Liên minh Ðịa Trung Hải (Mediterranean Union)

Hội nghị được tổ chức theo sáng kiến của Tổng thống Pháp N.Sarkozy. Dưới đây là một số tư liệu chính về hội nghị và các dự án mà hội nghị này đưa ra.

 Các nước thành viên của Liên minh Ðịa Trung Hải: Bao gồm tất cả các nước có biên giới với Ðịa Trung Hải, tất cả các thành viên EU và một số nước khác. Các nước thành viên Liên minh Ðịa Trung Hải gồm gần một tỷ người. 

 Những nước sau đây đã tham dự Hội nghị cấp cao Liên minh Ðịa Trung Hải (theo thứ tự chữ cái tiếng Anh): Albani, Angeria, Áo, Bỉ, Bosnia, Síp, CH Séc, Croatia, Ðan Mạch, Ai Cập, Estonia, Phần Lan, Ðức, Hy Lạp, Hunggaria, Ai-len, Israel, Italia, Jordan, Latvia, Li-băng, Litva, Luxembourg, Malta, Moritani, Monaco, Montenegro, Ma-rốc, Hà Lan, Chính quyền Palestine, Ba Lan, Bồ Ðào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Ðiển, Syria, Tunisie và Thổ Nhĩ Kỳ. 

 Nhà lãnh đạo Libi M.Kadafi và hai nhà Vua của Jordan và Ma-rốc đã không tham dự hội nghị vì những lý do cá nhân. Tổng Thư ký LHQ Ban Ki Mun, Chủ tịch Ủy ban châu Âu H.M.Barroso và Tổng Thư ký Liên đoàn A-rập (AL) A.Moussa cũng đã tham dự hội nghị. 

 Liên minh Ðịa Trung Hải sẽ có các đồng chủ tịch từ hai bờ Ðịa Trung Hải, đầu tiên là Pháp và Ai Cập, và sẽ có một Ban thư ký thường trực với các quan chức của cả hai bờ Bắc và Nam Ðịa Trung Hải.

 Các dự án của Liên minh Ðịa Trung Hải: Tên chính thức của Liên minh Ðịa Trung Hải là "Tiến trình Barcelona: Liên minh vì Ðịa Trung Hải". Liên minh Ðịa Trung Hải là phiên bản của "Tiến trình Barcelona" ra đời cách đây 13 năm để hỗ trợ phát triển cho các quốc gia Hồi giáo ở bờ Nam Ðịa Trung Hải và tiến trình hòa giải giữa Israel và các nước A-rập. Một trong những mục tiêu chính của Liên minh Ðịa Trung Hải là thúc đẩy các dự án giữa EU và các nước bên kia bờ Ðịa Trung Hải trong các lĩnh vực phát triển kinh tế, qua đó góp phần củng cố hòa bình trong khu vực. Các dự án này gồm: 

 - Làm sạch và bảo vệ môi trường Ðịa Trung Hải.

 - Xây dựng những "tuyến đường cao tốc" trên biển và đất liền: nâng cấp nhiều tuyến vận tải nối các cảng và hỗ trợ việc xây dựng các tuyến đường ven biển trong đó có tuyến chạy qua khối Maghreb nối giữa các nước nằm trên bờ biển Nam Ðịa Trung Hải.

 - Hợp tác về ngăn chặn, chuẩn bị và đối phó thảm họa thiên nhiên và do con người gây nên.

 - Phát hiện nguồn năng lượng: khai thác và thực thi "kế hoạch Mặt trời Ðịa Trung Hải" nhằm tận dụng nguồn năng lượng Mặt trời dồi dào ở khu vực để phát triển năng lượng; hỗ trợ việc nghiên cứu và phát triển nguồn năng lượng này ngoài dầu mỏ và khí đốt. Tại hội nghị, Li-băng đã đề nghị đặt trụ sở của dự án phát triển năng lượng tại nước này. 

 - Giáo dục: thành lập Trường đại học châu Âu - Ðịa Trung Hải ở Slovenia. 

 - Sáng kiến kinh doanh Ðịa Trung Hải: thành lập một cơ quan giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng việc cung cấp viện trợ kỹ thuật và "các công cụ tài chính" thông qua sự đóng góp tự nguyện của các nước thành viên. 

 Pháp, nước hiện giữ chức Chủ tịch EU, đã đề xuất thành lập Liên minh Ðịa Trung Hải nhằm tăng cường quan hệ với các nước láng giềng của EU ở khu vực Ðịa Trung Hải trong bối cảnh tiến trình đối tác châu Âu - Ðịa Trung Hải, cơ chế được đưa ra năm 1995 tại Barcelona (Tây Ban Nha), hoạt động thiếu hiệu quả do sự bất đồng giữa Israel và các nước A-rập.

 Tổng thống Pháp N.Sarkozy cho rằng, việc thành lập liên minh này không có nghĩa là mọi vấn đề đương nhiên sẽ được giải quyết. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp B.Kouchner thừa nhận khu vực Ðịa Trung Hải vẫn đầy những bất đồng và chênh lệch về kinh tế, song khẳng định việc thành lập Liên minh Ðịa Trung Hải đã thổi "một luồng gió đối thoại mới vào khu vực" đồng thời là cơ sở để thiết lập hòa bình, thúc đẩy các chương trình hợp tác giữa hai bờ Ðịa Trung Hải. 

Theo Nhân Dân Điện tử

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác với cán bộ cấp dưới

(ĐCSVN) - Ngày 23/5/2024, đồng chí Lương Cường đã ký ban hành Quy định 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

(ĐCSVN) - Ngày 9/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website