Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC)

 UNODC được thành lập nhằm các mục tiêu hỗ trợ các quốc gia thành viên LHQ đấu tranh chống ma túy, chống tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có tổ chức và khủng bố. UNODC hoạt động trên 3 trụ cột: 
- Nghiên cứu và phân tích nâng cao kiến thức và hiểu biết về các vấn đề ma tuý, tội phạm trên thế giới; và mở rộng cơ sở dữ liệu phục vụ cho các quyết định về chính sách và hoạt động của các quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế; trên cơ sở các kinh nghiệm thu được, UNODC xây dựng các chủ trương sách lược hành động để đối phó hiệu quả; 
- Thiết lập hệ thống pháp qui hỗ trợ các quốc gia trong việc phê chuẩn và thực hiện các hiệp ước quốc tế; giúp xây dựng hệ thống pháp luật quốc gia phòng chống ma túy, tội phạm và khủng bố; Cung cấp các dịch vụ thư ký và chuẩn bị nội dung cho các tổ chức được thành lập theo các điều ước quốc tế và các tổ chức điều hành; 
- Thực hiện các dự án hợp tác kỹ thuật trên thực địa nhằm giúp các quốc gia thành viên tăng cường năng lực đấu tranh phòng, chống ma túy, tội phạm và khủng bố. 
Nguồn tài chính của UNODC chủ yếu dựa trên các khoản đóng góp tự nguyện của các chính phủ thành viên (chiếm tới 90% ngân sách). Ngoài ra, UNODC được một số các tổ chức tài trợ quốc tế tài trợ qua các chương trình, dự án cụ thể. UNODC đặt trụ sở tại Viên, Áo. 
Cơ cấu tổ chức: 
Đứng đầu UNODC là một Tổng Giám đốc. Hiện nay Tổng Giám đốc của UNODC đồng thời là Tổng Giám đốc Văn phòng Liên hợp quốc tại Viên là Ngài Antonio Maria Costa (Quốc tịch Itala). Giúp việc TGĐ là các Phó Tổng giám đốc và Ban thư ký. Bộ máy của UNODC gồm hơn 500 nhân viên làm việc tại Trụ sở chính và tại 21 Văn phòng UNODC khu vực và tại Văn phòng liên lạc của UNODC tại New York . Về cơ cấu, tháng 6/2003, nhằm đơn giản hoá và hợp lý hoá hoạt động, UNODC đã thông qua cơ cấu tổ chức mới gồm 4 ủy ban là: Ban Điều hành; Ban Điều ước và các vấn đề pháp lý; Ban nghiên cứu và các vấn đề quan hệ công cộng và Ban Quản lý. 
Một số nét về các lĩnh vực hoạt động: 
Theo chức năng nhiệm vụ, hoạt động của UNODC gồm các Chương trình toàn cầu phòng, chống ma tuý (sản xuất, buôn bán và các tội phạm liên quan tới ma tuý), chống tội phạm có tổ chức và xuyên quốc gia, chống tham nhũng, chống buôn bán người, chống khủng bố và chống rửa tiền. Trên cơ sở các nguyên tắc đó, UNODC giúp đỡ các quốc gia đấu tranh chống ma tuý, tội phạm và khủng bố vv... Hiện nay, các lĩnh vực UNODC tập trung ưu tiên hỗ trợ bao gồm: 
- Thực hiện cách tiếp cận lồng ghép các vấn đề ma tuý và tội phạm; 
- Đặt các vấn đề ma tuý và tội phạm trong bối cảnh phát triển bền vững; 
- Cân bằng các hoạt động giữa ngăn chặn và thực thi pháp luật; 
- Lựa chọn các hoạt động trên cơ sở có tầm nhìn chiến lược và nắm rõ tình hình; 
- Giúp thiết lập các thể chế nhằm thúc đẩy áp dụng những kinh nghiệm thực tế tốt nhất của quốc tế; 
- Khai thác các nguồn lực để tận dụng sức mạnh của hợp tác. 
Quan hệ Việt Nam- UNODC 
Văn phòng đại diện Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của LHQ đặt trụ sở tại Việt Nam năm 1992. Từ thời điểm đó, UNODC bắt đầu triển khai một chương trình toàn diện hợp tác với Việt Nam phòng chống ma tuý, tội phạm và khủng bố. Năm 1993, UNODC đã ký Văn bản thỏa thuận hợp tác (MOU) với Việt Nam. 
Tại Việt nam, Văn phòng của UNODC tập trung giúp Việt nam các hoạt động sau: 
- Vận động chính phủ phê chuẩn và thực hiện các Công ước và Nghị định liên quan đến ma túy, tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức, chống tham nhũng, chống khủng bố; 
- Tăng cường năng lực kỹ thuật hỗ trợ các cơ quan kiểm soát ma tuý của Việt Nam tăng cường năng lực phát hiện, điều tra, ngăn chặn và bắt giữ tội phạm ma tuý; 
- Giúp kiện toàn hệ thống pháp luật và tư pháp của Việt nam trong phòng chống ma tuý và các loại tội phạm khác; 
- Cắt giảm nhu cầu ma tuý thông qua tuyên truyền giáo dục và nâng cao chất lượng công tác cai nghiện; 
- Hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khoẻ và cộng đồng liên quan đến tiêm chích ma tuý và lây nhiễm HIV/AIDS; 
- Tăng cường hiểu biết của toàn dân về tệ nạn ma tuý và nâng cao năng lực phòng chống tội phạm. 
Trong giai đoạn 1992-2004, UNODC đã hỗ trợ Việt Nam trên 10 triệu đô la Mỹ thông qua 12 dự án tập trung vào các mục tiêu: nâng cao năng lực ngăn chặn buôn lậu ma tuý, đặc biệt la ma tuý tổng hợp (Amphetamine Stimulants và tiền chất); hỗ trợ pháp lý; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về tác hại của ma tuý trong cộng đồng và đồng bào thiểu số. Dưới đây là một số dự án tiêu biểu: 
- Dự án xây dựng kế hoạch tổng thể phòng chống lạm dụng ma túy (1992-1996); 
- Dự án thí điểm phát triển KT-XH thay thế trồng thuốc phiện tại huyện Kỳ Anh (1996-2000); 
- Dự án nâng cao năng lực ngăn chặn và bắt giữ tội phạm ma túy (1997-2000); 
- Dự án tăng cường năng lực quốc gia phòng chống lạm dụng ma túy và lây nhiễm HIV/AIDs ở các nhóm đối tượng có nguy cơ cao (1998-2000); 
- Dự án phân tích tình hình lạm dụng ma túy và huấn luyện cai nghiẹn tại cộng đồng (1998-2000); 
- Dự án tăng cường năng lực ngăn cơ quan điều phối chương trình quốc gia phòng chống ma túy (1996-2001); 
- Dự án phòng chống lạm dụng ma túy trong trường học (1999-2001); 
- Dự án Phòng chống lạm dụng ma túy trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn I (2002-2004); 
- Dự án xây dựng kế hoạch tổng thể phòng chống ma túy (2001-2010); 
- Dự án thí điểm phát triển KT-XH thay thế trồng thuốc phiện tại huyện Kỳ Sơn, giai đoạn II (2001-2003); 
- Dự án Quỹ PAF của UNAIDS thúc đẩy chương trình giảm hại thông qua nghiên cứu hành vi ở người tiêm chích ma túy và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS (2001-2002); 
- Dự án tăng cường hoạt động các mô hình can thiệp và thiết lập quan hệ đổi mới quan hệ đối tác với các tổ chức phi chính phủ trong nước, thực hiện phòng ngừa hành vi nguy cơ cao đối với người tiêm chích ma túy tại cộng đồng (2003-2004). 
Các dự án của UNODC triển khai tại Việt Nam đạt hiệu quả cao, được UNODC đánh giá cao. Vì vậy, trong điều kiện đang gặp khó khăn về tài chính, nhưng UNODC vẫn cam kết tăng mức tài trợ cho Việt Nam giai đoạn 2003-2007 đạt khoảng 9,14 triệu đô la Mỹ nhằm hỗ trợ cai nghiện, phòng chống buôn bán người ở Việt Nam. 

(Nguồn: Bộ Ngoại giao)

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website