Quỹ Đầu tư phát triển Liên hợp quốc (UNCDF) - United Nations Capital Development Fund (UNCDF)
Theo Nghị quyết 2321(XXII) năm 1967 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, UNCDF là cơ quan trực thuộc nằm trong Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), chịu sự giám sát và quản lý của Tổng Giám đốc UNDP; Hội đồng Chấp hành của UNDP đồng thời là Hội đồng Chấp hành của UNCDF; đại diện thường trú của UNDP cũng là đại diện của UNCDF ở cấp quốc gia.
 Mục tiêu chính của UNCDF là hỗ trợ các nước nghèo, chủ yếu là các nước chậm phát triển nhất (LDCs) thông qua các chương trình phát triển địa phương và các hoạt động tài chính vi mô. Hiện nay các hoạt động của UNCDF tập trung vào 2 lĩnh vực chính, đó là: chính quyền địa phương (local governance) và tài chính vi mô (microfinance).Phương thức hoạt động của UNCDF là đầu tư cho người nghèo, nâng cao năng lực sản xuất và tinh thầntự lực cho cộng đồng người nghèo bằng cách tăng cường sự tiếp cận của người nghèo với các cơ sở hạ tầng và các dịch vụ cơ bản tại địa phương. Các hoạt động của UNCDF đồng thời còn nhằm tăng cường ảnh hưởng của cộng đồng người nghèo đối với các hoạt động đầu tưtrong lĩnh vựckinh tế và xã hội trực tiếp tác động đến cuộc sống và kế sinh nhai của họ.
Để thực hiện giảm nghèo cho cộng đồng người nghèo, mục tiêu các chính sách hỗ trợ của UNCDF nhằm: đảm bảo tính tự chủ (các chương trình và dự án của UNCDF tài trợ do quốc gia đó làm chủ và thực hiện); xây dựng năng lực (tăng cường năng lực quản lý,điều hànhcho các chính quyền địa phương và các thể chế tài chính địa phương); khuyến khích tham gia (đảm bảo sự tham gia của người dân, đặc biệt của phụ nữ); tăng cườngđổi mới (thí điểm một số phương thức mới trong việc thiết kế và thực hiện các chương trình phát triển địa phương và các hoạt động tài chính vi mô); tác độngđếnchính sách (phối hợp chặt chẽ với các chính phủ và các đối tác khác thúc đẩy thay đổi chính sách có lợi cho việc quản lý củachính quyền địa phương, phân cấp vàtạo môi trường tài chính vi mô thông thoáng);đảm bảo sựbền vững (đảm bảo tất cả các dự án có chương trình hành động bền vững kể cả khi UNCDF chấm dứt sự hỗ trợ); quan hệ vớiđối tác (khuyến khích mối quan hệ đối tác chặt chẽ với chính phủ, với các tổ chức đa phương, song phương, khu vực tư nhân và xã hội dân sự).
Quan hệ hợp tác của Quỹ Đầu tư phát triển Liên hợp quốc với Việt Nam được thiết lập từ năm 1978 khiQuỹ nàybắt đầu giúp Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, UNCDF đã phối hợp UNDP hỗ trợ thực hiện các dự án phát triển của UNDP/UNCDF nhằm tăng cường năng lực quản lýcho các cấp chính quyền thôn, xã, huyện và tỉnh.
Năm 1990, UNCDF đã hỗ trợ ViệtNamxây dựng chương trình hợp tác phát triển 1990-1995 cho tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Chương trình có 5 dự án với tổng số vốn là 18,2 triệu đô-la Mỹ, trong đó vốn của UNCDF là 17,5 triệu đô-la và 0,7 triệu của UNDP. Nội dung chính của chương trình là đầu tư vào thuỷ lợi, giao thông, vận tải và cung cấp điện ở một số khu vực nông thôn; thiết lậpcơ chế xác định, thẩm định và thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng;tăng cường năng lực của chi nhánh ngân hàng ngoại thương Đà Nẵng để cung cấp tín dụng cho các xí nghiệp sản xuất và xây dựng ở địa phương. Chương trình này đã được cả Chính phủ, UNCDF và UNDP đánh giá là có hiệu quả cao, có nhiều đóng góp cho công cuộc xoá đói giảm nghèoở tỉnh QuảngNam- Đà Nẵng lúc bấy giờ.
Từ 1996 đến 2001, UNCDF phối hợp với UNDP và Cơ quan Phát triển quốc tế Ôt-xtrây-li-a hỗ trợ cho tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng một dự án quy mô lớn: “Quỹ Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn (RIDEF)” với tổng ngân sách 11,2 triệu đô-la Mỹ, trong đó UNCDF đóng góp 7,9 triệu đô-la. Mục tiêu của dự án là nâng cao năng lực lập kế hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng tại chỗ của chính quyền địa phương; thúc đẩy việc phân cấp quản lý và sự tham gia của người dân; giảm nghèo đói ở các xã nghèo nhất của tỉnh.
Dự án đã xây dựng thành công mô hình thí điểm "Quỹ phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn" về phương thức tiếp cận mới trong việc lập kế hoạch, đầu tư kinh phí và cung cấp các hàng hoá và dịch vụ công tại ViệtNam. Nhờ có sự hỗ trợ của tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng cũng như sự tài trợ của Cơ quan Phát triển quốc tế Ôt-xtrây-lia (AusAID), 122 xã và 15 huyện đã có khả năng quản lý các hoạt động phát triển kinh tế- xã hộicủa địa phương mình, kể cả việc xác định nhu cầu cụ thể, lập kế hoạch, thực hiện và bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông thôn.
              Đinh Phương (Theo Bộ Ngoại Giao, Các tổ chức quốc tế và VN, Nxb CTQG)

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website