Chủ tịch Hồ Chí Minh và những bài học về công tác y tế

TS. Nguyễn Duy Cương

Tôi vừa tập kết ra miền Bắc vô cuối tháng giêng 1955, thì một tháng sau được đọc thư của Bác Hồ gửi cho cán bộ y tế, đǎng trên báo Nhân Dân. Lúc đó, vào ngành dược mới hơn 10 nǎm, trong kháng chiến chỉ biết lao và công tác, tôi chưa bao giờ được có một cái nhìn tổng quát về ngành mình đang phục vụ. Bức thư của Bác, với lời lẽ vô cùng giản dị, đã đánh động trong tâm khảm tôi, lần đầu tiên trong đời, một cách toàn diện, ý thức sâu sắc về nội dung của công tác y tế, cũng như về nghĩa vụ cao quá của một cán bộ chǎm lo sức khoẻ của nhân dân. Sự kiện này đã gây ra trong lòng tôi một ấn tượng không - bao giờ phai. Thư gửi cho mọi cán bộ trong ngành mà tôi cứ tưởng cho riêng tôi. Bác Hồ, ngôi sao bắc đẩu của cách mạng, là vầng thái dương mênh mông đối với một cán bộ mới chân ướt chân ráo tập tễnh bước lên đất bắc như tôi. 

Và từ đó cho đến ngày Bác mất, suốt 15 nǎm, lúc nào lời nói, việc làm và phong cách của Bác luôn là ngọn đuốc soi đường cho tôi trong mọi công tác y tế, mà tôi được phân công đảm nhận. 

Trước hết, trong các tài liệu viết về Bác, cũng như trong các tập hồi ký của những lão thành cách mạng mà tôi được đọc, có hai sự việc nổi bật, chắc chắn đã ảnh hưởng đến quan điểm của Bác về công tác y tế. 

1- Bà Hoàng Thị Loan, mẹ của Bác, mất tháng 2 nǎm 10-1, sau khi sinh đưa con út Nguyễn Xinh Xin không bao lâu, lúc đó chỉ có Bác 11 tuổi ở với mẹ tại Huế. Bà Loan đau bệnh như thế nào, nay khó xác định được, nhưng người phụ nữ còn trẻ ở tuổi 33, mới sinh, không đủ sữa cho con, lại thiếu thốn mọi bề, chồng đi xa, bị ốm đau lớn, không có thuốc thang, không có người lớn chǎm sóc, rõ ràng là một cảnh ngộ bi đát mà tuổi thơ của không những đã chứng kiến, mà còn là nạn nhân trực tiếp. Sau khi mệ mất, ba còn phải lo cho em, hàng ngày phải đi xin sữa hay nước cháo, bón cho đứa hài nhi èo uột, trong khi chờ đợi cha ở quê trở vào. Đau đớn khổ sở này nào ai có thấu, trút trọn lên đầu của một thiếu nhi vô tội, chắc chắn là một kỷ niệm đau thương, mà đời Bác không bao giờ quên, lúc nào cũng nhắc Bác cảnh đối nghèo cùng cực của mọi gia đình, của mọi phụ nữ, mọi trẻ thơ trong một nước thuộc địa. 

Tôi còn nhớ, vào những nǎm đầu của thập kỷ 60, Phạm Ngọc Thạch, Bộ trưởng y tế lúc bấy giờ, đã nhắc nhở tôi trong việc làm kết hoạch: Bác dặn phấn đấu mỗi xã có một hộ sinh giỏi, chǎm sóc tốt thai sản và trẻ em. Lúc đó, tôi khó mà nghĩ ra, bây giờ suy ngẫm lại, phải chǎng lời dặn của Bác bắt nguồn từ ký ức sâu xa của thời niên thiếu? 

2- Theo hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, núi rừng Thái Nguyên âm u, trong khi cách mạng đang tiến lên, đầy triển vọng, mở đường cho cao trào giải phóng đất nước, thì Bác ngã bệnh. Không có thầy, đâu có thuốc. Tìm mãi mới có một cụ lang, người dân tộc, chỉ cho nắm lá rừng. Lúc đó, Bác đã "phó thác tính mạng mình cho thầy thuốc", anh Vǎn cũng phó thác tính mạng ba cho cụ lang. Thế mà, cùng với sự phấn đấu phi thường của ba trước định mạng, phương thuốc nam đã cứu Bác khỏi cơn nguy hiểm, khôi phục sức khoẻ để lãnh tụ chỉ huy cuộc cách mạng cho đến đích. 

Một sự kiện như vây càng tǎng cường thêm sâu sắc lòng tin vốn sẵn có của Bác đối với khả nǎng và tiềm lực to lớn của đông y, của y học dân tộc. Nói lòng tin vốn sắc có, là vì, từ nho học xuất thân, lại là người con của đất Nghệ Tĩnh địa linh nhân kiệt, Bác không thể không biết đến Lê Hữu Trác, cũng như không thể không độc Hải Thượng Lãn Ông Tâm Lĩnh. Có thể vì không chuyên tâm học thuốc, Bác không nghiên cứu sau vào chuyên môn, nhưng các chương như Y huấn cách ngôn, hoặc Thượng kinh ký sự, chắc chắn được Bác để ý. Đã từng đi khắp thế giới, đông tây, Bác thấy rõ hơn ai hết sự phát triển của nền vǎn minh cận đại, sức mạnh của y học hiện đại, và sự cần thiết tạn dụng những tinh tuý của các nền vǎn minh. Chủ trương "phối hợp thuốc đông và thuốc tây" cũng có thể xuất phát từ đây. 

Trên đây là những sự việc mà tôi vô cùng thấm thí, lưu mãi trong lòng tôi suốt gần ba mươi nǎm nay từ ngày Hồ Chủ tịch ra đi. Tôi đã học hỏi, suy nghĩ về những bài học toát lên từ mối quan tâm của Bác đối với ngành y tế, và đã cố gắng áp dụng trong những nhiệm vụ công tác mà tôi được giao. Lúc nào, và cho đến tận bây giờ, những quan điểm của Bác đều có tính chất thời sự: quần chúng nhân dân phòng bệnh, kết hợp đông tây y, đoàn kết, tự lực cánh sinh, mối tình quốc tế, và trên hết là lòng thương yêu người bệnh. Cũng không thể quên nước ta là một nước nghèo, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa có bao nhiêu, cần phải vươn lên theo con đường độc đáo của mình với tư tưởng yêu nước, độc lập, dân chủ cao. 

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Đề án Chuyển đổi số trong các cơ quan đảng

(ĐCSVN) - Ngày 27/3, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số trong các cơ quan đảng ban hành Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Đề án Chuyển đổi số trong các cơ quan đảng, trong đó đề ra mục tiêu và lộ trình cụ thể trong giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2028 đối với hạ tầng số, ứng dụng số, dữ liệu số; công tác nghiệp vụ của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Trung ương Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trên môi trường số; tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực.

Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương.

Khẩn trương xây dựng, ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW tại địa phương

(ĐCSVN) - Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đề nghị các tỉnh uỷ, thành uỷ khẩn trương xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, bảo đảm thiết thực, hiệu quả.

Từ ngày 20/3 không kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3

(ĐCSVN) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa ban hành Hướng dẫn số 15-HD/UBKTTW về sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW ngày 22/11/2022 về thực hiện một số điều trong Quy định 69-QĐ/TW ngày 06/7/2022 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Hướng dẫn này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/3/2025.

Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

(ĐCSVN) - Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Điều chỉnh phạm vi, đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư vừa ký Thông báo kết luận số 75-TB/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về điều chỉnh phạm vi và đối tượng áp dụng chính sách, chế độ...

Liên kết website