Bác Hồ - người sáng lập đường lối y học dự phòng

PTS. Hoàng Đình Hồi

Trong công tác phòng chống và chữa bệnh, Bác quan niệm rất đúng và rất sớm, trước cả khi có "đường lối" chǎm sóc sức khoẻ ban đầu của Tổ chức y tế thế giới nǎm 1972. Bác dạy phải củng cố y tế cơ sở xã, phải giáo dục đồng bào. 

Đặc biệt là Bác Hồ rất quan tâm đễn những cái tương như tầm thường nhưng rất cần thiết cho con người. Đi thǎm dân, Bác thường bắt đầu từ nhà ǎn, nhà bếp, công trình phụ rồi mới ra hội trường. Thực ra, không có những cái này thì cũng không có con người phát triển, không có xã hội vǎn minh. 

Bác đặc biệt chú ý tới cuộc vận động vệ sinh phòng bệnh. Trong những nǎm 1960, 1970, chúng ta đã đưa phong trào này lên được nhiều điển hình tiên tiến. Khi đi cơ sở Người rất hoàn nghênh và đã nói với nhân dân các địa phương về phong trào phòng bệnh và cǎn dặn: "... Phải đẩy mạnh phong trào vệ sinh nông thôn". 

Từ những lời dǎn dạy của Bác Hồ, ngành y tế đã sáng tạo ra nhiều điển hình tốt, tạo ra một phong trào thi đua phòng bệnh tốt trong toàn quốc. Các phong trào "sạch làng tốt ruông, sạch phố tốt đồng", "ba sạch, bốn diệt" và cao trào "phong trào nǎm dứt điểm" mở rộng khắp nơi. Nhiều chiến sĩ thi đua, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú đã xuất hiện từ trong phong trào này, cung cấp một nguồn lực lớn cho ngành y tế dự phòng. Vai trò của các Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương và khu vực rất lớn lao: sản xuất vacxin tả - TAB và sau này là nhiều loại vacxin mới hiện đại như vacxin bại liệt, vacxin DPT, vacxin chống uốn ván cho bà mẹ, trẻ em, vacxin viêm não Nhật Bản B, vacxin Viêm gan B... Chỉ đạo thực hiện trong toàn quốc phong trào tiêm chủng mở rộng đạt tỷ lệ trên 85 - 90%, suốt 5 nǎm liền. Tranh thủ viện trợ của Unicef, 1975-1976 đã trang bị cho tất cả các trạm vệ sinh phòng dịch tỉnh và đội vệ sinh phòng dịch huyện, một hệ thống kiểm nghiệm về vệ sinh phòng dịch, vào lúc đó là hệ thống tiên tiến và đồng bộ cho tất cả các khoa. Trên Bộ Y tế, Vụ Vệ sinh phòng dịch ngày càng được củng cố, chỉ đạo công tác vệ sinh - phòng dịch trong toàn quốc ngày càng vững mạnh, đều khắp mọi mặt, đạt được nhiều thành tích khả quan. 

Bộ trường Hoàng Tích Trí, Bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch, Bộ trưởng Đỗ Nguyên Phương, các giáo sư Hoàng Thuỷ Nguyên, giáo sư Đặng Đức Trạch và nhiều cán bộ khác ở tất cả các cấp, đã kiên trì đóng góp những cống hiến lớn cho ngành phòng bệnh được như ngày nay - theo lời dạy của Bác Hồ. Đây là một ngành vất vả, chiếm 60% công việc của toàn ngành y tế: phải đi khắp hang cùng ngõ hẻm, vùng sâu vùng xa, bảo vệ sức khoẻ cho toàn dân, không phân biệt sang hèn, thực hiện công bằng trong chǎm sóc, đặc biệt là với người nghèo. 

Bác Hồ đã mất 28 nǎm rồi nhưng lời Người dậy vẫn còn nguyên giá trị. Bộ Chính trị, Trung ương Đảng vẫn chỉ đạo ngành y tế, kiên trì đường lối rất thiết thực và giá trị của Người. Thế giới ngày nay, với phong trào Bảo vệ môi trường, cũng đang nghiên cứu những kinh nghiệm của phong trào Vệ sinh phòng dịch của Việt Nam. ở trong nước, Bộ trưởng GS. Đỗ Nguyên Phương đang rất chú trọng phục hồi lại các phong trào vệ sinh phòng dịch và nâng lên một bước chất lượng mới. Đây là một đường lối đúng đắn và thích hợp với điều kiện Việt Nam. Chúng ta, đội ngũ y tế dự phòng mãi mãi nhớ ơn Bác Hồ và tình nguyện mãi mãi đi theo Người, lập nhiều thành tích mới cho công tác Bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5

(ĐCSVN) - Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt tới 90 triệu đồng;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

(ĐCSVN) - Đồng chí Trương Thị Mai vừa ký Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website