Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) - (International Telecommunication Union (ITU)

Tôn chỉ mục đích

- Giữ vững và tăng cường hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực hữu tuyến, vô tuyến, cáp quang, vệ tinh... của tất cả các nước thành viên nhằm hoàn thiện việc sử dụng viễn thông một cách có hiệu quả nhất.

- Khuyến khích và trợ giúp kỹ thuật cũng như các nguồn tài trợ cho các nước đang phát triển trong lĩnh vực viễn thông, phát triển các phương tiện kỹ thuật giúp các nước đang phát triển khai thác có hiệu quả các dịch vụ viễn thông.

- Tăng cường sử dụng các dịch vụ viễn thông vời mục đích thúc đẩy hoà bình thế giới.

- Phân bổ và quản lý các tần số vô tuyến điện cũng như các vị trí liên quan đến quỹ đạo của các vệ tinh địa tĩnh để tránh nhiễu giữa các trạm thông tin vô tuyến của các nước khác nhau.

- Tạo lập tiêu chuẩn viễn thông thế giới, nhưng vẫn bảo đảm chất lượng dịch vụ viễn thông.

- Khuyến khích sự cộng tác giữa các thành viên để cước phí dịch vụ giảm xuống thấp nhất, nhưng vẫn bảo đảm chất lượng và đảm bảo quản lý tài chính viễn thông công khai, độc lập.

- Thống nhất toàn cầu để sử dụng các dịch vụ viễn thông trong việc cứu hộ con người và vật chất khi cần thiết.

 Cơ cấu tổ chức

- Hội nghị toàn quyền

 Hội nghị toàn quyền là cơ quan cao nhất của ITU;

 Hội nghị toàn quyền có chức năng hoạch định các chính sách chung để thực hiện các mục đích của ITU;

 Hội nghị toàn quyền xem xét và quyết định việc sửa đổi, bổ sung hiến chương, các công ước của  ITU;

 Hội nghị toàn quyền bầu các cơ quan lãnh đạo của ITU như Tổng Thư ký, Phó Tổng Thư ký, các thành viên của Hội Đồng điều hành ITU, và ba Cục trưởng về tiêu chuẩn hoá viễn thông; Thông tin vô tuyến; Phát triển viễn thông.

 Hội nghị toàn quyền gồm đại diện của tất cả các nước thành viên ITU, họp bốn năm một lần.

- Hội đồng Điều hành

Hội đồng Điều hành do Hội nghị toàn quyền bầu ra theo từng khu vực:

Châu Mỹ (A) 12 thành viên

Tây Âu (B) 8 thành viên

Đông Âu (C) 7 thành viên

Châu Phi (D) 22 thành viên

Châu Á- Châu Đại Dương (E) 18 thành viên

Hội đồng Điều hành là cơ quan quản trị giữa hai kỳ Hội nghị toàn quyền, để thực hiện các chính sách do Hội nghị toàn quyền đề ra. Hội đồng Điều hành họp thường kỳ hàng năm.

 - Ban thư ký và các Văn phòng

Ban Thư ký do Tổng thư ký đứng đầu. Tổng thư ký và Phó tổng Thư ký do Hội nghị toàn quyền ITU bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 4 năm và được tái cử một lần.

Giúp Tổng thư ký còn có các Văn phòng sau:

+ Văn phòng Thông tin vô tuyến do một Cục trưởng lãnh đạo;

+ Văn phòng Tiêu chuẩn hoá viễn thông do một Cục trưởng lãnh đạo;

+ Văn phòng Phát triển viễn thông do một Cục trưởng lãnh đạo.

+ Uỷ ban Thể lệ thông tin vô tuyến gồm 12 thành viên chia theo các khu vực.

Hiện nay ITU có 189 nước thành viên.

 Ngân sách, tài chính

Các nước thành viên đóng góp tự nguyện, mức đóng góp tối đa là 40 đơn vị (Năm 1995 ITU quy định mỗi đơn vị đóng góp là 380.000 Phrăng Thụy Sĩ) và tối thiểu là 1-6 đơn vị dành cho các nước đang phát triển. Việt Nam đăng ký hàng năm đóng góp 1-2 đơn vị.

 Quan hệ Việt Nam -ITU

Việt Nam tham gia ITU từ 1976, đến năm 1982 Tổng cục Bưu điện mới tham dự Hội nghị toàn quyền lần thứ 10 tại Nairobi (Kênya).

Từ năm 1994 Việt Nam được bầu vào Hội đồng Điều hành, một cơ quan lãnh đạo quan trọng của ITU. Tại Hội nghị toàn quyền lần thứ 16 họp tại Marốc vào tháng 10/2002, Việt Nam lại được tái cử lần thứ ba vào Hội đồng Điều hành ITU.

Việt Nam tiếp tục tham gia tích cực vào nhóm nghiên cứu số ba trong lĩnh vực tiêu chuẩn hoá viễn thông về vấn đề tính cước và thanh toán nhằm bảo vệ quyền lợi cho các nước đang phát triển.

ITU đã giúp Việt Nam thực hiện một số dự án như: dự án thử nghiệm viễn thông cộng đồng đa mục tiêu nhằm phát triển viễn thông cộng đồng góp phần nâng cao mức sống cho nhân dân vùng sâu, vùng xa; dự án “Phác thảo chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam đến 2010 và định hướng đến 2020”, đào tạo chuyên gia Việt Nam để triển khai chương trình lập kế hoạch mạng viễn thông PLANITU và khoá đào tạo, hội thảo về chính sách phát triển viễn thông, thương mại điện tử, thanh toán quốc tế.

(Nguồn: Các tổ chức quốc tế và Việt Nam, Nxb CTQG)

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website