Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc xây dựng nền y dược học Việt Nam

Giáo sư Nguyễn Vǎn Đàn

Nền y dược học Việt Nam đã hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của dân tộc. Những kinh nghiệm tốt đã được tổng kết, lưu truyền từ đời này qua đời khác, từng bước được nâng lên thành lý luận và phương pháp phòng bệnh và chữa bệnh. Nền y dược học nước ta trường tồn, phát triển với sức sống mạnh mẽ cùng với đất nước và con người Việt Nam kiên cường và anh dũng. 

Y dược học Việt Nam đã hình thành từ trong cuộc sống và phát triển gắn liền với lịch sử của đất nước ta, vượt qua muôn vàn thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên và khó khǎn của xã hội, qua những đêm dài gian khổ dưới ách ngoại xâm. Nhân dân ta rất tự hào về một nền y dược học hình thành từ rất sớm kế thừa được những tinh hoa của dân tộc với những danh y nổi tiếng, với y lý y đức, y thuật thể hiện bản chất tốt đẹp của y dược học Việt Nam. Nhưng y dược học Việt Nam không bài ngoại và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa y dược học của nhân loại, nên đã góp phần nâng cao y lý, y thuật và đào tạo được những cán bộ y dược vươn tới trình độ hiện đại. Y học Việt Nam đã thể hiện tính nhân vǎn, tính quốc tế, tính khoa học của nền y dược học tiên tiến, góp phần vào sự lớn lên của dân tộc, để chiến đấu, chiến thắng kẻ thù xâm lược và góp phần làm nên sự nghiệp cách mạng kiến thiết đất nước. Từ ki Cách mạng Tháng Tám nǎm 1945 thành công, nhân dân ta mới có điều kiện bắt tay vào xây dựng một nền y dược học tiến bộ, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ, nâng cao sức khoẻ cho tất cả mọi người, một nền y dược vừa kế thừa được những tinh hoa của nền y học cổ truyền, vừa hội nhập được với y học tiên tiến của thời đại, theo phương châm và lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "kết hợp Đông y với Tây y". 

Tuy bận trǎm công nghìn việc, Hồ Chủ tịch rất quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ngành y tế của ta đã thự chiện tốt đường lối chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, của Hồ Chủ tịch, về việc xây dựng nền y tế nhân dân, trên cơ sở kết hợp chặt chẽ hai lực lượng cán bộ Đông Y và Tây y, cán bộ y và dược, cùng nhau đoàn kết, đáp ứng yêu cầu bảo vệ sức khoẻ nhân dân, trong điều kiện hết sức khó khǎn, gian khổ, đã góp phần vào công cuộc kháng chiến thắng lợi. Ta đã sưu tầm để thừa kế, được 500 tác phẩm y dược học cổ truyền, của trên 100 tác giả. Nội dung tác phẩm khẳng định nền y dược học Việt Nam có một hệ thống lý luận có tác dụng, hiệu quả trên thực tiễn lâm sàng, qua các phương pháp luyện tập, phòng bệnh, chữa bệnh, có dùng thuốc và không dùng thuốc. Ngoài ra còn một kho vô tận kinh nghiệm dân gian, kết quả lao động sáng tạo của nhân dân, được lưu truyền từ đời này qua đời khác. 

Ngay sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giải phóng một nửa đất nước, ngày 27-2-1955, trong thư gửi Hội nghị Y tế toàn quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại, xây dựng một nền y học Việt Nam mới. Người viết: "Xây dựng một nền y học của ta . Trong những nǎm trước ta bị nô lệ, thì y học cũng như các ngành khác đều bị kìm hãm. Nay chúng ta đã độc lập, tự do, cán bộ cần giúp đồng bào, giúp Chính phủ xây dựng một nền y học thích hợp với sự nhu cầu của nhân dân ta. Y học càng phải dựa trên nguyên tắc: khoa học, dân tộc, đại chúng. 

Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô các chú nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc "Đông" và thuốc "Tây". 

Thực tế ngày càng chứng minh, muốn bảo vệ và không ngừng nâng cao sức khoẻ của nhân dân, phòng bệnh, chữa bệnh, giải quyết thuốc men, đạt kết quả tốt thì phải tự lực xây dựng một nền y dược học phù hợp với đặc điểm sinh lý của con người Việt Nam, với điều kiện thiên nhiên nhiệt đới phong phú về dược liệu, với tình hình kinh tế chính trị xã hội của đất nước trên con đường phát triển, đổi mới, trên cơ sở thừa kế tận dụng được thành tựu của y dược học hiện đại và y dược học cổ truyền dân tộc. Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã là kim chỉ nam, hướng dẫn giới y dược học Việt Nam đi sâu vào nghiên cứu tìm tòi, phục vụ nhu cầu y tế nhân dân, trên nguyên tắc khoa học, dân tộc, đại chúng. Những nǎm gần đây, ngành y dược học Việt Nam cũng đã đạt được một số thành tựu đáng kể và được y tế thế giới công nhận. 

Thực hiện lời dạy của Hồ Chủ tịch, lần lượt Viện Đông y, Hội Đông y, Viện Dược liệu được thành lập. Phong trào thừa kế y dược học cổ truyền dân tộc ở các lương y, các ông ké, bà mế, và trong các sách y vǎn cổ được phát triển khắp nơi. Về dược, đã dấy lên công tác điều tra thu thập dược liệu, phát triển trồng trọt, di thực thuần hoá cây thuốc, nhằm cung cấp nguyên dược liệu cho y học cổ truyền, cho các xí nghiệp dược phẩm và xuất khẩu... 

Ngành y tế có chỉ thị 03/BYT/1995 và chủ trương đổi mới cuộc vận động trồng, sử dụng thuốc nam, cũng như phương pháp không dùng thuốc trong việc chǎm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Mục tiêu của y học cổ truyền, chǎm sóc sức khoẻ cho người nghèo, trong cơ chế thị trường hiện nay, là phát huy tiềm nǎng y học cổ truyền, tận dụng nguồn dược liệu sẵn có ở đương phương, ở mỗi gia đình, để tự bảo vệ, chǎm sóc sức khoẻ; thực hiện "thầy tại chỗ, thuốc tại chỗ". Hiện nay đang có phong trào cải tạo các vườn cây gia đình và phong trào VACR. Cần vận động các gia đình trồng các loài cây, vừa làm rau vừa làm thuốc, tạo ra nguồn thuốc tại chỗ để chữa những bệnh thông thường. Như vậy vừa góp phần giải quyết vấn đề bức xúc của xã hội hiện nay: y tế gia đình; kinh tế gia đình; cải tạo môi trường sống và mối liên kết giữa con người và thiên nhiên. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) những nước có truyền thống y dược học lâu đời, đang tiếp tục phục vụ cho nhu cầu bảo vệ sức khoẻ, ít nhất là của 80% dân số của cả nước. Muốn giữ vững được chiến lược bảo vệ sức khoẻ cho thế hệ mai sau, dựa vào cây thuốc, nhà hoạch định chính sách cần hướng tới ảnh hưởng tương tác cơ bản giữa sức khoẻ con người và thiên nhiên, mang tính đa dạng sinh học. Việc này yêu cầu có sự đầu tư mới, để bảo tồn và trồng trọt cây thuốc, có chính sách, cơ cấu tổ chức, cần cho việc phát triển của y dược học cổ truyền, cần có hệ phương pháp luận, nghiên cứu lâm sàng, song song với chính sách thuốc quốc gia, đảm bảo tính an toàn, hiệu quả cao của thuốc thảo mộc, nghiên cứu tiếp cận kế hoạch bảo vệ sức khoẻ và tính đa dạng sinh vật giữa con người và thiên nhiên; giữ vững và phát triển được y dược học cổ truyền, trong chǎm sóc sức khoẻ cho mọi người, y dược học cổ truyền cùng với y dược học hiện đại, sẽ tiếp tục phục vụ cho đa số dân chúng trong nước đang phát triển và một phần dân số ngày một tǎng lên, của nước công nghiệp hoá. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tầm nhìn xa trông rộng đã vạch rõ cho chúng ta một cương lĩnh sáng tỏ, dựa trên quan điểm triết học sâu sắc và tư duy rất mới của Người về y dược học. Đây là sự hoà hợp giữa các yếu tố của tư duy phương Đông (yếu tố duy vật biện chứng tự phát, hoà với hoài bão tìm kiếm tính thống nhất của vũ trụ, sự hài hoà giữa những mâu thuẫn trực cảm, huyền bí của tâm linh, với các yếu tố tiến bộ của tư duy vǎn hoá phương Tây (lấy lý tính và khoa học làm tiêu chuẩn chân lý, đề cao phương pháp luận với cách phân tích, tổng hợp dựa trên các dữ kiện của thực tế). 

Ngày nay, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ta cần kết hợp sâu hơn y học cổ truyền và y học hiện đại, nhất là về mặt khoa học, kỹ thuật. Còn về mặt triết lý y học, thì cần khuyến khích hai bên y học, học hỏi, trao đổi kiến thức với nhau, để đi tới sự nghiệp đoàn kết và xây dựng nền y học Việt Nam xã hội chủ nghĩa - Trong thời đại Hồ Chí Minh, y tế Việt Nam đang tiến lên theo con đường thừa kế, phát huy nền Y học cổ truyền dân tộc và kết hợp y dược học cổ truyền với nền y dược học hiện đại, kết hợp thuốc đông với thuốc tây; hiện đại hoá y dược học cổ truyền dân tộc, nhưng không làm mất đi bản sắc y học dân tộc Việt Nam. Chỉ có như vậy, nước ta mới tiến lên, sánh vai cùng y học các nước trong khu vực và trên thế giới.

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5

(ĐCSVN) - Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt tới 90 triệu đồng;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

(ĐCSVN) - Đồng chí Trương Thị Mai vừa ký Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website