Liên minh châu Phi (AU) - African Union (AU)
Tổ chức gồm 53 nước thành viên các quốc gia châu Phi (Nam Phi gia nhập năm 2004). Quốc gia duy nhất tại châu Phi không phải thành viên là Marốc, nước này đã rút tên khỏi Tổ chức Thống nhất châu Phi vào năm 1984.

Hiến chương nêu rõ mục đích của tổ chức này là thúc đẩy hợp tác chính trị và kinh tế đa phương của các thành viên, củng cố đoàn kết các nước châu Phi trên các diễn đàn quốc tế, thống nhất đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân dưới mọi hình thức, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia châu Phi..., thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, tạo điều kiện nâng cao đời sống của các dân tộc châu Phi. Tổ chức Thống nhất châu Phi được thành lập và hoạt động phù hợp với chính sách không liên kết và tinh thần của Hiến chương và Tuyên ngôn về quyền con người của Liên hợp quốc.

Bộ máy tổ chức của Tổ chức thống nhất châu Phi gồm: Hội nghị nguyên thủ quốc gia và chính phủ các nước thành viên là cơ quan cao nhất, mỗi năm họp một lần; Hội đồng các bộ trưởng ngoại giao là cơ quan chấp hành; Ban Tổng thư ký là cơ quan hành chính thường trực. Ngoài ra, Tổ chức Thống nhất châu Phi còn có một số cơ quan chuyên ngành như: Ủy ban trung gian hòa giải và trọng tài, Ủy ban kinh tế - xã hội, Ủy ban giúp đỡ các tổ chức giải phóng dân tộc. Trụ sở của Tổ chức thống nhất châu Phi đặt tại  Ađi Abêba (Êtiôpia).

Ngày 9.7.2002, tại Hội nghị cấp cao ở Nam Phi,Tổ chức Thống nhất châu Phiđã chấm dứt sự tồn tại và đánh dấu sự ra đời của Liên minh châu Phi (African Union: AU). Ý tưởng thành lập Liên minh châu Phi do Tổng thống Libi Kađafi (M. A. Qaddafi) đề xướng, nhằm giúp các nước trong khu vực phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, chống bệnh tật, giải quyết xung đột. Liên minh châu Phi đã thông qua kế hoạch Đối tác mới vì sự phát triển của châu Phi. So với OAU, Liên minh châu Phi có những đổi mới về cơ cấu và phương thức hoạt động. Cơ quan cao nhất là Hội đồng (gồm những người đứng đầu nhà nước và chính phủ); các cơ quan khác gồm: Hội đồng Chấp hành, Uỷ ban Đại diện thường trực, Quốc hội toàn châu Phi, Hội đồng Văn hoá và xã hội và các uỷ ban kĩ thuật đặc biệt, v v.

Hàng năm, vào ngày 25-5, các nước thành viên thường tổ chức lễ kỷ niệm - Ngày châu Phi, để ghi nhớ sự ra đời của Liên minh châu Phi trên cơ sở Tổ chức Thống nhất châu Phi. Ngày châu Phi là biểu tượng cho cuộc chiến đấu của toàn thể châu lục giành tự do và phát triển. Ngày này cũng được kỷ niệm trên toàn thế giới là dịp phát huy những giá trị văn hóa truyền thống giàu có cũng như khẳng định hi vọng và quyết tâm của nhân dân châu Phi trước vô vàn thách thức để phát triển.

Năm nay- 2010, ngày này trở nênđặc biệt quan trọng khi Nam Phi là nướcchủ nhà Giải vô địch bóng đá thế giới lần đầu tiên được tổ chức tại châu Phi. Theo Đại sứ Cộng hoà Nam Phi Ratubatsi Super Moloi, bóng đá là nền tảng mà ở đó các vận động viên cùng nhau phát triển các giá trị chân chính của thể thao công bằng và độ lượng. Liên minh Châu Phi hy vọng có thể truyền đi thông điệp vì hòa bình trên toàn châu lục, cũng như toàn thế giới thông qua hình ảnh của những ngày hội bóng đá toàn hành tinh.

Đối với Việt Nam, trong thời gian gần đây, quan hệ kinh tế, thương mại song phương được đẩy mạnh, kim ngạch thương mại hai chiều liên tục tăng, từ 360 triệu USD (năm 2003) lên hơn 2 tỷ USD (năm 2009) và dự kiến đạt 3 tỷ USD trong năm 2010. Thực tế quá trình hợp tác cho thấy nền kinh tế của Việt Nam và châu Phi có thể bổ sung và hỗ trợ tốt cho nhau. Trên cơ sở các kết quả hợp tác đã đạt được, Việt Nam và các quốc gia châu Phi sẽ tiến hành đánh giá tổng thể các mối quan hệ kinh tế, thương mại, văn hóa và cùng nhau định hướng các hoạt động hợp tác giữa hai bên, đặc biệt tập trung hợp tác trên các lĩnh vực mà hai bên có ưu thế như nông nghiệp, năng lượng, giáo dục, y tế tiến tới xây dựng mối quan hệ đối tác xứng tầm với tiềm năng và sự mong đợi của nhân dân hai bên.

Tại cuộc Hội thảo quốc tế Việt Nam - châu Phi lần thứ 2 với chủ đề “Hợp tác cùng phát triển bền vững” ngày 18-8-2010, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm khẳng địnhChính phủ Việt Nam sẽ xây dựng và hoàn thiện một lộ trình tổng thể thúc đẩy quan hệ hợp tác cùng phát triển với châu Phi trong giai đoạn 10 năm tới. Để triển khai tốt các lĩnh vực hợp tác, Việt Nam mong muốn các nước châu Phi cùng hợp tác xây dựng và triển khai các khuôn khổ, cơ chế, hiệp định, thỏa thuận pháp lý... nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cả hai bên. Phó Thủ tướng khẳng định, Việt Nam cam kết hợp tác lâu dài và bền vững, tạo bước chuyển mạnh, sâu sắc về lượng và chất trong hợp tác với các nước châu Phi, phát huy tối đa các thế mạnh của Việt Nam nhằm phục vụ cho lợi ích chung, xây dựng mối quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa Việt Nam và châu Phi.

 

              VT (tổng hợp)

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website