Bác Hồ với vấn đề vệ sinh phòng bệnh

PTS. Đ. Xuân Định

Trong những dịp tiếp xúc với quần chúng nhân dân và cán bộ, đảng viên, trong hoàn cảnh kháng chiến cũng như trong hoà bình, nhất là những khi nói đến công cuộc xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, dường như bao giờ Người cũng đề cập đến vấn đề sức khoẻ, đến giữ gìn vệ sinh - một biện pháp đơn giản, phổ cập và quan trọng của hoạt động y tế, theo phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh. Người nhắc nhở "Mọi người phải chú ý giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ". Người chỉ rõ: "Mình dù nghèo, ai cấm minh ǎn ở sạch sẽ. .. Sạch sẽ thì ít đau ốm. Sức khoẻ thì làm việc...". Người thường xuyên yêu cầu: "Phải rất chú ý việc vệ sinh". Trong 12 điều rǎn cán bộ, Người cǎn dặn: "... phải dạy đồng bào vệ sinh thường thức". Phát động phong trào đời sống mới, nội dung chủ yếu được Người nêu ra cũng là giữ gìn vệ sinh. Người luôn luôn đề cao trách nhiệm của mọi người trong công tác vệ sinh phòng bệnh, luyện tập thể dục để chủ động giữ gìn và nâng cao sức khoẻ. Và cho đến những dòng cuối cùng để lại trước lúc đi xa, khi nói về kế hoạch xây dựng lại thành phố và làng mạc đẹp đẽ, đàng hoàng hơn trước chiến tranh, khôi phục và mở rộng các ngành kinh tế, Người cũng đề cập đến "phát triển công tác vệ sinh, y tế". 

Đã thành một nét riêng, khi Người trong lần đến thǎm một đơn vị nào đó, Người đi từ bếp lên nhà; đến làm việc ở một cơ quan nào đó, Người đi kiểm tra khu nhà ǎn, khu vệ sinh trước rồi mới lên chỗ hội họp, đến vǎn phòng. Thǎm hỏi một gia đình công nhân hay một gia đình nông dân hoặc tới thǎm một khu tập thể, Người cũng thường như vậy - trước hết xem xét nơi ǎn, chốn ở, nhà bếp, nguồn nước, nhà tắm, hố xí và dǎn dò mọi người ǎn ở trật tự, vệ sinh. Quan sát với một sự quan tâm sâu sắc nơi ǎn, chốn ở, nơi thuộc vào đoạn cuối của quá trình sinh hoạt, nơi đặc biệt cần phải giữ vệ sinh mà thường khi người ta hay coi nhẹ, Bác Hồ của chúng ta như một vệ sinh viên vĩ đại, khi khen ngợi, động viên, lúc hướng dẫn, nhắc nhở nhân dân sống cho hợp vệ sinh, giữ cho bền sức khoẻ... 

Cứ vậy, giản dị và sâu sắc, thiết thực và dễ hiểu, cụ thể mà bao quát, Bác Hồ của chúng ta nói đến những gì cơ bản, thiết thực, những vấn đề và những việc làm khi được nêu ra ai cũng thấy cần, ai cúng hiểu được, cũng làm được, càng thấy phải làm thường xuyên cho sức khoẻ bản thân và vì sức khoẻ cộng đồng. Người, một vị Chủ tịch nước mà rất đỗi sâu sát thực trạng ǎn, mặc, ở của quần chúng nhân dân, bằng ngôn ngữ của quần chúng, bằng tục ngữ, đã làm cho nhân dân hiểu sâu một lẽ rất đời thường: thực hiện vệ sinh để sức khoẻ cũng như luyện tập thể dục để bồi bổ sức khoẻ là việc không tốn kém, khó khǎn gì. Gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. 

Có lẽ hiếm thấy một vị lãnh tụ nào của Đảng ta lại nhiều lần đề cập đến vấn đề giữ gìn vệ sinh như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đặt vấn đề: "Yêu nước thì việc gì có lợi cho nhân dân, dù khó mấy cũng phải ra sức làm cho kỳ được. Điều gì có hại cho nhân dân, dù khó mấy cũng phải ra sức trừ cho kỳ hết. Từ đó Người dẫn dắt nhận thức cho nhân dân về vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh yêu nước. Người phân tích ruồi muỗi là thứ bé nhỏ, dễ làm cho người ta chủ quan khinh địch. Nó bé nhỏ nhưng độc ác mà hàng triệu cái hại nhỏ, cộng lại sẽ thành cái to. Ruồi muỗi là bạn đồng minh của giai cấp bóc lột. Nó gây ra nhiều tật bệnh, làm cho nhân dân ta ốm đau. Người ốm đau thì sức lao động bị giảm sút, công cuộc phát triển kinh tế và vǎn hoá bị hạn chế. Vì vậy chúng ta phải ra sức tiêu diệt những kẻ địch độc ác là ruồi muỗi, để tiêu diệt bệnh tật, bảo vệ sức khoẻ của nhân dân. Người làm phát triển nhận thức trong nhân dân về ý nghĩa chính trị, xã hội của giữ gìn vệ sinh, về giá trị lớn lao của vệ sinh yêu nước. Người khơi động trong nhân dân ý thức tự giác và lòng hǎng hái, tinh thần quyết tâm thực hiện vệ sinh yêu nước: "Không nên chủ quan, cho việc diệt ruồi muỗi là một việc nhỏ, dễ làm, chỉ quan hệ đến vệ sinh mà thôi. Nó có ý nghĩa chính trị nữa, có quan hệ đến kinh tế và vǎn hoá. Chắc bà con còn nhớ trước đây bọn thực dân Pháp gọi chúng ta là nòi giống bẩn thỉu. Nhân dân ta đã đuổi được thực dân Pháp, thì phải tiếp tục phấn đấu để tiêu diệt nốt cả bạn đồng minh của chúng là ruồi muỗi. Người yêu cầu phải kết hợp việc tiêu diệt ruồi muỗi với những công tác vệ sinh khác như diệt chuột, quét dọn nhà cửa, đường sá, lấp các vũng nước bẩn, v.v... Về phương pháp tiến hành Người chỉ ra: 

Phải phát động quần chúng, dựa vào lực lượng của quần chúng; Phải lãnh đạo chặt chẽ, đôn đốc và kiểm tra thường xuyên. Phải có quân chủ lực... Phải có trọng điểm như nhà thương, trường học, doanh trại, nhà máy, hàng quán, chợ búa, nơi đông người... 

Những điều Người chỉ ra quá đỗi cụ thể và thiết thực. Không chỉ với ngày ấy, mà đối chiếu với thực trạng vệ sinh ở nhiều thành phố, bản làng hiện nay, khi mà tốc độ đô thị hoá rất nhanh mà quản lý hành chính ở nhiều nơi bất cập; trong khi vệ sinh thực phẩm, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường ở nơi này nơi khác chưa được lãnh đạo và quản lý thực hiện tốt, chúng ta càng thấy những điều Người nêu về vệ sinh phòng bệnh vấn đầy tính thời sự. Những quan tâm sâu sát, cụ thể và thiết thực của Người vẫn luôn là kiểu mẫu cho cán bộ các cấp noi theo trong việc bảo vệ, chǎm lo cho sức khoẻ của nhân dân. Thực hiện vệ sinh theo tư tưởng của Người là thực hiện một phương châm cơ bản phòng bệnh hơn chữa bệnh 

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị, Ban Bí thư vừa ban hành Kết luận số 126-KL/TW ngày 14/2/2025 về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025.

Bộ Chính trị yêu cầu không xử lý kỷ luật trường hợp sinh con thứ ba trở lên

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương tham mưu, sửa đổi Quy định liên quan đến việc xử lý vi phạm chính sách dân số và chủ động sửa đổi Hướng dẫn số 05-HD/TW, ngày 22/11/2022 theo hướng không xử lý kỷ luật trường hợp sinh con thứ ba trở lên, đồng bộ với việc sửa đổi các quy định của pháp luật.

Quy định mới về thi hành Điều lệ Đảng

(ĐCSVN) - Ban Chấp hành Trung ương vừa ban hành Quy định số 232-QĐ/TW về thi hành Điều lệ Đảng, đồng thời giao Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc nghiên cứu để hướng dẫn những vấn đề thuộc về phương pháp, quy trình, thủ tục và nghiệp vụ để cụ thể hoá những quy định của Điều lệ Đảng, phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tiễn của công tác xây dựng Đảng hiện nay.

Bộ Chính trị điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Chỉ thị 35-CT/TW

(ĐCSVN) – Bộ Chính trị thống nhất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị khoá XIII về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng (Chỉ thị 35) để thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Liên kết website