nguyên thiên nhiên: Dầu mỏ; khí tự nhiên, quặng sắt, phốt phát, mangan, đá vôi, thạch cao, đá tan, amiăng, chì, kẽm.

Dân số: 80.200.000 người (ước tính năm 2012)

Mật độ dân số: Xấp xỉ 74 người/km2

Ðịa hình: Vùng sa mạc rộng lớn tiếp giáp với thung lũng và lưu vực sông Nile

Các dân tộc: Người Hamitic (người Ai Cập, người Arập du cư và người Berber) (99%); người Hy Lạp, Nubia, Armenia, và các nhóm châu Âu khác (chủ yếu Ý và Pháp) 1%.

Ngôn ngữ: Tiếng Arập; tiếng Anh và tiếng Pháp được tầng lớp trí thức sử dụng rộng rãi.

Tôn giáo: Đạo Hồi (phần lớn là dòng Sunni) (94%), Đạo Thiên chúa và các tôn giáo khác (6%).

Kinh tếAi Cập là một thị trường được các công ty quốc gia xem là trọng điểm trong khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Kinh tế Ai Cập phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, môi giới trung gian, xuất khẩu dầu mỏ và du lịch; cũng có hơn 5 triệu người Ai Cập đang làm việc ở nước ngoài, đa số tại Ả rập Xê út, vùng Vịnh như UAE, và Châu Âu. Hoa Kỳ cũng có một lượng lớn dân nhập cư Ai Cập.Ai Cập có thu nhập GDP đầu người ở mức 5800 USD, đứng thứ 133 trên thế giới.Ngoài ra, hiện tại Ai Cập cung cấp khoảng 55% sản lượng vải cotton trên thế giới.

Chính phủ Ai Cập đã gắng sức đẩy mạnh phát triển kinh tế trong thiên niên kỷ mới thông qua cải cách kinh tế và đầu tư ồ ạt vào viễn thông và hạ tầng cơ sở. Các điều kiện kinh tế đang bắt đầu được cải thiện nhiều sau một giai đoạn trì trệ nhờ việc tự do hóa các chính sách kinh tế của chính phủ, cũng như tăng nguồn thu từ du lịch và sự bùng nổ của thị trường chứng khoán. Trong bản báo cáo hàng năm của mình, IMF đã xếp hạng Ai Cập là một trong những nước dẫn đầu thế giới về thực hiện cải cách kinh tế.

Văn hóa: Thủ đô Cai-rô của Ai Cập là thành phố lớn nhất Châu Phi và từ nhiều thế kỷ đã nổi tiếng là một trung tâm học thuật, văn hóa và thương mại. Viện hàn lâm ngôn ngữ Ả rập của Ai Cập chịu trách nhiệm chỉnh lý ngôn ngữ Ả rập trên khắp thế giới.

Ai Cập có một nền công nghiệp truyền thông và nghệ thuật phát triển từ cuối thế kỷ XIX. Hiện nay, có hơn 30 kênh truyền hình vệ tinh và 100 phim truyện sản xuất hàng năm. Trên thực tế Cai-rô từ lâu đã được gọi là "Hollywood của phương Đông." Để phát triển hơn nữa ngành truyền thông của mình, đặc biệt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Các quốc gia Ả rập vùng Vịnh và Li-băng, một thành phố điện ảnh lớn đã được xây dựng. Ai Cập là nước Ả rập duy nhất có nhà hát opera.

Giáo dục: Giáo dục phổ cập bắt buộc 8 năm, trẻ em được học miễn phí tới cấp đại học. Nhà nước xây dựng trường học cho người nghèo ở các vùng nông thôn. Hầu hết trẻ em đều học hết cấp tiểu học và một số lượng đáng kể học tiếp trung học. Các trường đại học tập trung ở các trung tâm đô thị lớn.

Danh lam thắng cảnh: Thủ đô Cai-rô (đền thờ Hồi giáo cổ), thư viện Alexandria, đèn biển, kênh Suez, các Kim tự tháp, v.v..

Quan hệ quốc tế: Thành viên các tổ chức: ABEDA, ACCT, AfDB, AFESD, AMF, AU, BSEC (quan sát viên), CAEU, EBRD, FAO, G-15, G-24, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, ICC, ICCt (đã ký hiệp ước), ICRM, IDA, IDB, IFAD, IFC, IFRCS, IHO, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, IOM, ISO, ITU, LAS, MIGA, MINURSO, MONUC, NAM, OAPEC, OAS (quan sát viên), OIC, ONUB, OSCE (đối tác), PCA, UN, UNAMSIL, UNCTAD, UNESCO, UNHCR, UNIDO, UNITAR, UNMIK, UNMIL, UNOMIG, UNRWA, UPU, WCO, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WTOO, WTO.

Địa chỉ đại sứ quán

Đại sứ quán Cộng hòa A-rập Ai Cập tại Việt Nam:

Địa chỉ: 63 Tô Ngọc Vân, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: (84-04)-38294999

Fax: (84-04)-38294997

E-mail: egyembhanoi@yahoo.com

Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa A-rập Ai Cập:

Địa chỉ: 110 Sudan Street, quận Mohandesseen, Cairo, Egypt.

Điện thoại: +202-37623841/37623863/ +202-37623863 

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website