Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển - A. Swedish Save the Children; Radda Barnen

Mục đích: Tạo điều kiện giúp đỡ cho trẻ em có quyền sống, phát triển tự do và có sức khoẻ tốt hơn.

Phương châm hoạt động của tổ chức này hiện nay là hỗ trợ các chương trình phát triển trong các lĩnh vực giáo dục tiểu học, phục hồi sức khoẻ, dịch vụ xã hội, ưu tiên các nhóm trẻ bị thiệt thòi (như bị bóc lột, lạm dụng...).

Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển có chương trình viện trợvì trẻ em Việt Nam từ 1987. Tháng
3.1991chính thức mở văn phòng thường trực tại Hà Nội. Trụ sở: Xtôckhôm (Thuỵ Điển). Văn phòng quốc tế: Lôdan (Lausanne), Giơnevơ (Genève), Thuỵ Sĩ.

Mọi hoạt động của Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển dựa trên những giá trị cơ bản trong Tuyên ngôn của Liênhợp quốc về Quyền con người và Công ước của Liênhợp quốc về Quyền trẻ em đồng thời tin tưởng rằng mọi trẻ em và người lớn đều có giá trị như nhau; trẻ em có những quyền đặc biệt; toàn xã hội có trách nhiệm tôn trọng và thúc đẩy việc thực hiện quyền trẻ em, nhưng Nhà nước có những nghĩa vụ đặc biệt.

Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển tin tưởng vào một xã hội thân thiện với trẻ em và tập trung hoạt động chủ yếu nhằm cải thiện lâu dài cuộc sống trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển cùng với trẻ em hướng tới sự thay đổi tốt đẹp hơn cho các em.

Hiện nay, Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển hoạt động tại Thuỵ Điển và 8 khu vực trên thế giới bao gồm: Châu Âu; khu vực Mỹ La tinh và vùng Caribe; Nam Phi; Tây Phi; Đông và Trung Phi;Trung Đông và Bắc Phi; Nam Á; Đông Nam Á và Thái Bình Dương.

Các lĩnh vực ưu tiên toàn cầu bao gồm chống bạo lực trẻ em, thúc đẩy quyền được học tập của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, thúc đẩy quyền được sự giúp đỡ của người lớn, đặc biệt là từ cha mẹ, những người chăm sóc trẻ, các nhà chuyên môn và tăng cường năng lực cho các đối tác, đóng góp vào phong trào trẻ em toàn cầu.

Trọng tâm chương trình của Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển tại Việt Nam là các lĩnh vực liên quan đếnquyền trẻ emnói chung vàquyền được tham gia của trẻ emnói riêng.Những nhóm trẻ cần được quan tâm ở Việt Nam bao gồmtrẻ em đường phố, trẻ em khuyết tật, trẻ em có liên hệ đến pháp luật, trẻ bị nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, trẻ bị xâm hại vể thể chất và tinh thần và trẻ trong các tình trạng khẩn cấp.

Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển đã có các đối tác tại các tỉnh/thành phố: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tiền Giang, Đồng Tháp và Thừa Thiên – Huế.

Tại Việt Nam, Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển có quan hệ đặc biệt gần gũi với các tổ chức cứu trợ trẻ em của các nước Australia, Nhật Bản, Anh và Mỹ. Từ lâu, Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển đã có mối quan hệ hợp tác với nhiều cơ quan nhà nước ở các cấp nhằm cùng nhau thúc đẩy quyền trẻ em. Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển đã có thoả thuận hợp tác chính thức với các cơ quan, tổ chức, từ trung ương cho đến quận, huyện, xã, phường.

Ở nước ngoài, Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển hoạt động chủ yếu dựa trên quan hệ đối tác với các tổ chức phi chính phủ và các nhóm cộng đồng.

Các nguyên tắc hoạt động chủ yếu:

Quyền trẻ em: Năm 1990, Việt Nam phê chuẩn Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em. Công ước xác định các quốc gia thành viên là người chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc đảm bảo và thực hiện quyền trẻ em. Đây là kim chỉ nam cho các hoạt động của Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển tại Việt Nam cũng như các nước khác.

Sự tham gia của trẻ em: Thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em là một nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển, là nguyên tắc để đảm bảo cho tất cả các quyền khác mà trẻ em đều có quyền được hưởng. Hoạt động của Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển dựa trên nguyên tắc Sự tham gia của trẻ em góp phần xây dựng một xã hội, ở đó mọi trẻ em được xem như một thành viên tích cực, có tiếng nói nhằm cải thiện cuộc sống của chính các em.

Xây dựng chương trình trên cơ sở quyền trẻ em: Xây dựng chương trình trên cơ sở quyền trẻ em nhằm mang lại những thay đổi thực sự bền vững, thông qua hiện thực hoá các quyền của trẻ em.

Quản lý nhà nước vì lợi ích tốt nhất của trẻ em: Mong muốn của của Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển là Chính phủ, đại diện cho Nhà nước thúc đẩy và thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền của trẻ em.

              (BVK (tổng hợp)

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương.

Khẩn trương xây dựng, ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW tại địa phương

(ĐCSVN) - Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đề nghị các tỉnh uỷ, thành uỷ khẩn trương xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, bảo đảm thiết thực, hiệu quả.

Từ ngày 20/3 không kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3

(ĐCSVN) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa ban hành Hướng dẫn số 15-HD/UBKTTW về sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW ngày 22/11/2022 về thực hiện một số điều trong Quy định 69-QĐ/TW ngày 06/7/2022 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Hướng dẫn này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/3/2025.

Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

(ĐCSVN) - Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Điều chỉnh phạm vi, đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư vừa ký Thông báo kết luận số 75-TB/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về điều chỉnh phạm vi và đối tượng áp dụng chính sách, chế độ...

Liên kết website