Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 27/7/1978, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng về kiện toàn tổ chức, cải tiến chế độ làm việc, đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới

I

Đảng ta và nhân dân ta đang đứng trước nhiệm vụ cực kỳ trọng đại là đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong khi phải chiến đấu quyết liệt để đập tan âm mưu và hành động... hòng làm suy yếu và thôn tính nước ta. Trong cuộc đấu tranh này nhân dân ta phải toàn thắng, làm cho chủ nghĩa xã hội ở nước ta không ngừng lớn lên, Đảng và Nhà nước ta mạnh lên, tổ chức và quản lý khoa học hơn, xã hội ta tốt đẹp hơn.

Từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, trong một thời gian ngắn, chúng ta đã xây dựng được hệ thống tổ chức thống nhất của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần chúng trong cả nước, và sử dụng bộ máy đó hoàn thành những công tác lớn có ý nghĩa chiến lược về cải tạo và xây dựng kinh tế, văn hoá, về phát triển sản xuất, giữ gìn trật tự, an ninh, về tổ chức đời sống của nhân dân lao động.

Tuy nhiên, do chưa nắm vững quy luật kinh tế và khoa học tổ chức, do chậm sửa chữa những khuyết điểm kéo dài trong tổ chức và chế độ làm việc, nên hiện nay bộ máy của chúng ta kém hiệu lực, không đủ sức tổ chức thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Bộ máy tổ chức quá cồng kềnh, quá nhiều tầng, nấc, nhiều cấp trung gian. Chức trách từng bộ phận, từng người không rõ ràng, quan hệ ngang - dọc không được xác định cụ thể, không thông suốt đến cơ sở. Kỷ luật và pháp chế bị buông lỏng, bệnh quan liêu phổ biến và trầm trọng, các đoàn thể quần chúng có xu hướng hành chính hoá, quan liêu hoá.

Trước tình hình mới, để làm tròn sứ mệnh lịch sử đối với dân tộc và nhân dân thế giới, phải phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội trong cả nước, trên từng địa phương và trong mọi cơ sở, gấp rút kiện toàn bộ máy lãnh đạo và quản lý từ Đảng đến Nhà nước và các đoàn thể quần chúng, từ trung ương đến các ngành, các cấp.

Mục đích của việc kiện toàn tổ chức, cải tiến chế độ làm việc là: tăng năng suất lao động, bảo đảm chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế; hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đẩy mạnh cải tạo kết hợp với xây dựng ở miền Nam; kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường lực lượng quốc phòng và an ninh; phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, nhằm đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội tiến lên một bước mới, đánh bại mọi mưu đồ của chủ nghĩa đế quốc...

Cần đổi mới sâu sắc về quan điểm xây dựng tổ chức; đổi mới cách chỉ đạo, kiên quyết xoá bỏ những phương pháp và thói quen làm việc không phù hợp với giai đoạn mới của cách mạng; sẵn sàng thích ứng nhanh với mọi tình huống, bảo đảm cả hai yêu cầu: xây dựng, chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu.

Cần quán triệt từ trên xuống dưới quan điểm cơ bản của chế độ ta là "Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ tập thể, Nhà nước quản lý", thi hành đúng đắn nguyên tắc "tập trung dân chủ", "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách" trong Đảng và ban chấp hành các đoàn thể quần chúng, chế độ "thủ trưởng" trong các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức kinh tế. Cần bảo đảm sự lãnh đạo và quản lý toàn diện các mặt đấu tranh, các lĩnh vực hoạt động xã hội; thống nhất lãnh đạo và quản lý cả nước.

Ở tất cả các cấp, Đảng tăng cường sự lãnh đạo của mình, nhưng không bao biện công việc của Nhà nước. Đảng phải ra sức củng cố Nhà nước, phát huy hiệu lực của chính quyền, làm cho Nhà nước vừa thể hiện đúng đắn sự lãnh đạo của Đảng, vừa thể hiện đầy đủ quyền làm chủ tập thể của nhân dân.

Về kinh tế, bộ máy lãnh đạo và quản lý phải xuất phát từ những đòi hỏi của việc xây dựng cơ cấu kinh tế mới (ngành, địa phương và cơ sở) và phương thức quản lý mới; phải phát huy tác dụng chủ động, tích cực đối với việc hình thành cơ cấu kinh tế mới, đủ sức vận dụng phương thức quản lý mới.

Về quốc phòng và an ninh, bộ máy lãnh đạo và quản lý phải bảo đảm các lực lượng vũ trang và an ninh luôn luôn sẵn sàng đập tan mọi âm mưu xâm lược và hoạt động phản cách mạng.

Về đối ngoại, bộ máy lãnh đạo và quản lý phải bảo đảm tăng cường công tác quốc tế của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể, thực hiện thắng lợi chính sách đối ngoại của Đảng trong tình hình mới.

Về văn hoá, bộ máy lãnh đạo và quản lý phải bảo đảm sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động văn hoá, xã hội, từng bước xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng và an ninh.

Trong xây dựng tổ chức, phải coi trọng chất lượng, bảo đảm hiệu lực của bộ máy, hiệu quả của sản xuất, công tác, chiến đấu. Toàn thể bộ máy lãnh đạo và quản lý phải hướng mạnh về cơ sở, lấy cơ sở làm đối tượng phục vụ một cách thông suốt, nhanh nhạy, trực tiếp; phải thường xuyên bám sát và củng cố cơ sở, kịp thời giải quyết những vấn đề do cơ sở đề ra.

Phải hoàn toàn xuất phát từ công việc, từ yêu cầu kinh tế - kỹ thuật mà đặt tổ chức và bố trí cán bộ; khắc phục tình trạng tập trung quan liêu, cồng kềnh cách bức, gò bó cơ sở, cũng như tình trạng phân tán, lỏng lẻo kỷ luật. Kiện toàn gấp những bộ phận yếu. Kiên quyết tinh giản bộ máy, cắt bỏ những bộ phận thừa, thay thế những cán bộ hư hỏng hoặc không đủ năng lực.

Đề cao chế độ trách nhiệm, cả trách nhiệm tập thể và trách nhiệm cá nhân, cả về tinh thần và vật chất, bảo đảm kỷ luật nghiêm ngặt trong việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị của Đảng, kế hoạch nhà nước và pháp luật xã hội chủ  nghĩa. Xây dựng và thực hiện nghiêm túc chức trách của từng tổ chức và từng người; quyền hạn và trách nhiệm phải cân xứng với nhau. Bảo đảm cho các quyết định được chính xác, tổ chức thực hiện được mau lẹ, dứt điểm, đạt yêu cầu đề ra, tránh tình trạng "quyết nhiều làm ít".

Xây dựng chế độ làm việc cách mạng và khoa học: khẩn trương, sắc bén, có tính chiến đấu cao; sát thực tế, chống quan liêu, nắm vững mọi nhu cầu cụ thể trong đời sống hằng ngày của quần chúng và mọi khả năng hiện thực để đáp ứng nhu cầu; kiên trì học tập, không ngừng nâng cao trình độ nhận thức và vận dụng các quy luật, nhất là quy luật kinh tế; dám nghĩ dám làm, chống bảo thủ, trì trệ; coi trọng điều tra nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng, tìm phương án tối ưu, nhằm giải quyết  cho được những vấn đề thiết thực, đạt hiệu suất cao trong chiến đấu, năng suất, hiệu quả và chất lượng tốt trong quản lý kinh tế, thoả mãn những nhu cầu cấp bách của nhân dân trong sản xuất và đời sống.

Theo yêu cầu của nhiệm vụ mới, bố trí lại đội ngũ cán bộ, tăng cường mạnh cho những ngành then chốt, huyện và cơ sở; nâng cao phẩm chất và năng lực của cán bộ, đảng viên, xiết chặt hàng ngũ, bảo đảm yêu cầu của việc kiện toàn tổ chức, cải tiến chế độ làm việc.

II KIỆN TOÀN TỔ CHỨC, CẢI TIẾN LÃNH ĐẠO VÀ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VÀ CÁC ĐOÀN THỂ QUẦN CHÚNG

A- KIỆN TOÀN CƠ SỞ

1. Các cơ sở của nền kinh tế quốc dân là tế bào sản xuất, kinh doanh, là đơn vị tổ chức chiến đấu; là nơi trực tiếp diễn ra ba cuộc cách mạng; là nơi thể hiện cụ thể quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, bảo đảm sự nhất trí giữa quyền lợi của cả nước với quyền lợi của tập thể và quyền lợi của từng người lao động.

Cơ sở là nơi Đảng, Nhà nước và quần chúng liên kết thành một cơ cấu chặt chẽ, để hoàn thành mọi nhiệm vụ kinh tế, quốc phòng, văn hoá, xã hội, trước nhất là sử dụng tốt sức lao động, thiết bị, vật tư, tiền vốn, ngăn chặn tham ô, lãng phí, qua đó mà giáo dục, bồi dưỡng quần chúng, rèn luyện, sàng lọc và phát triển cán bộ, đảng viên.

2. Chế độ làm chủ tập thể của quần chúng ở cơ sở cần được bảo đảm bằng một cơ cấu tổ chức đúng và những thể chế cần thiết định rõ quyền hạn và trách nhiệm, lợi ích và nghĩa vụ của từng tổ chức cũng như từng người.

3. Các cơ sở phải thực hiện cho được chế độ hạch toán kinh tế, sản xuất và kinh doanh có lãi, hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước, nâng cao thu nhập của mỗi người lao động, phát triển phúc lợi tập thể, tăng thêm nguồn vốn tự có để tái sản xuất mở rộng.

Trên cơ sở bảo đảm các chỉ tiêu kế hoạch nhà nước, các cơ sở có quyền đặt quan hệ kinh tế trực tiếp với các đơn vị kinh tế khác, với các viện nghiên cứu và trường học bằng những hợp đồng về phân công và hợp tác sản xuất, về cung ứng vật tư, về tiêu thụ sản phẩm, về vận chuyển hàng hoá, về đào tạo công nhân, về áp dụng và nghiên cứu khoa học, kỹ thuật.

4. Các xí nghiệp quốc doanh phải thi hành nghiêm chỉnh điều lệ xí nghiệp đã ban hành, ra sức tổ chức lại sản xuất, quản lý chặt chẽ lao động, vật tư, tiền vốn theo các tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật tiến bộ, nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm tăng thêm số lượng và nâng cao chất lượng các mặt hàng; phải có phương hướng tăng cường trang bị kỹ thuật, mở rộng quy mô sản xuất, phát triển kinh doanh đáp ứng nhiều hơn nữa yêu cầu của nền kinh tế quốc dân, thoả mãn đầy đủ hơn nữa lợi ích của các thành viên trong xí nghiệp.

Các hợp tác xã nông nghiệp phải cùng với các đơn vị kinh tế khác trên địa bàn huyện hình thành một cơ cấu thống nhất, tổ chức lại sản xuất và lao động nhằm đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm, phát triển cân đối trồng trọt với chăn nuôi, tích cực mở mang ngành nghề. Sớm nghiên cứu và ban hành điều lệ mới của hợp tác xã nông nghiệp phù hợp với phương hướng tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.

Các đơn vị cung ứng vật tư và cửa hàng thương nghiệp phải ra sức cải tiến tổ chức, phương thức và thái độ kinh doanh, mở rộng việc ký kết và nghiêm chỉnh thực hiện hợp đồng về cung ứng vật tư kỹ thuật cho sản xuất, về thu mua, tiêu thụ sản phẩm; xoá bỏ các thủ tục gây phiền hà, kiên quyết chống tham ô, móc ngoặc, cửa quyền, vươn lên xứng đáng là hậu cần đắc lực của sản xuất và nội trợ tốt của toàn dân.

5. Các ngành và các địa phương chủ quản phải tăng cường chỉ đạo các cơ sở của mình, tạo điều kiện cho cơ sở thực hiện tốt chế độ hạch toán kinh tế, kiện toàn bộ máy quản lý xí nghiệp, đào tạo giám đốc cho xí nghiệp quốc doanh, chủ nhiệm, kế toán trưởng và cán bộ kỹ thuật cho hợp tác xã. Các cấp trên của cơ sở phải xuất phát từ nhu cầu của cơ sở mà tổ chức lại các mối quan hệ giữa các cấp trên với nhau và giữa cấp trên với cơ sở, để bảo đảm cho hoạt động của cơ sở được thuận lợi. Phải phấn đấu cung ứng đầy đủ năng lượng, vật tư, phụ tùng để cho sản xuất tại cơ sở được liên tục, đều đặn. Các cấp trên phải bám sát cơ sở, đến giải quyết vấn đề tại chỗ, song phải tôn trọng quyền hạn của cơ sở, không can thiệp có tính chất sự vụ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở.

6. Ở miền Bắc chính quyền cấp xã không trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của các hợp tác xã, nhưng phải lo xây dựng cơ cấu kinh tế hạ tầng chung (đường sá, cầu cống, sông ngòi...) kiểm tra các hợp tác xã trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất, làm nghĩa vụ bán nông sản, nộp thuế, trả nợ cho Nhà nước; quản lý ngân sách xã; bảo đảm quyền làm chủ tập thể của nhân dân, chăm lo đời sống vật chất và văn hoá của quần chúng; kiểm tra mọi tổ chức và mọi công dân thực hiện pháp luật và làm nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Ở miền Nam, trong những năm trước mắt, chính quyền cấp xã, cùng với cấp huyện, có nhiệm vụ quản lý toàn diện các công việc ở xã: chỉ đạo cải tạo quan hệ sản xuất, sử dụng hợp lý ruộng đất, tổ chức lại sản xuất, phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn; chỉ đạo các ban sản xuất xã và ấp, các tổ chức sản xuất tập thể, các hộ nông dân cá thể xây dựng và thực hiện kế hoạch nhà nước; chăm lo đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân. Nghiên cứu để điều chỉnh hợp lý địa giới các xã quá rộng.

Tất cả các xã trong cả nước phải khẩn trương xây dựng và nắm vững lực lượng dân quân, du kích, chỉ đạo chiến đấu, phục vụ chiến đấu, tuyển quân đúng chính sách, đúng tiêu chuẩn, bảo đảm chất lượng, và chấp hành tốt các chính sách hậu phương. Củng cố các ban chỉ huy quân sự xã.

Trước mắt, Ban Bí thư, Hội đồng Chính phủ, các bộ và các địa phương phải gấp rút điều động hàng loạt cán bộ, đảng viên tốt tăng cường cho các xã, thôn, ấp ở vùng biên giới miền núi, miền Nam, nhất là ở những nơi nhiệm vụ chiến đấu cấp bách mà cơ sở cách mạng còn yếu.

Ở những thôn, ấp chưa có chi bộ hoặc tổ đảng, phải xây dựng cơ sở đoàn thanh niên cộng sản vững chắc, xây dựng những cốt cán đáng tin cậy, thành lập các nhóm trung kiên làm nòng cốt vận động quần chúng và chuẩn bị cho công tác phát triển đảng.

Trong việc kết nạp đảng viên mới, các cơ sở phải theo đúng những tiêu chuẩn, thủ tục đã quy định. Coi trọng làm trẻ đội ngũ đảng viên.

B- KIỆN TOÀN CÁC CẤP ĐỊA PHƯƠNG

1. Từ sản xuất nhỏ tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, việc xây dựng và phát triển các cơ cấu kinh tế địa phương (huyện, tỉnh, thành) có ý nghĩa chiến lược quan trọng.

Dựa theo quy hoạch và kế hoạch kinh tế của cả nước, địa bàn kinh tế huyện, tỉnh là nơi thực hiện việc tổ chức lại sản xuất, phân công lại lao động, gắn liền công nghiệp với nông nghiệp, thành thị với nông thôn, bảo đảm nhu cầu của nhân dân, làm tròn nghĩa vụ đối với cả nước.

Địa bàn huyện, tỉnh là nơi thực hiện sự phân phối theo phương thức xã hội chủ nghĩa, là đơn vị tổ chức đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân, thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân trong phạm vi địa phương.

Địa bàn huyện, tỉnh là nơi phát triển tổng hợp cả kinh tế, văn hoá, đời sống và quốc phòng. Trong tình hình cả nước vừa sản xuất, vừa chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, càng phải kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng.

Chính quyền nhà nước huyện, tỉnh vừa đại diện cho chính quyền trung ương, vừa đại diện cho nhân dân địa phương, hai mặt đó thống nhất làm một, thể hiện ở chỗ giải quyết tốt các vấn đề về sản xuất, chiến đấu và đời sống ở địa phương. Hội đồng Chính phủ thông qua các cấp chính quyền địa phương để trực tiếp với quần chúng, động viên và quản lý hoạt động của quần chúng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội, chăm lo đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.

Phải xuất phát từ vị trí và nhiệm vụ cụ thể của từng địa phương mà kiện toàn bộ máy lãnh đạo và quản lý ở địa phương cho phù hợp, bảo đảm gọn, nhẹ, có hiệu lực mạnh và hiệu quả cao.

Các bộ, các cơ quan quản lý ngành phải nghiên cứu, nắm vững khả năng phát triển ngành mình ở từng địa phương, gắn bó chặt chẽ cơ cấu ngành với cơ cấu kinh tế địa phương, từ đó xác định cơ cấu hợp lý để phát triển ngành một cách mạnh mẽ nhất tại các địa phương.

Hội đồng Chính phủ và các cơ quan trung ương phải khẩn trương phân cấp và giao quyền cho địa phương, tương ứng với vai trò và nhiệm vụ của mỗi địa phương. Các xí nghiệp trung ương đóng tại địa phương phải tôn trọng quyền quản lý của chính quyền địa phương trên lãnh thổ, tích cực góp phần phát triển kinh tế địa phương và cải thiện đời sống của nhân dân địa phương.

2. Xây dựng các huyện từng bước thành các đơn vị kinh tế nông - công nghiệp, các địa bàn vững chắc về quốc phòng và an ninh, là một nhiệm vụ hết sức quan trọng hiện nay. Mỗi huyện phải mau chóng trở thành một pháo đài vững mạnh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội.

Ban Bí thư, Hội đồng Chính phủ, các ban của Đảng, các bộ phải thực hiện khẩn trương hơn nữa Chỉ thị 33 của Bộ Chính trị, gắn chặt việc phát triển sản xuất với việc củng cố quốc phòng, bảo đảm cải tạo và xây dựng kinh tế, chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu.

Trước hết, tập trung xây dựng các huyện vùng biên giới, các hải đảo, các huyện trọng điểm về kinh tế và quốc phòng. Tuỳ theo vị trí từng loại huyện, mà định phương hướng và mục tiêu xây dựng cụ thể. Các huyện biên giới phía tây nam phải là những pháo đài chiến đấu, bảo vệ tốt sinh mệnh và tài sản của nhân dân, đồng thời đẩy mạnh sản xuất. Các huyện biên giới phía bắc phải phát triển mạnh về kinh tế và quốc phòng, bảo đảm an ninh, trở thành phòng tuyến vững chắc kịp thời đập tan mọi âm mưu của địch. Các huyện đồng bằng và trung du phải đẩy mạnh sản xuất, để đóng góp nhiều nhất cho cả nước, tích cực phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu.

Hội đồng Chính phủ và các bộ, các tỉnh phải tiến hành ngay việc xây dựng huyện và kiện toàn cấp huyện, chỉ đạo các huyện xây dựng nhanh các tổ chức sản xuất, kinh doanh và bộ máy quản lý phù hợp với vị trí kinh tế, quốc phòng của từng loại huyện. Phân cấp đúng mức cho cấp huyện về quản lý kế hoạch ngân sách, về cơ sở vật chất - kỹ thuật để bảo đảm yêu cầu của sản xuất, quốc phòng và an ninh. Đặc biệt phải gấp rút tăng cường cán bộ để kiện toàn bộ máy cấp huyện.

Cải tiến sự lãnh đạo và chỉ đạo của cấp huyện theo hướng bám sát cơ sở, giải quyết nhanh công việc của cơ sở, tập trung sức đưa cơ sở tiến lên đồng đều; nâng cao nhanh chóng năng lực tổ chức và quản lý kinh tế, tổ chức đời sống vật chất và văn hoá; chỉ huy tốt chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, giữ gìn trật tự an ninh. Các huyện uỷ, quận uỷ phải phân công cấp uỷ viên giúp đỡ cơ sở đảng; cán bộ huyện, quận chủ yếu phải hoạt động tại cơ sở.

3. Mỗi tỉnh, thành là một địa bàn chiến lược về kinh tế và quốc phòng, về chiến đấu và hậu cần. Trong điều kiện mới, các tỉnh, thành phải nắm vững cả hai nhiệm vụ: sản xuất và chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu; đặt đúng vị trí của từng nhiệm vụ trong từng thời gian nhất định.

Về kinh tế, mỗi tỉnh, thành phải tiến hành phân công lại lao động, khai thác các tài nguyên đất, rừng, biển, tận dụng các năng lực sản xuất, đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, trước hết là sản xuất lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng; xây dựng cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp, tổ chức tốt công tác phân phối, bảo đảm nhu cầu vật chất và văn hoá của nhân dân, thực hiện tốt hậu cần tại chỗ, làm tròn nghĩa vụ với cả nước.

Các tỉnh, thành có trách nhiệm rất lớn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân; đối với việc xây dựng và quản lý cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp tỉnh; đối với việc xây dựng các huyện thành những đơn vị kinh tế nông - công nghiệp; đối với các xí nghiệp công nghiệp trung ương trong tỉnh, thành; đối với việc bảo đảm đời sống của tất cả dân cư trong tỉnh.

Cần khẩn trương phân cấp quản lý kinh tế cho tỉnh, thành. Ngoài việc giao một số xí nghiệp và cơ sở kinh tế khác, chủ yếu phải phân cấp đúng đắn và rành mạch về kế hoạch và ngân sách, về quản lý lao động, thiết bị, vật tư, về quản lý tổ chức, cán bộ. Đặc biệt coi trọng mở rộng quyền hạn và trách nhiệm về kế hoạch và cải tiến công tác kế hoạch hoá ở cấp tỉnh, làm cho kế hoạch tỉnh bao quát được các mặt sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu dùng, khoa học và kỹ thuật, cải thiện đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân trong tỉnh. Trên cơ sở thực hiện tốt kế hoạch nhà nước và nghĩa vụ đối với cả nước, các tỉnh, thành có quyền chủ động mở rộng sản xuất và kinh doanh, kể cảkinh doanh xuất khẩu, giao dịch với các địa phương khác về hợp tác sản xuất, về trao đổi sản phẩm.

Về quốc phòng và an ninh, các cấp uỷ tỉnh, thành phải nắm chắc công tác quân sự, trị an, xây dựng quốc phòng toàn dân, tăng cường bảo vệ an ninh, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, sản xuất với chiến đấu và phục vụ chiến đấu; thống nhất lãnh đạo hoạt động của mọi lực lượng vũ trang và an ninh trên địa bàn địa phương.

Những tỉnh có chiến đấu phải đặt nhiệm vụ chiến đấu lên đầu, đồng thời rất coi trọng đẩy mạnh sản xuất, tổ chức tốt đời sống. Những tỉnh khác phải nắm vững nhiệm vụ trung tâm là sản xuất, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu và tích cực phục vụ chiến đấu. Các tỉnh có biên giới phải tuỳ theo tính chất từng vùng biên giới mà lãnh đạo tốt công tác chiến đấu, bảo vệ biên giới xây dựng kinh tế và tăng cường lực lượng về mọi mặt, củng cố quan hệ hữu nghị với nhân dân các nước láng giềng. Các tỉnh, huyện đồng bằng có nhiệm vụ viện trợ cho các tỉnh, huyện biên giới về lao động và cán bộ, về lực lượng chiến đấu và phục vụ hậu cần...

Để hoàn thành những nhiệm vụ nói trên, các tỉnh uỷ, thành uỷ và chính quyền cấp tỉnh, thành phải cải tiến công tác lãnh đạo và quản lý, kiện toàn tổ chức cấp tỉnh, thành.

Nên có những đồng chí phụ trách các ngành, các địa phương và cơ sở quan trọng trong tỉnh, thành tham gia tỉnh uỷ, thành uỷ. Trước mắt, cần gấp rút kiện toàn các ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ, để bảo đảm lãnh đạo toàn diện cả kinh tế, văn hoá, quốc phòng, an ninh. Bí thư cấp uỷ phải trực tiếp nắm các vấn đề cơ mật về an ninh, quốc phòng ở địa phương.

Ở cấp tỉnh, thành, cần phối hợp chặt chẽ hoạt động của các ban của Đảng với các cơ quan của chính quyền trong việc nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện. Các ban của cấp uỷ và các ty, sở phải gọn nhẹ. Chuyển giao trách nhiệm quản lý sản xuất, kinh doanh cho các xí nghiệp, công ty; giảm biên chế của các ty, sở.

Các ty, sở chịu sự chỉ đạo toàn diện của uỷ ban nhân dân và sự chỉ đạo về nghiệp vụ, kỹ thuật của các bộ. Các cấp uỷ viên hoạt động ở cơ quan nhà nước phải sử dụng chức vụ chính quyền để giải quyết công việc.

C- XÂY DỰNG CÁC NGÀNH KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ KIỆN TOÀN CÁC BỘ

Trong quỏ trỡnh phỏt triển từ sản xuất nhỏ lờn sản xuất lớn xó hội chủ nghĩa, phải luụn luụn nắm vững nhiệm vụ xõy dựng và phỏt triển cỏc ngành kinh tế - kỹ thuật, vỡ đú là những tổ chức then chốt của nền sản xuất cơ khớ hoỏ.

Nhiệm vụ cơ bản của cơ quan quản lý ngành (bộ, tổng cục) là:

1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn về phát triển ngành. Trên cơ sở kế hoạch dài hạn, xây dựng và chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch hằng năm nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, đồng thời phát triển ngành mình trên quy mô ngày càng lớn.

2. Thực hiện chuyên môn hoá và hiệp tác trong nội bộ ngành và giữa ngành này với ngành khác.

3. Xỏc định phương hướng phỏt triển khoa học - kỹ thuật, cú kế hoạch đào tạo cụng nhõn và cỏn bộ kỹ thuật cho ngành.

4. Xây dựng kế hoạch và chính sách vật tư cho ngành.

5. Cùng với Chính phủ xây dựng chính sách, chế độ quản lý cho ngành.

Trước mắt, các cơ quan quản lý ngành phải tăng cường quản lý  hành chính - kinh tế, quản lý kỹ thuật đối với toàn ngành, đồng thời trực tiếp chỉ đạo các đơn vị kinh doanh trực thuộc bộ. Bộ trưởng phải khẩn trương tổ chức lại sản xuất của ngành trong cả nước, tạo ra cơ cấu kinh tế mới của ngành, tuỳ điều kiện mà lập nhóm sản phẩm, xí nghiệp liên hợp, liên hiệp các xí nghiệp, công ty, và giao chức năng trực tiếp quản lý sản xuất, kinh doanh cho các tổ chức kinh tế ấy. Theo hướng đó, sửa đổi mạnh cơ cấu tổ chức của bộ: bỏ hẳn các cục; bớt vụ và giảm mạnh biên chế các vụ. Các vụ là cơ quan tham mưu, không có quyền chỉ đạo các xí nghiệp và tổ chức sản xuất. Bố trí hợp lý các viện nghiên cứu để hoạt động gắn bó với sản xuất, có hiệu quả thực tế. Phần lớn lực lượng tác chiến lâu nay ở tại cơ quan bộ (từ kế hoạch hoá đến quản lý lao động, vật tư, tài chính, kỹ thuật) phải được chuyển mạnh về các liên hiệp sản xuất và đơn vị cơ sở.

Mở rộng thích đáng quyền hạn và trách nhiệm của bộ trưởng. Cụ thể hoá hơn nữa quyền hạn và trách nhiệm của bộ trưởng (và của các cấp) về cân đối kế hoạch, quyết định chỉ tiêu kế hoạch, vật tư, tiền vốn, lao động, giá cả, tiền lương, các công trình xây dựng, các đề tài nghiên cứu khoa học - kỹ thuật.

Trong quan hệ giữa bộ và chính quyền địa phương, cần chấm dứt hiện tượng bộ trưởng chỉ lo phần kinh tế trực thuộc trung ương, chính quyền cấp tỉnh chỉ lo phần kinh tế trực thuộc địa phương, đưa đến tranh chấp lẫn nhau.

Cần quy định cụ thể quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền cấp tỉnh đối với phần kinh tế trực thuộc trung ương về tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm kết cấu hạ tầng, chăm lo đời sống công nhân, cán bộ, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch nhà nước, các chế độ quản lý kinh tế và các luật pháp khác của Nhà nước. Bộ phải tạo mọi điều kiện cho cấp tỉnh làm tốt chức trách trên.

Cần quy định cụ thể quyền hạn và trách nhiệm của bộ trưởng đối với phần kinh tế trực thuộc địa phương về chỉ đạo xây dựng quy hoạch và kế hoạch, tổ chức sản xuất, chỉ đạo thống nhất phương hướng phát triển khoa học - kỹ thuật, chế độ quản lý, hệ thống tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đào tạo cán bộ, công nhân, kiểm tra sự hoạt động của kinh tế địa phương.

Các bộ tổng hợp phải vừa phục vụ đắc lực, vừa kiểm tra chặt chẽ các bộ quản lý ngành, coi phục vụ đắc lực là nhiệm vụ chủ yếu. Phải thật sự thông suốt các quan điểm, đường lối kinh tế của Đảng, phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc phục vụ sản xuất và đời sống, khắc phục tình trạng chồng chéo, không nhất trí. Phải nâng cao chất lượng nghiên cứu chính sách, xoá bỏ những thủ tục, chế độ không thích hợp, gây trở ngại cho hoạt động của các ngành, các địa phương và cơ sở. Phải hết sức tinh giản bộ máy ở cấp trung ương, tăng cường cán bộ cho cấp huyện và cơ sở.

Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước phải được kiện toàn và phải đổi mới cách làm việc; phải thấu hiểu mọi nhu cầu, nắm sát các khả năng của nền kinh tế. Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kế hoạch hoá ba khâu (trung ương, địa phương và cơ sở); mở rộng quyền hạn và tạo điều kiện cho các ngành và các địa phương xây dựng và thực hiện kế hoạch; chú trọng xây dựng kế hoạch từ dưới lên; kế hoạch kinh tế quốc dân phải thật sự là kết quả tổng hợp tốt kế hoạch của các bộ và các uỷ ban nhân dân tỉnh, thành.

Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước phải vươn lên làm chủ các nguồn vốn, các nguồn của cải, và có hướng sử dụng đúng, tác động tốt nhất vào đầu tư xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất, mở rộng ngành nghề, phân công lại lao động, làm ra nhiều giá trị sử dụng; đồng thời phải tăng cường kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh của các ngành, các cấp nhằm bảo đảm hiệu quả kinh tế, tăng năng suất lao động, bảo đảm quan hệ hợp lý giữa tích luỹ và tiêu dùng, cân đối giữa thu và chi, giữa hàng và tiền. Bộ Tài chính có nhiệm vụ tham gia xây dựng kế hoạch kinh tế và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.

Nghiên cứu lại tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban Vật giá, để có sự cải tiến cần thiết, làm cho công tác giá cả phục vụ sản xuất và đời sống một cách sắc bén và có hiệu quả nhiều hơn.

Các tổ chức quản lý vật tư phải được kiện toàn, bổ sung thêm cán bộ, để làm tròn nhiệm vụ: nắm vững nhu cầu vật tư của toàn bộ nền kinh tế cũng như của từng đơn vị cơ sở; xác định các nguồn vật tư để có chính sách và biện pháp khai thác tốt nhất; xây dựng chính sách sử dụng vật tư hợp lý, với các định mức tiên tiến; mở rộng mạng lưới cung ứng vật tư đến tận cơ sở sản xuất một cách kịp thời, đồng bộ, đúng quy cách, phẩm chất; tiến hành kinh doanh vật tư, để việc quản lý vật tư đạt hiệu quả cao. Cố gắng tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho mạng lưới cung ứng vật tư.

Củng cố các tổ chức quản lý và nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, nhằm thúc đẩy việc ứng dụng các thành quả khoa học và tiến bộ kỹ thuật ở các ngành, các địa phương và cơ sở; thường xuyên kiểm tra các đơn vị sản xuất chấp hành nghiêm chỉnh các quy trình, quy phạm kỹ thuật, các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, các định mức kinh tế - kỹ thuật. Phát động và quản lý tốt phong trào học tập nắm vững kỹ thuật, phong trào phát minh, sáng chế, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nhằm giải quyết những vấn đề do thực tiễn đề ra, phục vụ kịp thời sản xuất, quốc phòng và đời sống.

Ban Bí thư và Hội đồng Chính phủ phải chỉ đạo khẩn trương việc kiện toàn tổ chức các bộ cho kịp yêu cầu của nhiệm vụ mới. Các Bộ Quốc phòng, Nội vụ phải kiện toàn tổ chức, chuyển phương thức hoạt động phù hợp với thời chiến. Các bộ phụ trách kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, xã hội phải gấp rút chấn chỉnh tổ chức, giảm nhẹ bộ máy, đổi mới cách làm việc, tăng cường quản lý toàn ngành trong cả nước.

Các bộ trưởng phải trực tiếp nắm và chỉ đạo kịp thời công việc của bộ ở các tỉnh miền Nam, các địa phương xung yếu, các nơi có chiến sự; phải nghiên cứu cách làm việc của các cơ quan trung ương, để hết sức tránh tạo thành cấp trung gian giữa bộ và các tỉnh ở miền Nam. Từng bộ phải có phương án sẵn sàng chuyển hướng tổ chức và quản lý trong trường hợp có chiến đấu.

Trong việc kiện toàn cỏc bộ, cần chỳ trọng trước hết Uỷ ban Kế hoạch, cỏc bộ Nụng nghiệp, Lõm nghiệp, Hải sản, Giao thụng - vận tải, Cơ khớ và luyện kim, Cụng nghiệp nhẹ, Ngoại thương, Nội thương, Vật tư.

D- CỦNG CỐ CÁC ĐOÀN THỂ QUẦN CHÚNG

Để đáp ứng yêu cầu cấp bách của việc phát động rộng rãi các phong trào sản xuất và tiết kiệm, chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, cần gấp rút đổi mới phương thức hoạt động của các đoàn thể, từ cấp trung ương đến cơ sở. Thực hiện tốt sự phối hợp giữa các đoàn thể trong việc vận động quần chúng.

Khắc phục lối hoạt động hành chính quan liêu, tách rời quần chúng, tách rời sản xuất, chiến đấu và đời sống xã hội. Khôi phục và phát huy truyền thống vận động quần chúng của Đảng: đi đôi với phát động, giáo dục chung, phải đi sâu giác ngộ, cảm hoá từng người, giúp đỡ từng gia đình giải quyết những mắc mứu về tư tưởng, những khó khăn trong đời sống.

Cỏc đoàn thể phải tăng cường giỏo dục, làm cho quần chỳng hiểu rừ quan điểm, đường lối của Đảng, tỡnh hỡnh và nhiệm vụ trước mắt; phỏt huy chủ nghĩa anh hựng cỏch mạng trong chiến đấu cứu nước vào trong phong trào xõy dựng chế độ làm chủ tập thể; làm cho quần chỳng giỏc ngộ về quyền làm chủ tập thể của mỡnh, phỏt huy vai trũ của người làm chủ trong sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấu, tham gia và kiểm tra cụng việc của Nhà nước, tham gia xõy dựng đảng, kiểm tra cụng tỏc và phẩm chất của cỏn bộ, đảng viờn. Phỏt động mạnh mẽ phong trào quần chỳng đấu tranh chống cỏc hiện tượng tiờu cực trong xó hội, lấy phong trào cỏch mạng của quần chỳng để giỏo dục quần chỳng.

Phải giáo dục thanh niên hiểu rõ lý tưởng của mình là xây dựng chế độ làm chủ tập thể, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Giáo dục cho công nhân và người lao động nhận thức được rằng chỉ có chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa mới bảo đảm sự nhất trí giữa quyền lợi chung và quyền lợi riêng, bảo đảm đời sống cho mình cả trước mắt và lâu dài. Phát huy vai trò của phụ nữ trong việc xây dựng chế độ làm chủ tập thể, chăm lo nuôi dạy trẻ em, quan tâm đời sống phụ nữ, coi trọng bảo hộ lao động.

Cải tiến sinh hoạt của các đoàn thể ở cơ sở, làm cho đơn vị cơ sở thực sự là nơi thể hiện thiết thực quyền lợi và nghĩa vụ của quần chúng, phát huy quyền làm chủ tập thể của quần chúng, có sức động viên, giáo dục, có tính chiến đấu cao. Tránh tổ chức học tập, hội họp kéo dài, trùng lắp, lãng phí thời gian.

Gấp rút kiện toàn các ban chấp hành, nhất là ở cấp huyện và cơ sở. Tinh giản bộ máy chuyên trách của các đoàn thể; sử dụng rộng rãi nhiều cán bộ làm công tác đoàn thể nhưng không thoát ly sản xuất, công tác.

Ban Bí thư, các ban thường vụ cấp uỷ coi trọng chỉ đạo công tác của các đoàn thể, định kỳ nghe báo cáo của các đảng đoàn trong các đoàn thể. Hội đồng Chính phủ và chính quyền các cấp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các đoàn thể, cho việc phát động phong trào quần chúng; coi trọng giải quyết thích đáng những yêu cầu về đời sống vật chất, tinh thần của công nhân và nhân dân lao động ở thành thị và nông thôn.

Nghiên cứu bổ sung chính sách tôn giáo, chính sách dân tộc, nhất là ở miền Nam.

E- KIỆN TOÀN CẤP TRUNG ƯƠNG

Ban Chấp hành Trung ương

1. Từ nay đến hết năm 1980, phải chuẩn bị và tiến hành tốt các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương nhằm giải quyết những vấn đề quan trọng nhất của toàn Đảng, như: kế hoạch nhà nước; cải tiến quản lý kinh tế; một số vấn đề về phát triển công nghiệp, nông nghiệp và cách mạng khoa học - kỹ thuật; hiến pháp mới; công tác tư tưởng và văn hoá; chuẩn bị Đại hội toàn quốc lần thứ V.

Các uỷ viên Trung ương cần được thông báo kịp thời về tình hình hoạt động của các ngành, các cấp, về các vấn đề thời sự, chính sách, những diễn biến của cuộc đấu tranh hiện nay. Mỗi đồng chí uỷ viên Trung ương có trách nhiệm tham gia tích cực vào công việc chung của Trung ương và chỉ đạo thực hiện tốt các nghị quyết của Trung ương trong phạm vi mình phụ trách. Thông qua hoạt động thực tiễn, tiếp xúc với cán bộ, đảng viên và quần chúng, mỗi đồng chí kịp thời phát biểu ý kiến với Bộ Chính trị và Ban Bí thư về các vấn đề cần thiết.

Bộ Chính trị thay mặt Ban Chấp hành Trung ương giữa hai kỳ họp của Trung ương, giải quyết các vấn đề quan trọng về đường lối, chính sách đối nội và đối ngoại, chỉ đạo các hoạt động của Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ cấp bách trước mắt, đồng thời xem trọng tổng kết lý luận cách mạng Việt Nam và có kế hoạch xây dựng đội ngũ kế thừa.

Tập thể Bộ Chính trị quyết định những vấn đề quan trọng nhất. Trên những mặt công tác lớn, Bộ Chính trị phân công một số đồng chí trong Bộ Chính trị trực tiếp phụ trách giải quyết kịp thời các công việc cụ thể căn cứ vào nghị quyết chung của tập thể Bộ Chính trị. Đối với một số địa bàn cần thiết, Bộ Chính trị phân công một số đồng chí trong Bộ Chính trị trực tiếp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc để công việc được tiến hành nhanh chóng.

Ban Bí thư thường xuyên và kịp thời nắm chắc tình hình về mọi mặt trong cả nước, tổ chức tốt việc thông tin trong nội bộ Đảng, làm thấu suốt tình hình và nhiệm vụ mới trong toàn Đảng, chỉ đạo chặt chẽ công tác tư tưởng, công tác tổ chức, công tác cán bộ, công tác xây dựng đảng, công tác vận động quần chúng, đặc biệt coi trọng công tác kiểm tra; cùng với Chính phủ quyết định những chủ trương, chính sách lớn để bảo đảm thực hiện tốt các nghị quyết của Trung ương và Bộ Chính trị.

Ban Bí thư cần tăng cường kiểm tra, đi sát cấp dưới, vừa nắm chắc các ngành (kể cả quân đội và an ninh), vừa nắm chắc các cấp uỷ trực thuộc, đồng thời trực tiếp nắm một số huyện và cơ sở trọng điểm về kinh tế, quốc phòng, chú trọng chỉ đạo sát hơn nữa các tỉnh miền Nam. Tăng cường sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Bí thư và từng đồng chí bí thư đối với các ban của Đảng.

Ban Bí thư phải có bộ phận thường trực. Mỗi đồng chí bí thư phụ trách một hoặc một vài ban, chỉ một số ít đồng chí kiêm trưởng ban. Từng đồng chí bí thư hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các ngành và các địa phương thuộc khối mình phụ trách. Những vấn đề quan trọng của các ngành, các cấp phải được thảo luận và quyết định tập thể trong Ban Bí thư. Các đồng chí bí thư không kiêm nhiệm công việc của Chính phủ.

2. Nhanh chóng kiện toàn tổ chức các ban để bảo đảm nâng cao chất lượng lãnh đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Các ban có trách nhiệm chuẩn bị hoặc tham gia chuẩn bị các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; giúp Bộ Chính trị và Ban Bí thư hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thi hành các nghị quyết của Trung ương ở các ngành, các cấp; làm tốt công tác tư tưởng, công tác tổ chức và công tác quản lý cán bộ trong phạm vi từng ban phụ trách; hướng dẫn nghiệp vụ cho các ban cấp dưới.

Chấn chỉnh gấp tổ chức của các ban theo hướng nâng cao năng lực nghiên cứu và kiểm tra, bộ máy gọn, nhẹ, tăng chất lượng, rút số lượng, bớt phó trưởng ban, bớt vụ, tinh giản bộ máy hành chính. Có những ban, ngoài trưởng, phó ban, chỉ cần tổ chức một số tổ chuyên viên có năng lực. Các trưởng ban, phó trưởng ban không kiêm bộ trưởng, thứ trưởng.

Tuỳ theo nhu cầu công tác, Bộ Chính trị sẽ quyết định cụ thể việc thêm, bớt các ban.

Kiện toàn Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Trung ương phải cùng với các ban và Văn phòng Hội đồng Chính phủ nắm vững và tổng hợp tình hình một cách kịp thời, phục vụ tốt sự chỉ đạo của Ban Bí thư. Thành lập Ban Tài chính và quản trị của Trung ương.

Chính phủ

Hội đồng Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cần quản lý chặt chẽ các mặt hoạt động của Nhà nước về tổ chức sản xuất, đời sống, phục vụ chiến đấu, khắc phục các mặt tiêu cực trong xã hội. Hội đồng Chính phủ phải chỉ đạo các ngành, các địa phương và cơ sở bảo đảm cho được quyền làm chủ tập thể của quần chúng và giữ gìn tốt của công. Phải tăng cường kiểm tra, nắm rất sát diễn biến của các mặt hoạt động, nhất là ở các ngành và địa phương trọng điểm, các vùng có chiến sự, giải quyết khẩn trương công việc cho cấp dưới, đôn đốc sát sao, khen thưởng kịp thời và thi hành kỷ luật nghiêm minh.

Hội đồng Chính phủ phải thảo luận và kết luận về các quy hoạch, kế hoạch kinh tế quốc dân trước khi trình Bộ Chính trị, Trung ương Đảng và Quốc hội; kịp thời cụ thể hoá và thể chế hoá các nghị quyết của Trung ương, của Bộ Chính trị thành các chủ trương, chính sách và biện pháp tổ chức thực hiện, bằng các văn bản pháp quy của Chính phủ hoặc các dự thảo luật trình Quốc hội.

Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo, điều hoà, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc các bộ trưởng và chủ tịch tỉnh, thành phố.

Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng cần có chế độ làm việc tập thể, để chuẩn bị cho hội nghị toàn thể Hội đồng Chính phủ hoặc để giúp ý kiến cho Thủ tướng quyết định những vấn đề cần thiết.

Cỏc Phú Thủ tướng là người được uỷ nhiệm thay mặt Thủ tướng trong một vài lĩnh vực và một số cụng việc nhất định.

Tổ chức tốt công tác thường trực của Chính phủ và các bộ, bảo đảm thường xuyên có người có thẩm quyền giải quyết kịp thời và dứt khoát mọi việc để thúc đẩy sản xuất, phục vụ đời sống, phục vụ chiến đấu.

Đổi Văn phòng Phủ Thủ tướng thành Văn phòng Hội đồng Chính phủ, một bộ máy thống nhất, gọn, nhẹ, dưới quyền điều khiển của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng; chú ý khắc phục hiện tượng phân tán, rời rạc, làm chậm trễ công việc.

III  CẢI TIẾN CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC

1. Nắm chắc tỡnh hỡnh, cải tiến cụng tỏc thụng tin

Các cơ quan đảng và nhà nước phải cải tiến ngay việc nắm tình hình, thực hiện đúng chế độ thông tin, nâng cao chất lượng thông tin, bảo đảm kịp thời, chính xác, bí mật.

Chấp hành nghiêm ngặt các quy định của Điều lệ Đảng và của Trung ương về chế độ cấp dưới báo cáo, xin chỉ thị cấp trên; cấp trên thông báo tình hình và công việc cho cấp dưới; chế độ thông báo trong nội bộ cấp uỷ.

Cải tiến tổ chức và phương pháp công tác của cơ quan làm nhiệm vụ thông tin, nhất là cơ quan thống kê của Nhà nước, để phục vụ tốt hơn sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương và Chính phủ. Tăng cường các phương tiện vật chất và kỹ thuật cho công tác thông tin, đặt biệt chú ý các tỉnh, huyện ở biên giới, miền núi và các vùng xung yếu.

Trong nội bộ Ban Chấp hành Trung ương:

- Hằng thỏng, Văn phũng Trung ương gửi cỏc uỷ viờn Trung ương bỏo cỏo những nột chớnh về tỡnh hỡnh hoạt động chung của cỏc cấp, cỏc ngành.

- Ba tháng, sáu tháng, một năm, Ban Bí thư gửi các uỷ viên Trung ương báo cáo về những công việc mà Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã giải quyết.

- Khi có sự kiện hoặc công tác quan trọng đột xuất, Bộ Chính trị hoặc Ban Bí thư thông báo kịp thời cho các uỷ viên Trung ương.

- Văn phòng Trung ương và Ban Tuyên huấn Trung ương giúp Ban Bí thư tổ chức việc cung cấp cho các uỷ viên Trung ương những thông tin cần thiết về chính trị, kinh tế, khoa học, kỹ thuật, bằng các tài liệu tham khảo hoặc các buổi báo cáo chuyên đề. Sử dụng tốt các tạp chí thông tin về lý luận, về khoa học - kỹ thuật, về quản lý kinh tế.

2. Thực hiện nền nếp làm việc cú chương trỡnh, kế hoạch, làm đỳng chức trỏch và chế độ cụng tỏc, làm việc thiết thực, khẩn trương, sỏt thực tế

Các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, trước hết là ở cấp trung ương và các tỉnh, thành phố, phải bố trí hợp lý chương trình hành động trong nhiệm kỳ cấp uỷ, chương trình hành động hằng năm, sáu tháng; kế hoạch công tác cụ thể và lịch làm việc để thực hiện chương trình hành động. Kế hoạch công tác và lịch làm việc cần có dự phòng cho các công tác đột xuất.

Mỗi cấp uỷ đảng và thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải định rõ và gương mẫu thực hiện chức trách, chế độ công tác của mình, đồng thời hướng dẫn, kiểm tra việc quy định chức trách, chế độ công tác của các cơ quan cấp dưới. Từ đó, bố trí bộ máy tổ chức và phân công cán bộ đúng việc, đúng chỗ, định rõ chức trách của mỗi người, nâng cao trách nhiệm, kỷ luật và hiệu suất công tác.

Trong việc chuẩn bị quyết định cũng như khi chỉ đạo thực hiện quyết định, phải sử dụng tổ chức, giao việc cho từng cơ quan đúng chức trách, tạo điều kiện cho mỗi tổ chức làm tốt nhiệm vụ của mình.

Ở tất cả các cấp, phải thực hiện chế độ cán bộ lãnh đạo trực tiếp đến cơ sở, gặp cấp dưới để hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thi hành nghị quyết, tiếp xúc với đảng viên và quần chúng, nhất là ở các vùng xung yếu về an  ninh và quốc phòng. Giảm bớt thì giờ hội họp không cần thiết, chống lối làm việc quan liêu, phát ra nhiều chỉ thị, nghị quyết, nhưng không đôn đốc, kiểm tra ráo riết việc thi hành. Coi trọng việc làm thử đối với những chủ trương, chính sách quan trọng.

Các ban kiểm tra của Đảng, các cơ quan thanh tra của Nhà nước và đoàn thể quần chúng phải tập trung sự hoạt động của mình nhằm ngăn ngừa và khắc phục kịp thời những hiện tượng ăn cắp của công, ức hiếp quần chúng, vi phạm quyền làm chủ tập thể của quần chúng. Các tổ chức kiểm tra và thanh tra phải chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về những hiện tượng kéo dài đó. Chỉ đạo chặt chẽ việc nghiên cứu, xử lý và trả lời kịp thời các thư yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại, khiếu tố của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

3. Cải tiến chế độ hội nghị và tổ chức thi hành nghị quyết

Cải tiến việc chuẩn bị hội nghị, để các kỳ họp có hiệu suất cao, giải quyết nhanh, gọn các vấn đề. Từng cấp phải quản lý chặt chẽ việc triệu tập hội nghị, khắc phục tình trạng hội họp quá nhiều. Phải tổ chức chu đáo việc nghiên cứu và soạn thảo các báo cáo, dự thảo nghị quyết, đồng thời chuẩn bị đầy đủ cho các đồng chí dự họp về tình hình và nội dung các vấn đề cần thảo luận và quyết định.

Trong hội nghị, phải dành phần lớn thời gian để thảo luận và quyết định các chủ trương. Hội nghị phải có kết luận rõ về từng vấn đề và tập thể thông qua nghị quyết.

Tổ chức truyền đạt nghị quyết một cách chính xác và nhanh chóng. Những nghị quyết không có vấn đề cơ mật thì công bố toàn văn hoặc tinh thần cơ bản trên báo Đảng.

Sau khi có nghị quyết, cần đề ra kế hoạch thực hiện nghị quyết, định rõ: phương pháp thực hiện nghị quyết, các chính sách cần ban hành, nội dung công việc và kết quả phải đạt được, các bước tiến hành, thời hạn làm xong, phân công và trách nhiệm cụ thể cho các ban, các ngành, các cấp, các tổ chức và từng cá nhân.

Trong quá trình thực hiện nghị quyết, nếu có gì vướng mắc, các đồng chí phụ trách các ngành, các cấp phải nêu ra với cơ quan có thẩm quyền để kịp thời giải quyết, chấm dứt tình trạng kéo dài vướng mắc, làm chậm trễ công việc.

Ban Bí thư và Chính phủ cần chỉ đạo chặt việc thi hành các nghị quyết quan trọng; có hướng dẫn, giúp đỡ riêng đối với những ngành và địa phương gặp nhiều khó khăn.

Các đồng chí lãnh đạo và các ban phải theo dõi, đôn đốc, kiểm tra chặt chẽ việc thi hành nghị quyết; phát hiện kịp thời những điển hình tốt, uốn nắn các thiếu sót, đề xuất những điều cần bổ sung, sửa đổi về chủ trương, chính sách.

Phải tổ chức tổng kết, có kết luận rõ ràng về kết quả đạt được, đánh giá những nơi làm tốt, những nơi làm xấu, những ưu điểm và khuyết điểm trong sự chỉ đạo thi hành nghị quyết, phê phán nghiêm khắc hoặc thi hành kỷ luật đối với những cơ quan và cán bộ làm hỏng việc.

4. Thực hiện nghiờm tỳc chế độ tự phờ bỡnh và phờ bỡnh

Cỏc cấp uỷ phải gương mẫu tự phờ bỡnh và yờu cầu cấp dưới phờ bỡnh trong cỏc kỳ tổng kết cụng tỏc hằng năm và tổng kết cỏc nghị quyết quan trọng.

Thực hiện tự phê bình và phê bình trong các kỳ sinh hoạt kiểm điểm công tác của Trung ương, của Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Trong kỳ họp cuối năm của Ban Chấp hành Trung ương, cần có kiểm điểm và rút kinh nghiệm về công tác lãnh đạo của Trung ương.

Thực hiện đều đặn chế độ nhận xét cán bộ theo định kỳ.

IV -  TĂNG CƯỜNG CễNG TÁC CÁN BỘ, PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO QUẦN CHÚNG

1. Tinh giản bộ mỏy, bố trớ, điều chỉnh cỏn bộ

Theo những yêu cầu mới về kiện toàn tổ chức, cải tiến chế độ làm việc, từng ngành, từng cấp, từng cơ quan, đơn vị phải xác định lại vị trí, chức trách, nhiệm vụ và các mối quan hệ công tác của ngành, địa phương, đơn vị mình. Bỏ những tổ chức, những bộ phận làm trùng công việc của cơ quan khác, bộ phận khác, hoặc làm thay công việc của cấp dưới. Trên cơ sở đó, sắp xếp lại tổ chức, tinh giản bộ máy, giảm biên chế hành chính, tăng cường cán bộ cho cấp dưới, nhất là huyện và cơ sở.

Nhà nước cần có chính sách đối với số cán bộ dôi ra trong khi chưa sắp xếp được công việc. Những người yếu đau, mất sức thì cho nghỉ dưỡng sức, nghỉ mất sức.

Quán triệt và đẩy mạnh thi hành Nghị quyết 225 của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Từng cấp uỷ, cơ quan, đơn vị phải nắm chặt lực lượng cán bộ để bố trí và sử dụng đúng, theo các tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực, về thái độ đối với đường lối, quan điểm của Đảng; điều chỉnh ngay những cán bộ khoa học - kỹ thuật bố trí không đúng ngành, nghề; ngăn ngừa việc bố trí cán bộ theo cảm tình, theo óc địa  phương, cục bộ.

Trước hết, cần tăng cường cán bộ để kiện toàn những ngành then chốt, những địa bàn quan trọng về kinh tế, quốc phòng và đối ngoại, những địa phương ở miền Nam.

Ở mỗi bộ, bộ trưởng và các thứ trưởng phải là những cán bộ thật sự có năng lực về lãnh đạo và quản lý, đủ sức tổ chức thực hiện các quyết định đã đề ra. Trong một số ngành, kiên quyết giảm bớt số lượng thứ trưởng, thay đổi những người không làm nổi nhiệm vụ. Soát lại đội ngũ cán bộ của từng bộ, mạnh dạn điều chỉnh và đề bạt cán bộ phụ trách các vụ kế hoạch, khoa học - kỹ thuật, nghiên cứu chính sách, tổ chức cán bộ, giám đốc các xí nghiệp liên hợp, liên hiệp các xí nghiệp, công ty, giám đốc và bí thư đảng uỷ các xí nghiệp quan trọng.

Điều chỉnh cán bộ để kiện toàn bộ phận chủ chốt của các tỉnh uỷ, thành uỷ, uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.

Tăng cường cán bộ cho các huyện, chú trọng các huyện ở vùng biên giới. Một mặt, đào tạo, bồi dưỡng và tận dụng cán bộ tại chỗ; mặt khác, điều động ngay một số lớn cán bộ ở các ngành trung ương và tỉnh về tăng cường cho huyện một cách đồng bộ. Mỗi ngành phải có kế hoạch đào tạo, điều động, bảo đảm đủ cán bộ cho ngành mình ở cấp huyện.

Thực hiện đúng chế độ nghỉ hưu và chính sách đối với cán bộ cũ. Thi hành đầy đủ chính sách đối với cán bộ tăng cường cho huyện và cơ sở, cho các vùng biên giới. Có chế độ thích hợp để phát huy lâu dài khả năng của các chuyên gia giỏi về khoa học, kỹ thuật, về quản lý.

Đối với cán bộ, nhân viên thuộc bộ máy của chế độ cũ, cần sử dụng tốt khả năng chuyên môn, tiếp tục cải tạo về chính trị, tư tưởng, thanh thải những phần tử xấu, phát hiện kịp thời những phần tử địch còn ẩn nấp.

Khẩn trương xây dựng quy hoạch cán bộ các loại, nhất là cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý kinh tế. Bố trí lại hệ thống trường đảng, trường nhà nước và trường các đoàn thể cho hợp lý, ra sức nâng cao chất lượng huấn luyện và hiệu quả học tập.

2. Tăng cường cụng tỏc tư tưởng; rốn luyện phẩm chất của cỏn bộ, đảng viờn

Để giành thắng lợi trên các mặt xây dựng, chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, cần ra sức tăng cường công tác tư tưởng, mau chóng làm cho quan điểm, đường lối của Đảng thông suốt trong đảng viên và quần chúng, biến thành sức mạnh vật chất to lớn.

Ban Bí thư cùng các cấp uỷ đảng phải thông qua các sinh hoạt trong từng tổ chức và phong trào sản xuất, chiến đấu, làm cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, trước hết là cán bộ cao cấp và trung cấp, hiểu rõ tình hình và nhiệm vụ mới; bản chất, âm mưu, hành động của kẻ thù; đường lối, chủ trương của Đảng; chỗ mạnh của ta, chỗ yếu của địch; bồi dưỡng lòng tin tưởng vững chắc ở thắng lợi, ý chí "Không có gì quý hơn độc lập tự do", tinh thần tự lực tự cường, quyết chiến quyết thắng, "nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng".

Tiếp tục giáo dục đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa, chú trọng nâng cao hiểu biết về kinh tế và kỹ thuật; phát huy tinh thần làm chủ tập thể, ý thức cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Kịp thời chống lại và nghiêm trị những hành động truyền bá tư tưởng, quan điểm trái với đường lối của Đảng. Sử dụng tốt các công cụ tuyên truyền, nhất là báo chí; có kỷ luật đọc báo đối với cán bộ, đảng viên.

Lúc này, mỗi cán bộ, đảng viên càng phải phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, nhất là các bệnh tư lợi, tham ô; quan liêu, cửa quyền, trù dập những người trung thực; lẩn tránh những nơi, những việc khó khăn. Nêu cao nếp sống cần cù, giản dị, trong sạch.

Các ban, đảng đoàn, ban cán sự ở trung ương, các cấp uỷ, tỉnh, thành và huyện, quận, các cấp chỉ huy quân sự cần nghiêm túc kiểm điểm, giúp cán bộ sửa chữa nhanh các khuyết điểm về phẩm chất.

Quản lý chặt chẽ cán bộ, đảng viên về tư tưởng và phẩm chất, về hoạt động thực tiễn. Kịp thời ngăn chặn kẻ địch và phần tử xấu tấn công vào nội bộ ta.

3. Làm trong sạch hàng ngũ của Đảng

Việc nâng cao chất lượng đảng viên và kết nạp vào Đảng những người ưu tú phải đi đôi với việc đưa những người không đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng. Đó là một sinh hoạt thường xuyên rất cần thiết, để làm cho hàng ngũ của Đảng ngày càng lớn mạnh, trong sạch. Phải gắn liền với việc kiện toàn cơ sở, phát động phong trào quần chúng, để kiên quyết đưa ra khỏi Đảng những loại người sau đây:

- Những người rõ ràng phạm tiêu chuẩn về chính trị. Những phần tử tiếp tay cho kẻ thù chống lại cách mạng.

- Những người có hành động vô tổ chức, vô kỷ luật, gây bè phái nghiêm trọng. Những cán bộ có chức, có quyền mà đã thoái hoá, biến chất. Những phần tử ăn cắp, hối lộ, trù dập người tốt, ức hiếp quần chúng, không chấp hành chính sách của Đảng.

- Những người giác ngộ chính trị quá thấp đã qua giáo dục nhiều lần mà không tiến bộ, không tha thiết ở trong Đảng.

Phải kiểm tra cụ thể từng cơ sở để bảo đảm việc đưa những người không đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng được kịp thời và chính xác.

4. Phỏt động phong trào quần chỳng

Nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ về xây dựng kinh tế, văn hoá và củng cố quốc phòng, an ninh, phải dấy lên trong cả nước, trong mọi ngành, mọi cấp các phong trào cách mạng sôi nổi và liên tục của đông đảo quần chúng đẩy mạnh sản xuất, tăng cường tiềm lực về mọi mặt, chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu.

Để phát động phong trào, một mặt, phải làm thật tốt công tác tư tưởng, giáo dục và phát huy cao độ lòng yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội, lòng tự hào dân tộc chính đáng, quyền làm chủ tập thể của quần chúng. Mặt khác, phải kịp thời cải tiến tổ chức và quản lý của Nhà nước, bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết, nhất là thiết bị, vật tư, năng lượng, giải quyết thoả đáng những yêu cầu tối thiểu trong đời sống, có chính sách khen thưởng, xử phạt kịp thời và nghiêm túc.

Thông qua các phong trào cách mạng mà rèn luyện, sàng lọc cán bộ, đảng viên, xây dựng đội ngũ cốt cán, xây dựng và củng cố các tổ chức đảng, chính quyền và đoàn thể.

*
*    *

Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Hội đồng Chính phủ và các ngành, các cấp cần có chương trình hành động cụ thể để thực hiện tốt nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần này. Những kết quả của công tác kiện toàn tổ chức, cải tiến chế độ làm việc phải tạo ra một sự chuyển biến cơ bản, một sức mạnh mới thúc đẩy các mặt hoạt động của Đảng và Nhà nước, phát động mạnh mẽ phong trào cách mạng của quần chúng, hoàn thành tốt kế hoạch nhà nước về phát triển kinh tế và văn hoá, bảo đảm đời sống nhân dân, tăng cường năng lực chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, xây dựng xã hội ta, Đảng ta và Nhà nước ta ngày càng vững mạnh.

T/M BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

TỔNG BÍ THƯ

LÊ DUẨN

Lưu tại Kho Lưu trữ

Trung ương Đảng.

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Các tin khác

Bộ Chính trị yêu cầu tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh, sinh viên. Tiếp tục hoàn thiện và triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới, tập trung đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người dạy và người học.

Điều chỉnh quy định về tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý

(ĐCSVN) – Ngày 26/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 99/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm p khoản 1 Điều 2 Nghị định số 83/2022/NĐ-CP ngày 18/10/2022 của Chính phủ quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website