Một số vấn đề xây dựng ngành y tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh

PTS. Phạm Hồng Chương

Vấn đề bảo vệ sức khoẻ cho toàn dân đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm và chú ý từ ngày đầu thành lập chế độ mới - chế độ dân chủ cộng hoà của nước Việt Nam mới sau Cách mạng Tháng Tám thành công. 

Chúng ta đều biết sự thực của tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" của Nhà nước ta lúc bấy giờ. Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng ngày phải lo, lãnh đạo dân tộc chống thù trong giặc ngoài, chống giặc đói, giặc dốt, lo tổ chức bầu cử Quốc hội đầu tiên để khẳng định vị trí hợp pháp của Nhà nước ta, chế độ ta. Tuy vậy, sau cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên ở nước ta (6-1-1946) có kết quả, với sự ra đời của Quốc hội kháng chiến và kiến quốc (2-3-1946) và Chính phủ chính thức, thì ngày 27-3-1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ toạ cuộc họp Hội đồng Chính phủ nghe báo cáo về tổ chức bộ máy của Bộ Xã hội và cũng trong ngày này. Người đã ký Sắc lệnh số 36/SL quy định tổ chức Bộ Xã hội, trong đó có Nha y tế trung ương-tiền thân chính thức, hợp pháp của Bộ Y tế sau này. Cũng ngày đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký luôn Sắc lệnh số 37/SL bổ nhiệm Bác sĩ Vũ Đình Tụng, lúc đó đang đương nhiệm Giám đốc Nha Y tế Bắc Bộ kiêm giữ luôn chức Giám đốc Nha Y tế Trung ương. 

Cũng trong ngày 27-3-1946, báo Cứu quốc số 199 đǎng bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhan đề " Sức khoẻ và thể dục " trong đó nêu lên vai trò quan trọng của sức khoẻ trong xây dựng, giữ gìn Tổ quốc. Người viết: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có khoẻ mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ, tức là cả nước mạnh khoẻ"1 . 

Có lẽ vì chính nhiều nhứng điều đó mà mặc dù trong lúc dân còn đói, còn đa số đồng bào chưa biết chữ, Chính phủ còn lo đối phó với nạn ngoại xâm, với kẻ thù từ bên trong, lo tổ chức lại xã hội về mọi mặt thì ngoài việc dẫn dắt đồng bào và Chính phủ làm tốt các việc này, Chủ tịch Hồ Chí Minh Đã phát động phong trào "đời sống mới" trong cả nước. Với nội dung xây dựng con người công dân mới, trong đó đề cập rất nhiều tới nội dung làm thế nào để giữ gìn sức khoẻ và coi đó là một nội dung xây dựng con người mới, mà mục đích - như Người viết - là "Làm thế nào cho đời sống của dân ta, vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn"2. 

Sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân và ngành Y tế còn được thể hiện rõ trong các cuộc đi thǎm đồng bào các địa phương, các nhà máy, trường học, bệnh viện, đơn vị quân đội. Ai cũng thấy hình ảnh của lãnh tụ bao giờ cũng đi xem xét nơi ǎn chốn ở, nơi vệ sinh có sạch sẽ không và phê bình những đơn vị chưa đảm bảo vệ sinh trước khi nói chuyện về công việc... 

Những sự kiện trên đây thể hiện rất cụ thể rằng, ngay cả lúc hiểm nghèo của chế độ mới, trong kháng chiến gian khổ cũng như trong thời bình, vấn đề bảo vệ sức khoẻ nhân dân cũng như chǎm lo xây dựng ngành y tế luôn luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra và quan tâm sâu sắc. Vừa là người cổ vũ, phát động phong trào có tính chất toàn dân. Người còn trực tiếp viết sách báo, thư từ chỉ dẫn cách thực hiện và đưa ra nhưng ý kiến chỉ đạo xây dựng ngành y tế trên nguyên tắc khoa học, dân tộc, đại chúng. 

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bảo vệ sức khoẻ của nhân dân và việc xây dựng ngành y tế. 

Trước hết, cần phải thấu hiểu mục đích qua cách đặt vấn đề của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bảo vệ sức khoẻ và xây dựng ngành y tế trong các hoàn cảnh như đã nêu trên. Điều đó thể hiện rất rõ sự coi trọng, đồng thời cũng chỉ rõ phương pháp Hồ Chí Minh là phải biến mục đích và nhu cầu của toàn dân, yêu cầu phát triển của dân tộc thành một phong trào nhân dân boả vệ sức khoẻ như phong trào đời sống mới nhằm "sửa đổi những việc rất cần thiết, rất phổ thông, trong đời sống của mọi người, tức là sửa đổi cách ǎn, cách mặc, cách ở, cách đi lại, làm việc"1 phù hợp với mọi hoàn cảnh của đất nước và điều kiện của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: "Đói cho sạch, rách cho thơm", mình dù nghèo, ai cấm mình ǎn ở sạch sẽ? Sạch sẽ tức là một phần đời sống mới. Sạch sẽ thì ít đau ốm. Sức khoẻ thì làm được việc, làm được việc thì có ǎn. Xem đó thì biết rằng ai cũng nên làm đời sống mớ2 . 

Phong trào quần chúng bảo vệ sức khoẻ, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cần đưa tới mỗi người . Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Người là gốc của làng nước. Nếu mọi người đều cố gắng làm đúng đời sống mới, thì dân tộc nhất định sẽ phú cường"3 và phong trào này phải được đưa tới từng nhà, làng, trong mọi ngành, giới, khu vực địa lý, nghề nghiệp, trong mọi cộng đồng cư dân, với yêu cầu cụ thể, với từng đối tượng cụ thể 

Phong trào được gây dựng và phát triển đòi hỏi phải có tuyên truyền giáo dục "phải hǎng hái, bền gan, chịu khó, đồng thời phải cẩn thận, khôn khéo, mềm mỏng"4 nhưng đừng "hǎng hái quá mà hỏng việc"5 . Tuy vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cho rằng khi đại đa số nhân dân đã hưởng ứng phong trào "chỉ còn số rất ít không theo, khuyên mãi cũng không được, lúc đó có thể dùng cách cưỡng bức, bắt họ phải theo. Thí dụ: trong làng nhiều ao, nhiều muỗi, thường có đau ốm. Người làng biết vậy, ai cũng bằng lòng lấp ao của mình. Chỉ một hai người không chịu theo, để người làng vẫn vì muỗi mà đau ốm liên miên. Vệ sinh chung làng có quyền buộc một hai người kia phải lấp ao"1 . 

Phong trào khi đã đề xướng cần được duy trì, có tổng kết và khen thưởng đến từng cá nhân và cộng đồng để phát triển phong trào. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn cǎn dặn "các cán bộ từ làng đến tỉnh và kỳ phải hǎng hái tuyên truyền và định kế hoạch cho thích hợp với địa phương mình. Nhất là phải cố gắng làm kiểu mẫu. Chúng ta đồng tâm mà làm, quyết tâm mà làm thì đời sống mới nhất định thực hiện được2 . 

Bên cạnh việc xây dựng một phong trào bảo vệ sức khoẻ có tính chất quần chúng, đồng thời, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, phải xây dựng một nền y tế phù hợp với nhu cầu của nhân dân ta. Xây dựng nền y học dựa trên nguyên tắc : khoa học, dân tộc, đại chúng. Đây chính là phương hướng chiến lược xây dựng nền y học Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra trong tất cả các thư của mình gửi cho ngành y tế nghiên cứu và thực hiện. Ngoài việc khuyến khích ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, Chủ tịch Hồ Chí Minh cǎn dặn ngành y tế phải chú trọng tới việc tận dụng những cái sẵn có trong nước để giải quyết các nhu cầu đồng thời " mở rộng phạm vi y học " bằng cách học kinh nghiệm về cách "chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc" của ông cha ta và phải chú trọng nghiên cứu và phố hợp thuốc Đông và thuốc Tây. Trong thư gửi cho ngành y tế nǎm 1948 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ba điểm là: 

1. Nay những thứ thuốc mà ta quen dùng ngày càng hiếm vì vậy anh em y tế nên thi đua tìm ra những thứ thuốc mà nước ta sẵn có nguyên liệu (Hồ Chí Minh gạch dưới chữ này). 

2. Cũng những thứ thuốc ta có, anh em nên thi đua tìm cách chữa chóng khỏi mà tốn ít thuốc. 

3. Những bệnh phổ thông nhất ở nước ta là: đau mắt, ghẻ, kiết lỵ, tả, sốt cơn, sốt cảm, bóng. Anh em nên thi đua nhau tìm ra những thứ thuốc dễ sớm nhất và hiệu nghiệm nhất. 

Ngoài ra Người còn lưu ý ngành y tế phải chú ý cách tổ chức làm việc, tuyên truyền vệ sinh, giúp đỡ dân chúng... 

Cùng với xây dựng phương hướng chiến lược cho ngành y tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới xây dựng một đội ngũ cán bộ y tế giỏi, từ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn đến cán bộ phong trào. Điều này có thể thấy trong các lưu bút của Người gửi cho ngành y tế mà trước hết là Người đặt vấn dề xây dựng đội ngũ cán bộ ý tế có tâm, có đức và có trách nhiệm với người bệnh trước đồng bào và trước Chính phủ. 

Ngoài việc xây dựng tâm, đức của người cán bộ y tế theo truyền thống, Người còn cǎn dặn những thầy thuốc cần trau dồi tư tưởng đạo đức của người cán bộ trong chế độ dân chủ: yêu nước, yêu nghề, đoàn kết nội bộ, thi đua học tập, thi đua công tác. Và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn dạy người cán bộ y tế cần luôn học tập nghiên cứu đề luôn luôn tiến bộ, nhưng phải chú trọng cái gì thiết thực và thích hợp với hoàn cảnh kháng chiến của ta. Vì vậy Người luôn nhấn mạnh đến việc phải dựa vào và phát huy các nǎng lực, truyền thống về con người và tự nhiên của đất nước để phát triển ngành y học của nước ta. 

Nói tóm lại, theo tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải đặt thành một vấn đề chiến lược lâu dài trong bảo vệ sức khoẻ nhân dân, trong xây dựng ngành với một kế hoạch toàn diện, lâu dài mà đặc biệt là xây dựng con người thực hiện nhiệm vụ vẻ vang đó - những người thầy thuốc. 

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website