Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO)

Ngoại trừ Udơbêkixtan, các quốc gia khác đã là thành viên của tổ chức này với tên gọi Shanghai Five từ năm 1996; sau khi kết nạp Udơbêkixtan năm 2001, các nước thành viên đã thống nhất đổi tên tổ chức như hiện nay. Tên làm việc chính thức Tổ chức Hợp tác Thượng Hải bằng tiếng Trung và tiếng Nga.

Quá trình hình thành và phát triển

SCO được hình thành theo sáng kiến của Trung Quốc với nhiệm vụ ban đầu là giải quyết những vấn đề biên giới giữa Trung Quốc với các nước láng giềng thuộc Liên Xô (cũ) gồm Nga, Cadăcxtan, Kyrgytxtan, Tagikixtan. Chính thức được thành lập sau khi kết nạp thêm Udơbêkixtan, SCO có thêm nhiệm vụ mới là chống ma túy, chủ nghĩa khủng bố và ly khai trong khu vực.Vào năm 2003, SCO còn mở rộng hoạt động nhằm hỗ trợ và tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên .Năm 2005, thông qua việc cấp "Quy chế quan sát viên " cho các nước gồm Ấn Độ, Pakixtan, Iran và Mông Cổ, SCO đã mở rộng được ảnh hưởng của mình không chỉ ở Trung Á mà còn cả ở các nước Nam Á. Hiện nay, Iran, Ấn Độ và Pakixtan đều mong muốn trở thành thành viên của tổ chức này. Mỹ cũng mong muốn làm quan sát viên nhưng không được chấp nhận. Hội nghị cấp caocủa SCO, tháng 8-2008, đã thông qua một loạt văn kiện hợp tác và đã ra bản thông cáo về lộ trình hợp tác trong tương lai trên các lĩnh vực kinh tế, an ninh, văn hóa, nhân đạo, đồng thời ký các thỏa thuận về diễn tập quân sự chống khủng bố, chống buôn lậu vũ khí, cũng như hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng, năng lượng, giao thông vận tải, tài chính, công nghệ thông tin và nông nghiệp….

Trên thực tế, SCO có tiềm lực rất lớn, phạm vi ảnh hưởng rộng, hiện nay, SCO bao gồm các quốc gia thành viên với 25% dân số thế giới, tổng diện tích  khoảng 60% lãnh thổ của 2 châu lục Á, Âu .Cùng với những ảnh hưởng ngày càng tăng của mình, SCO đã góp một phần quan trọng vào việc đảm bảo an ninh quốc tế như chống buôn bán ma túy, chống khủng bố …

                                                                                                     

 

BVK (biên soạn)

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Điều chỉnh phạm vi, đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư vừa ký Thông báo kết luận số 75-TB/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về điều chỉnh phạm vi và đối tượng áp dụng chính sách, chế độ...

Tạm dừng tuyển dụng, quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm cho đến khi hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính các cấp

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Kết luận số 128-KL/TW ngày 7/3/2025 về chủ trương công tác cán bộ.

Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị, Ban Bí thư vừa ban hành Kết luận số 126-KL/TW ngày 14/2/2025 về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025.

Bộ Chính trị yêu cầu không xử lý kỷ luật trường hợp sinh con thứ ba trở lên

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương tham mưu, sửa đổi Quy định liên quan đến việc xử lý vi phạm chính sách dân số và chủ động sửa đổi Hướng dẫn số 05-HD/TW, ngày 22/11/2022 theo hướng không xử lý kỷ luật trường hợp sinh con thứ ba trở lên, đồng bộ với việc sửa đổi các quy định của pháp luật.

Liên kết website