Hồ Chí Minh với vấn đề phòng bệnh và chữa bệnh

PTS. Đặng Dũng Chí

Là lãnh tụ tối cao của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh không chỉ có công lớn trong việc dẫn đường giải phóng cả dân tộc thoát khỏi cuộc đời nô lệ, mà còn góp phần xác lập một quan điểm rất cơ bản của nền y học nước nhà: kết hợp chặt chẽ vấn đề phòng bệnh và chữa bệnh. 

Đối với nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh, sức khoẻ nhân dân không còn là vấn đề riêng của mỗi cá nhân mà trở thành tài sản chung của xã hội, là mối quan tâm của cả cộng đồng. Người từng viết: "Mỗi người dân yếu ớt, tức cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ tức là cả nước mạnh khoẻ". Muốn có sức khoẻ, cần thực hiện tốt hai yêu cầu: rèn luyện thân thể, bồi bổ sức khoẻ và phòng chống bệnh tật, hạn chế mọi nguồn gốc gây bệnh. 

Trong tình hình đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu, dân trí thấp, vừa thoát khỏi ách nô lệ, Hồ Chí Minh đã sớm làm mọi việc nhằm "bảo vệ sự khang kiện của giống nòi" Việt Nam. 

Sau ngày tuyên bố nền độc lập, trong thư gửi nhi đồng cả nước nhân Tết Trung thu, Hồ Chí Minh yêu cầu các em "phải siêng tập thể thao chi mình mẩy được nở nang" . Ngày 27-3-1946, cùng với việc ký sắc lệnh số 38 thiết lập Nha thanh niên và Thể thao trung ương, Hồ Chí Minh đã cho đǎng bài "Sức khoẻ và thể dụng" trên báo Cứu quốc, nhằm cổ động cho việc rèn luyện thân thể. Người còn nhiều dịp đề cập việc luyện tập thể dục, nâng cao sức khoẻ nhân dân. Điều này hết sức quan trọng, bởi vì đó là biện pháp tốt nhất tạo ra sức đề kháng, khả nǎng "miễn dịch" trước nhiều loại bệnh tật. 

Cũng chính vì coi sức khoẻ nhân dân là vấn đề lớn của quốc gia nên Hồ Chí Minh đã sớm đặt vấn đề thành lập những bộ phận thuộc chính quyền các cấp theo dõi, quản lý vấn đề này. Người đã đề xuất Cách tổ chức các uỷ ban nhân dân, trong đó có việc cử một uỷ viên phụ trách xã hội, có nhiệm vụ "Tổ chức và giám đốc các cơ quan y tế, vệ sinh, cứu tế...". 

Xuất phát từ tình hình kinh tế - xã hội cụ thể ở nước ta lúc ấy, Hồ Chí Minh thấy phòng bệnh là một trong những nhiệm vụ cấp bách hàng đầu. Người luôn vạch rõ việc ǎn, ở, sinh hoạt mất vệ sinh là nguồn gốc gây bệnh; ruồi muỗi chính là thủ phạm làm bệnh tật lây lan, gây ra những dịch bệnh lớn. Mỗi khi có dịp tiếp xúc với đồng bào, nhất là đồng bào miền núi, Người thường nhắc nhở mọi người cần ra sức thực hiện điều mà Người gọi là "vệ sinh phòng bệnh". 

Bàn đến vấn đề vệ sinh, Hồ Chí Minh luôn chú ý đến vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sống. Đây là hai mặt của một vấn đề thống nhất, có quan hệ biện chứng, ảnh hưởng trực tiếp đến nhau. Nếu chỉ lo vệ sinh cá nhân, xem nhẹ vệ sinh môi trường xung quanh, không thấy rõ tác nhân gây bệnh và ngược lại, việc vệ sinh không triệt để, khả nǎng mắc bệnh vẫn tồn tại. 

Theo Hồ Chí Minh, vấn đề vệ sinh phòng bệnh cần được thực hiện đồng bộ, từ cá nhân, gia đình, tập thể cho đến cả cộng đồng dân cư; đồng thời nó cũng là trách nhiệm của chính quyền các cấp. 

Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh " Phòng bệnh cũng cần thiết như trị bệnh". Nhưng trong những trường hợp cụ thể, Người lại rất coi trọng công tác phòng bệnh. Trong bài "Vệ sinh yêu nước", Hồ Chí Minh viết: "Nếu tính lại mỗi nǎm Chính phủ và nhân dân tốn bao nhiêu tiền thuốc men, mất bao nhiêu ngày lao động, thì sẽ thấy ruồi muỗi đã gây nên một số tổn thất không nhỏ". Người đi đến kết luận "Phòng bệnh hơn trị bệnh. Chịu khó diệt ruồi muỗi, hơn là để ruồi muỗi gây ra ốm đau rồi phải uống thuốc". 

Như vậy, xét trên nhiều phương diện, nhất là về hiệu quả xã hội, việc ngǎn ngừa, hạn chế dịch bệnh là hết sức quan trọng, vừa giảm lãng phí trên phạm vi toàn xã hội, vừa giúp Nhà nước tập trung kinh phí cho các vấn đề cấp bách hơn của ngành Y tế. 

Không chỉ tuyên truyền, giáo dục nhân dân hiểu rõ lợi ích của việc vệ sinh phòng bệnh, chính Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về việc giữ gìn vệ sinh (cá nhân và môi trường), chǎm lo rèn luyện thân thể, tạo ra cuộc sống lành mạnh, có ích. 

Nếu phòng bệnh là trách nhiệm của cả cộng đồng, thì việc chữa bệnh lại chủ yếu thuộc về trách nhiệm của ngành y tế. Khi chẳng may mắc bệnh, con người thường có nguyện vọng được sự cứu chữa kịp thời, tận tâm và bằng khả nǎng cao nhất có thể có của các cơ sở y tế. 

Bên cạnh việc coi trọng điều kiện chữa trị (như việc nâng cao chất lượng các cơ sở y tế, kết hợp Đông y và Tây y, khuyến khích mọi tìm tòi phát hiện nhằm nâng cao hiệu quả của việc chữa trị...), Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng tinh thần, thái độ phục vụ của các nhân viên y tế -điều mà ngày nay ta thường gọi là "Y đức" của người thầy thuốc. 

Trong thư gửi Hội nghị quân Y (tháng 3-1948, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần của người ốm yếu". Việc quan tâm đến mặt tinh thần của người bệnh là hết sức chính đáng, bởi vì đôi khi chính sự suy sụp về tinh thần làm bệnh tật trầm trọng hơn. Người hết sức thông cảm với việc chữa bệnh của nhân viên quân y: "Do hoàn cảnh sống đặc biệt, có bệnh binh đối với thầy thuốc không được nhã nhặn. Trong trường hợp ấy người thầy thuốc nên lấy tình nhân loại và tình thân ái mà cảm động cảm hoá". 

Gửi thư cho các hội nghị cán bộ y tế, thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Hồ Chí Minh đều mong muốn nhân viên ngành y có thái độ "Thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt". Hơn thế, Người rất tâm đắc với câu "lương y kiêm từ mẫu" và mong đó là khẩu hiệu nằm lòng của mỗi cán bộ ngành y. 

Những quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh đối với ngành y tế nói chung, về vấn đề phòng bệnh và chữa bệnh nói riêng, luôn là những định hướng lớn không chỉ cho hoạt động của toàn ngành và rộng hơn, cho cả cộng đồng xã hội Việt Nam. Những chủ trương lớn như "chǎm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân", nêu cao "y đức" người thầy thuốc, vệ sinh phòng bệnh, giữ gìn môi trường trong sạch... là những biểu hiện sinh độn của những quan điểm, tư tưởng lớn đó. Trên ý nghĩa ấy, những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về phòng bệnh và chữa bệnh mang giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, luôn là những yêu cầu và kỳ vọng đối với toàn thể ngành y 

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website