Hồ Chí Minh với một triết lý nhân sinh - sống tích cực để bảo vệ sức khoẻ, chống bệnh tật

PTS. Lê Quý Đức

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời cách mạng luôn luôn quan tâm đến hạnh phúc con người (với tư cách là các cá nhân và cả cộng đồng) về mọi phương diện, trong đó có lĩnh vực chǎm sóc y tế và bảo vệ sức khoẻ. 

Quan điểm khoa học về sức khoẻ mà Tổ chức y tế thế giới nêu lên cách đây không lâu đã từng có trong tư tưởng, vǎn hoá phương Đông và Việt Nam cổ truyền. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển , gắn kết nó với lối sống nhân vǎn cách mạng của bản thân mình. 

Quan niệm của Hồ Chí Minh về sức khoẻ con người. Sức khoẻ mạnh "khang cường", bao gồm các yếu tố: sinh hoạt vật chất vừa là đủ "tự cung thanh đạm", trạng thái tinh thần thanh thản "tinh thần sảng", hướng tới lao động hữu ích "tố sự thung dung" để hưởng sự sống lâu dài "nhật nguyệt trường". Có lẽ không có một quan niệm nào trác việt hơn quan niệm trên của Hồ Chí Minh về sức khoẻ trong thế giới nhân sinh... 

Sức khoẻ và tuổi thọ trở thành giá trị thiêng liêng, đến mức người ta ao ước đạt đến chúng trên cõi "tiên" "trường sinh bất lão" để khắc phục sự hạn hữu của mỗi cá nhân. Nhưng Hồ Chí Minh quan niệm "Nhân sinh vô bệnh thị chân tiên" (Không bệnh là tiên sướng tuyệt trần - Khương Hữu Dụng dịch), hạnh phúc đích thực của con người là sống không có bệnh tật, ở ngay trên thế gian này. Và chính sức khoẻ là nguồn lực của cuộc sống vĩnh hằng "thụ chân tiên" của nhân loại mà mỗi cá nhân và cả cộng đồng đều có thể vươn tới, vì nó không phải là cái gì xa lạ với con người. Ngày nay, các nhà khoa học nêu lên tiêu chí của một xã hội phát triển , người ta không quên nhấn mạnh đến việc mọi người được chǎm sóc về mặt y tế và mức bình quân tuổi thọ cao của cả cộng đồng. Điều đó chứng tỏ rằng những quan niệm về giá trị cuộc sống, giá trị xã hội của sức khoẻ con người mà Hồ chí minh nêu lên cách đây gần nửa thế kỷ là hết sức đúng đắn và luôn luôn mới mẻ với toàn nhân loại. 

Có thể thấy rằng trong tư tưởng và trong cuộc sống của Chủ tịch Hồ chí minh lý tưởng sống cao đẹp và sức khoẻ là hai nhân tố hoà quyện với nhau, làm điều kiện, làm tiền đề cho nhau tạo nên một sức sống "khang cường" của một con người vĩ đại. 

Sức khoẻ gắn với một nếp sống đẹp, nếp sống thanh đạm, yêu lao động, hoà nhập với thiên nhiên, hoà nhập với con người, hướng tới những giá trị chân, thiện, mỹ là tư tưởng, là cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Tự cung thanh đạm tinh thần sảng, đây không chỉ là một phong cách sống "lão thực" của riêng Hồ chí minh mà nó là một triết lý sống đặt ra cho mọi người trong thời đại ngày nay. Do vậy, để có sức khoẻ con người cần phải sống hoà nhập với tự nhiên. Con người cần biết khai thác những gì tự nhiên có thể ban cho mình và biết bảo vệ chǎm sóc môi trường sống của mình đã tạo ra giữa con người như một bộ phận của tự nhiên với bộ phận còn lại của nó. Con người không được phép hành động như một tên bạo chúa đối với tự nhiên, không để cho sự ham muốn quyền lực và của cải vật chất làm cho mình bị mù quáng. Có ý thức "tự cung thanh đạm" sẽ dẫn con người đến trạng thái "tinh thần sảng" (Tinh thần sáng suốt) trong việc ứng xử tích cực với tự nhiên. 

... Để tǎng cường sức khoẻ không chỉ cần có một tâm hồn lành mạnh yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, yêu con người mà còn phải hướng đến sự hoạt động thực tiễn, lao động sản xuất và tham gia thể thao vǎn hoá tích cực, "Ǎn khoẻ, ngủ ngon, làm việc khoẻ" là vậy, rèn luyện thể lực để "Tiến bước! ta cùng con em ta" là vậy. Sức khoẻ - lao động - làm việc là những yếu tố thấm sâu vào cuộc sống hàng ngày của Chủ tịch Hồ chí minh. Hồ Chí Minh đã thường dạy nhân dân và các cháu thiếu niên, nhi đồng phải luôn luôn tập thể thao, rèn luyện sức khoẻ, giữ vệ sinh: Ǎn cho hợp vệ sinh, làm việc cho ngǎn nắp đó là đời sống mới, "Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, học tập tốt, lao động tốt, giữ vệ sinh thật tố đó là cháu ngoan Bác Hồ. Người cổ vũ và tự mình làm gương cho phong trào hoạt động sức khoẻ và thể dục: Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, xây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công. Mỗi người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi người dân mạnh khoẻ tức là cả nước mạnh khoẻ. 

Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của người dân yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khǎn gì, gái trai già trẻ trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khoẻ... Dân cường thì quốc thịnh. Tôi mong đồng bào ta ai cũng cố gắng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập. 

Tóm lại, triết lý nhân sinh của Hồ Chí Minh về việc bảo vệ sức khoẻ con người là tǎng cường sức mạnh của thể chất và tǎng cường sự lành mạnh của tâm hồn, tạo nên sự hài hoà giữa thể chất và tinh thần, giữa cá nhân với xã hội, giữa con người với tự nhiên để vươn tới những giá trị cao đẹp của nhân loại và vĩnh hằng của cuộc sống. 

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website