Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng và phát phát triển nền y tế Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

PTS Phạm Duy Đức

Những yêu cầu của việc phát triển đất nước theo tinh thần Đại hội VIII đặt ra cho nền y tế Việt Nam những trọng trách nặng nề. Quán triệt những tư tưởng của Hồ Chí Minh vào xây dựng và phát triển nền y tế Việt Nam là một vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn cấp bách góp phần nâng cao địa vị vừa có ý nghĩa thực tiễn cấp bách góp phần nầng cao địa vị và trọng trách của Ngành y tế trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. 

Ngay từ nǎm mới hoà bình lập lại, trong thư gửi Hội nghị cán bộ y tế, Hồ Chí Minh đã xác định tính cấp thiết phải xây dựng một nền y học dân tộc hướng tới phục vụ nhân dân. Người viết: Xây dựng một nền y học của ta: Trong những nǎm nước ta bị nô lệ thì y học cũng như các ngành khác đã bị kìm hãm. Nay chúng ta đã độc lập, tự do, cán bộ cần giúp đồng bào, giúp Chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta. Y học cũng phải dựa trên nguyên tắc: khoa học, dân tộc và đại chúng. 

Tư tưởng xây dựng một nền y học dân tộc "khoa học dân tộc, đại chúng" đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của nhân dân là một tư tưởng lớn định hướng cho quá trình xây dựng và trưởng thành của nền y học dân tộc trong suốt giai đoạn chống Pháp và chống Mỹ xâm lược cũng như quá trình xây dựng đất nước sau này. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay mấy cũng không thực hiện được. Những điều cǎn dặn của Hồ Chí Minh rất giản dị, cụ thể nhưng lại chứa đựng một cái nhìn chỉnh thể và toàn diện có ý nghĩa chiến lược đối với việc xây dựng đất nước. 

Trong công cuộc đổi mới toàn diện mọi lĩnh vực của đời sống xã hội hiện nay, ngành y tế đang đứng trước những thời cơ và những thách thức mới. Quá trình mở cửa, mơ rộng giao lưu hợp tác quốc tế, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đang tác động mạnh mẽ vào hoạt động y tế. Những vấn đề mới liên tục được đặt ra đối với hoạt động của ngành y tế, kể cả công tác phòng bệnh, chữa bệnh, chǎm sóc sức khoẻ cộng đồng và hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của ngành... 

Trong khi xác định các nhân tố quyết định sự phát triển đất nước, các nhà quản lý và các nhà khoa học đều cho rằng nguồn lực con người là chìa khoá, (có ý nghĩa chi phối các nhân tố khác bao gồm tài nguyên thiên nhiên, trình độ khoa học công nghệ, tiền vốn, trình độ quản lý). Trong nguồn lực con người, thể lực và trí tuệ là hai yếu tố cơ bản. Mục tiêu của sự phát triển được các cộng đồng quốc gia thừa nhận tập trung vào 3 tiêu chí quan trọng: mức sống; trình độ dân trí; tuổi thọ bình quân. 

Như vậy, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hoạt động y tế không phải là hoạt động đi sau giải quyết hậu quả do công nghiệp hoá đặt ra mà chính là nguồn bên trong của chính quá trình công nghiệp hoá này. Kinh nghiệm công nghiệp hoá của chủ nghĩa tư bản phương Tây cho thấy mặt trái của quá trình này rất lớn, gây hậu quả tai hại mà cộng đồng và đặc biệt là ngành y tế phải giải quyết. 

Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Những áp lực đối với ngành y tế đặt ra rất lớn. So sánh Việt Nam và một số nước về phương diện sức khoẻ, ta thấy: chiều cao và trọng lượng trẻ em trong cùng độ tuổi của Việt Nam và Thái Lan những nǎm gần đây, chúng ta thấy trẻ em Thái Lan có chiều cao và trọng lượng nặng hơn. 

Nâng cao thể lực của một dân tộc là trách nhiệm của toàn dân, nhưng vai trò của ngành y tế là chủ đạo, có trọng trách tổ chức, hướng dẫn và điều trị kịp thời các cǎn bệnh, bảo vệ và phát triển sức khoẻ cộng đồng. 

Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường, cơ chế quản lý của ngành y chưa theo kịp với sự phát triển nǎng động của nó và nhu cầu của xã hội trong thời kỳ mở cửa, nên một số bệnh viện, kể cả những bện viện lớn xuống cấp nghiêm trọng cả về y đức, y lý, và y thuật. Việc hiện đại hoá các bệnh viện lắp đặt tiêu chuẩn quốc tế rất khó khǎn. Cơ sở vật chất ở các bệnh viện địa phương, các trạm xá cũng gặp thiếu thốn. 

Chính sách lương cho đội ngũ cán bộ y tế còn chậm đổi mới, không kích thích được tài nǎng và nhiệt tình của chính đội ngũ này. Vì vậy, củng cố, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của ngành y tế, từ việc chǎm sóc đội ngũ đầu đàn, những tài nǎng giỏi đến việc xây dựng đội ngũ y tế ở cơ sở, có chính sách đúng và toàn diện để hướng dẫn động cơ làm việc của họ vào các mục tiêu chung của đất nước là vấn đề cốt lõi hiện nay... 

Mặt khác, công tác chǎm sóc sức khoẻ là của toàn dân, xã hội hoá hoạt động y tế là một đòi hỏi tất yếu khách quan đối với sự phát triển chung của đất nước. Nhưng ở đây, xã hội hoá phải dựa trên nền tảng vững chắc của luật pháp và đạo lý nghề nghiệp, phải được sự giám sát, hướng dẫn và kiểm soát chặt chẽ của cơ quan chủ quản. Quán triệt tư tưởng vào việc xây dựng nền y học dân tộc, khoa học, đại chúng, thực hiện nghiêm túc đường lối chính sách phát triển sự nghiệp y tế theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tư khoá VII và Đại hội VIII đề ra là vấn đề có ý nghĩa cấp bách, góp phần nâng cao nguồn lực nội sinh của dân tộc trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. 

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5

(ĐCSVN) - Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt tới 90 triệu đồng;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

(ĐCSVN) - Đồng chí Trương Thị Mai vừa ký Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website