Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) - Universal Postal Union (UPU)

Công ước đầu tiên về bưu chính trên thế giới có hiệu lực ngày 1/7/1875. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, khoa học kỹ thuật phát triển nên việc liên hệ giữa các nước trên thế giới càng phát triển, số nước gia nhập Tổng hội Bưu chính ngày càng tăng. Để phù hợp với tính chất toàn thế giới cuả mình, các nước thành viên quyết định đổi tên thành Liên minh Bưu chính thế giới.   Ngày 4/7/1947 UPU đã ký  với Liên hợp quốc Hiệp định tại Paris (Pháp) và được LHQ thừa nhận là một tổ chức chuyên môn nằm trong hệ thống LHQ. Tôn chỉ mục đích của UPU là nhằm tăng cường, mở rộng sự trao đổi và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc thông qua các hoạt động đắc lực của nghiệp vụ bưu chính nhằm góp phần đạt được những mục đích cao cả của sự hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội và kinh tế; phát triển việc trao đổi thông tin giữa các nước bằng các của những nghiệp vụ bưu chính.

Hiện nay UPU có 192 thành viên. Các nước là thành viên LHQ đương nhiên là thành viên UPU, các nước chưa gia nhập LHQ cũng có thể được UPU kết nạp khi có đơn.

Ngân sách của UPU do các nước thành viên đóng góp, UPU quy định 11 thang đóng góp : cao nhất là 50 đơn vị , thấp nhất là 0,5 đơn vị.Mức đóng góp của các nước thành viên do Đại hội quyết định theo các thang trên, và hàng năm  Hội đồng quản trị xác định số tiền các nước phải đóng góp dựa trên ngân sách chi tiêu mà Đại hội đã phê duyệt.  UPU còn có “Quỹ đặc biệt” . Quỹ này hình thành do sự đóng góp tự nguyện  của các nước và các tổ chức quốc tế. Quỹ đặc biệt được dùng để chi phí cho các hoạt động trợ giúp kỹ thuật, dịch vụ chuyên gia tư vấn, học bổng đào tạo và trang thiết bị.

 

Cơ cấu tổ chức :

a. Đại hội

- Là cơ quan tối cao của UPU, gồm đại biểu của tất cả các nước thành viên.

- Đại hội toàn quyền thường kỳ họp 5 năm một lần.

- Xem xét các vấn đề quan trọng của UPU, định ra đường lối, phương hướng hoạt động, quyết định vấn đề chuyên môn nghiệp vụ, sửa đổi bổ sung các văn kiện pháp lý của UPU; 

- Xem xét việc kết nạp thành viên mới;

- Bầu các chức vụ lãnh đạo của UPU

- Thành lập cơ quan trung ương gọi là Văn phòng quốc tế mà kinh phí hoạt động do tất cả các nước thành viên đóng góp;

b. Hội đồng quản trị

- Gồm 41 nước do Đại hội bầu theo nguyên tắc phân chia khu vực địa lý;

- Lãnh đạo Hội đồng quản trị gồm :

+ 1 Chủ tịch thông thường thuộc quốc gia đăng cai tổ chức Đại hội

+ và 4 phó chủ tịch được bầu tại phiên họp đầu tiên của Hội đồng sau kỳ Đại hội .

- Hội đồng quản trị là cơ quan điều hành cuả UPU giữa 2 kỳ Đại hội,

- Duy trì và giám sát các hoạt động của UPU chủ yếu thông qua chính sách, tài chính của UPU,

- Hội đồng quản trị họp hàng năm tại trụ sở UPU.

c. Hội đồng khai thác bưu chính

- Gồm 40 nước thành viên đại diện cho các nước thành viên do Đại hội bầu không theo nguyên tắc phân chia khu vực địa lý mà lại chia thành

 + các nước phát triển 16 ghế,

 + các nước đang phát triển 24 ghế. Mỗi kỳ Đại hội UPU bầu lại 1/2 .

-  Lãnh đạo Hội đồng khai thác bưu chính hoạt động dưới sự lãnh đạo cuả chủ tịch, phó chủ tịch và các chủ tịch các ban chuyên môn.

- Hội đồng chịu trách nhiệm nghiên cứu, phổ biến các vấn đề kỹ thuật, khai thác kinh tế liên quan đến nghiệp vụ bưu chính.

- Trực tiếp tổ chức việc áp dụng các vấn đề đã nghiên cứu vào khai thác .

- Xem xét sửa đổi các thể lệ bưu chính thi hành trong thời gian giữa 2 kỳ Đại hội.

d. Văn phòng quốc tế

- Là cơ quan thường trực của UPU, do Tổng Giám đốc điều hành dưới sự kiểm soát của Hội đồng quản trị.

- Chịu trách nhiệm liên lạc, thông tin và tham khảo ý kiến của Bưu chính các nước.

- Chức năng thực hiện tư vấn về các hoạt động bưu chính của các nước khi được hỏi.

 

 Các nguyên tắc hoạt động cơ bản :

- Thiết lập giữa các nước thành viên một lãnh thổ bưu chính chung để trao đổi bưu phẩm;

- Bảo đảm quyền tự do vận chuyển trong phạm vi toàn lãnh thổ Liên bưu;

- Thống nhất giá cước bưu chính thu tại mỗi nước đối với bưu phẩm gửi đi trong toàn lãnh thổ Liên bưu. Tuy nhiên phải thừa nhận rằng nguyên tắc này không được áp dụng chặt chẽ như trước do cơ quan Bưu chính mỗi nước có quyền tăng hoặc giảm giá cước cơ bản;

- Bãi bỏ việc phân chia cước phí giữa nước gửi và nước nhận. Mỗi nước được giữ toàn bộ cước phí thu được, nhưng phải trả cho các nước trung chuyển một phần cước phí theo những tiêu chuẩn nhất định;

- Quy định những nguyên tác trọng tài để giải quyết những vụ tranh chấp giữa các cơ quan bưu chính; 

- Bảo đảm việc thực hiện và hoàn chỉnh các văn bản nghiệp vụ bưu chính và tạo điều kiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này thong qua viện trợ kỹ thuật bưu chính theo yều của nước thành viên.

 

 Quan hệ Việt Nam - UPU:

Ngày 15/3/1976 Chính phủ CMLTCHMNVN kế thừa quyền thành viên của chế độ Sài gòn (20/10/1951 Việt nam gia nhập UPU)

Ngày 23/8/1976, Nước CHXHCN Việt Nam tuyên bố tham gia các hoạt động của UPU.   

Việt Nam đã tham gia nhiều hoạt động của UPU, đã ký và phê duyệt các Hiệp định sửa đổi và bổ sung của UPU sau Đại hội UPU tổ chức tại Bắc Kinh (Trung quốc) năm 1999.

Đoàn Việt Nam gồm 14 thành viên do Thứ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông Trần Ngọc Bình làm trưởng đoàn đã tham gia Đại hội lần thứ 23 của UPU tại Bucharest-Roumanie từ 15/9 đến 5/10/2004. Gần 2000 đại biểu từ 176 quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên của UPU đã tham gia đại hội này. Những nội dung chính đã được đề cập đến trong Đại hội lần này là tổng kết, đánh giá các hoạt động và kết quả đạt được trong nhiệm kỳ 1999-2004 như Chiến lược bưu chính Bắc Kinh, chương trình chất lượng dịch vụ, công tác tài chính của Liên minh và một số các nội dung khác. Đại hội đã thảo luận và thống nhất quyết định những định hướng hoạt động của Liên minh nhiệm kỳ 2005-2008, cụ thể: Thông qua Chiến lược bưu chính Bucharest – là kế hoạch hành động của UPU trong cả giai đoạn với 5 mục tiêu; thông qua 16 chương trình. Các mục tiêu của Chiến lược Bưu chính Bucharest là dịch vụ bưu chính phổ cập, chất lượng dịch vụ và hiệu quả của mạng lưới bưu chính, thị trường và đáp ứng nhu cầu khách hàng, đổi mới bưu chính và phát triển bền vững, hợp tác, tương tác giữa các đối tác.

Trong thời gian đại hội, đoàn Việt Nam đã có đóng góp tích cực vào các hoạt động chung của UPU cũng như các hoạt động song phương trong lĩnh vực bưu chính. Thứ trưởng Trần Ngọc Bình thay mặt đoàn Việt Nam đã có bài phát biểu tại phiên toàn thể của Đại hội, nhấn mạnh vai trò của Liên minh trong việc giảm khoảng cách số giữa các nước phát triển và đang phát triển và giới thiệu về quá trình đổi mới của Bưu chính Việt Nam. Việt Nam tham gia với tư cách là Phó Chủ tịch Uỷ ban 5 về dịch vụ tài chính bưu chính đã có bài phát biểu về việc triển khai dịch vụ tài chính ở Việt Nam; ngoài ra còn có một số ý kiến tham luận tại cuộc họp của một số tiểu ban. Thứ trưởng Trần Ngọc Bình đã tiến hành các hoạt động ngoại giao, tiếp và làm việc song phương với một số đoàn các nước như Pháp, Bồ Đào Nha, Trung Quốc, Hàn Quốc. Cũng trong Đại hội này, Việt Nam được tái trúng cử là thành viên của Hội đồng Quản trị với đa số phiếu (114/166). Đây là một thành tựu to lớn, thể hiện uy tín ngày càng tăng của Bưu chính Việt Nam nói riêng và của đất nước nói chung trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế.

Ngày 16/11/2006, Việt Nam cũng đã cùng với hơn 130 quốc gia thành viên UPU, đã tham gia Hội nghị Chiến lược UPU được tổ chức tại Dubai, các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất.

 

 (Nguồn: Bộ Ngoại giao)

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website