Giáo sư Hoàng Bảo Châu
... Trong thư gửi Hội nghị cán bộ y tế ngày 27-2-1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: xây dựng một nền y học của ta: trong những nǎm trước ta bị nô lệ, thì y học cũng như các ngành khác đã bị kìm hãm. Nay chúng ta đã độc lập tự do, cán bộ cần giúp đồng bào, giúp chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta. Y học cũng phải dựa trên nguyên tắc khoa học dân tộc và đại chúng. Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý hoá về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y học các cô các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc "đông" và thuốc "tây".
Thử nhìn lại thái độ của chính phủ các nước đối với y học dân tộc như thế nào.
Các nước phương tây sau khi đã đưa phương pháp khoa học vào nghiên cứu y học, đã chuyển y học cổ truyền Hy Lạp, La mã thành y học khoa học hiện đại; được gọi là Tây y. ở những nước này chỉ dùng tây y, dậy tây y. Các nước thuộc địa của họ tuy có y học bản xứ song không được coi trọng, bị kìm hãm, hạn chế, và chỉ coi trọng sử dụng Tây y. Ngoài những nước thuộc địa của phương Tây, chính phủ những nước độc lập ở các châu lục cũng làm theo các nước phương tây, chủ yếu phát triển Tây y, coi nhẹ, không quan tâm, thậm chí hạn chế y học dân tộc cổ truyền. Quan hệ giữa thầy thuốc tây y và thầy thuốc dân tộc gần như là quan hệ giữa kẻ thống trị và người bị trị, hoặc quan hệ của người thầy thuốc nhà nước và người thày thuốc dân gian. Vì vậy ngoài mâu thuẫn về học thuật mâu thuẫn chính trị xã hội cũng thể hiện trong quan hệ giữa hai loại thầy thuốc này. Tóm lại cho đến nǎm 1955 của thế kỷ XX, chính phủ các nước chỉ sử dụng, nghiên cứu, phát triển tây y khoa học và hiện đại, không quan tâm đến y học cổ truyền thành vǎn hoặc không thành vǎn của dân tộc.
Trong xu thế của thời đại như thế, vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xuất việc xây dựng nền y học của ta, có nội dung phối hợp đông y và tây y? Phải chǎng là thực tiễn y tế y học của ta, và đòi hỏi về đường lối phát triển y học của một nước độc lập đã đặt ra vấn đề này mà chủ tịch Hồ Chí Minh bằng tầm nhìn xuất chúng của mình đã nắm bắt được.
Việt Nam có một lịch sử lâu đời, một nền vǎn hoá lâu đời, trong đó có y học. Bằng lao động cần cù và tài nǎng của mình, người xưa đã đúc kết được rất nhiều kinh nghiệm phòng bệnh và chữa bệnh mà Tuệ Tĩnh gọi là thuốc Nam, Hồ Chí Minh gọi là thuốc ta. Thuốc ta đã góp phần bảo vệ sức khoẻ cho người dân ở các vùng khác nhau. Mỗi vùng, mỗi dân tộc lại có những kinh nghiệm tốt của riêng mình.
Dưới thời Bắc thuộc, thuốc Bắc được truyền bá và sử dụng ở Việt Nam. Thuốc Nam tồn tại song song với thuốc bắc song không được giới thuốc Bắc coi trọng. Đến các triều đại phong kiến độc lập tự chủ, nền y học Việt Nam dần dần dược hình thành với nội dung có cả thuốc Nam và thuốc Bắc. Thời kỳ thực dân Pháp xâm lược, người Pháp đã đưa tây y vào Việt Nam và tìm cách hạn chế, kìm hãm đông y. Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2-9-1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà độc lập vừa ra đời đã lập tức phải đương đầu với thực dân Pháp muốn bắt dân ta phải làm nô lệ một lần nữa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ các thầy thuốc đông y, tây y tự nguyện tham gia kháng chiến đã đoàn kết chặt chẽ cùng góp phần bảo vệ tốt sức khoẻ của thương bệnh binh, cán bộ và nhân dân trong điều kiện gian khổ của kháng chiến. Thực tiễn cuộc sống chiến đấu của dân tộc đã xác định càng biết sử dụng tốt những kiến thực y học (đông y tây y) đang có ở trong nước bao nhiêu, thì càng đem lại hiệu quả bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân bấy nhiêu. Một nước độc lập cần phải có đường lối phát triển y tế y học tiên tiến phù hợp với đường lối chính trị và điều kiện của đất nước, đường lối đó phải phát huy được sức mạnh của dân tộc kết hợp với những tiến bộ của thế giới. Nếu trong quá trình lịch sử, sự kết hợp giã thuốc nam với thuốc Bắc, giữa đông y với tây y và việc vận dụng có hiệu quả vào điều kiện Việt Nam là tự phát thì đường lối xây dựng một nền y tế của ta, có nội dung phối hợp nghiên cứu đông y và tây y là tổng kết súc tích nhất của người lãnh đạo về nội dung y học dân tộc trong quá khứ, hiện tại và định hướng phát triển y học cho tương lai, đường lối này cũng sẽ là cơ sở vững chắc cả về mặt học thuật lẫn mặt chính trị cho sự đoàn kết của giới đông y và giới tây y Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng một nền y học tiên tiến phù hợp với nhu cầu bảo vệ sức khoẻ của nhân dân ta.
Nhiệm vụ xây dựng một nền y học của ta, có nội dung nghiên cứu phối hợp đông y với tây y được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho cán bộ y tế cách mạng, trong đó có cả đông y và tây y. Để thực hiện nhiệm vụ cách mạng, phải dùng phương pháp cách mạng. Trước hết, ngay sau thời gian đó, tháng 3 nǎm 1955 đã thành lập Hội y học Việt Nam, bao gồm tất cả y bác dược sĩ tây y và lương y. Tuy mâu thuẫn chính trị xã hội giữa hai loại thày thuốc đã được dẹp trong quá trình cùng nhau phục vụ kháng chiến, nay tiếp tục loại bỏ trong hoạt động chung của Hội y học, song mâu thuẫn về học thuật vẫn tồn tại. Để hoạt động mỗi giới được thuận lợi, để tập hợp tốt hơn, rộng rãi hơn giới lương y, ban Đông y của Hội y học Việt Nam đã tách ra và thành lập Hội Đông y Việt Nam nǎm 1957; đồng thời Nhà nước cũng thành lập Viện nghiên cứu Đông y để nghiên cứu lý luận, các phương pháp đông y, thuốc nam, thực nghiệm đông y, dùng đông y để chữa bệnh cho cán bộ và nhân dân, thành lập Vụ đông y để giúp Bộ chỉ đạo công tác đông y.
Lương y không được học ở trường lớp chính quy, không có bằng cấp, làm thế nào để tuyển chọn được những lương y giỏi vào làm việc trong cơ quan y tế nhà nước, để từ đó đào tạo ra một đội ngũ thày thuốc đông y mới, lương y không phải ai cũng được vào y tế nhà nước, vậy sử dụng họ như thế nào để họ tiếp tục chǎm sóc sức khoẻ cho nhân dân ở khắp mọi nơi; làm thế nào để tây y nghiên cứu phối hợp thuốc đông và thuốc tây, cũng như làm thế nào để hệ thống y tế cơ sở nắm được đông y để cùng các thày thuốc đông y tại chỗ phục vụ sức khoẻ nhân dân v.v.. Đó là những vấn đề được đặt ra và đã có được những giải pháp thích hợp.
Nǎm 1959 Bộ y tế đã tổ chức một kỳ thi tuyển những lương y giỏi nhất đang ở miền Bắc, được 28 vị. Họ là những người thầy đầu tiên dậy đông y cho tây y (từ y tá đến bác sỹ, dược sỹ) và lương y. Nǎm 1961 mở kỳ thi tuyển thứ hai (50 người) nǎm 1962 kỳ thi tuyển thứ ba (18 người). Đồng thời nǎm 1961 thành lập Bộ môn Đông y tại trường Đại học y khoa Hà Nội, và tách nhiệm vụ nghiên cứu thuốc nam của Viện đông y ra, thành lập Viện dược liệu. Ngoài ra đã tổ chức các lớp bồi dưỡng đông y cho các loại cán bộ từ 1958 đến 1965 là 1676 lần người. Với các tổ chức từ nhỏ đến lớn, với phong trào quần chúng thích hợp, tuy không có những cơ sở bệnh viện, những trường lớp bề thế như tây y, song đông y đã nhanh chóng trở về vị trí nhà nước với những hoạt động thiết thực có hiệu quả, cán bộ toàn ngành y tế đã biết đến và ít nhiều có tham gia vào phong trào học tập nghiên cứu đông y. Nhiều lương y đã vào làm việc trong các viện, bệnh viện lớn, nhiều tây y đã được sang thừa kế các lương y tại các viện, bệnh viện, bệnh xá đông y. Đã bắt đầu tỏ ra mâu thuẫn mới lương y làm việc trong các bệnh viện tây y rất khó khǎn và tự ví là "trạch được bò vào rọ cua", song chưa sâu sắc. Từ 1965 đến 1975, đất nước chuyển sang thời kỳ chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc và tiến hành chiến tranh giải phóng miền Nam. Đông y đã góp phần thực hiện có hiệu quả khẩu hiệu "thày tại chỗ, thuốc tại chỗ", cùng tây y bảo vệ tốt sức khoẻ nhân dân. Phong trào tây y nghiên cứu đông y vẫn tiếp tục, và có nhiều kết quả, đến nǎm 1975 đã tổ chức được 6 hội nghị toàn miền Bắc về nghiên cứu kết hợp đông tây y. Song trong thực tiễn công tác ở các địa phương đã có ý kiến cho là tây y coi thường đông y, tây y vắt chanh bỏ vỏ, tây y khứ y tồn dược, về phía tây y có người nói rằng không có đông y cũng không chết (vì trên thực tế, sở y tế quản lý hoạt động của tây y là chính chiếm hơn 90% tỷ trọng công việc của sở). Tuy có những nhận xét khác nhau như vậy, song các cơ sở y tế, các bệnh viện đông y, các bệnh viện tây y, hội đông y vẫn đầy mạnh hoạt động đông y, nghiên cứu kết hợp đông tây y.
Theo cách nhìn phổ biến trên thế giới và trong giới tây y thì tây y là khoa học còn y học dân tộc mới chỉ dừng ở mức kinh nghiệm. Đông y Việt Nam như thế nào, khoa học hay kinh nghiệm. Đông y Việt Nam có hai phần, một phần khoa học, một phần kinh nghiệm. Phần khoa học có một hệ thống lý luận cơ bản (âm dương ngũ hành thiên nhận hợp nhất), y học cơ sở (tạng tượng, kinh lạc, nguyên nhân bệnh, triệu chứng học, chẩn đoán học, điều trị học, bệnh lý học bệnh học (nội ngoại, nhi, phụ, nhãn, sản, ngũ quan), dược học (dược vật bào chế, phương tễ), các phương pháp điều trị bằng thuốc, bằng châm cứu, xoa bóp, bằng luyện tập. Lý luận y học đã chỉ đạo được thực tiễn y học và đã đạt những kết quả qua tất cả các triều đại ở Việt Nam. Phần kinh nghiệm chưa được nâng lên mức lý luận vẫn tồn tại, phát triển và truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác bằng lời hoặc bằng viết. Như vậy y học cổ truyền Việt Nam là khoa học và có một nguồn bổ sung kiến thực kinh nghiệm vô tận, đó là phần kinh nghiệm của nó.
Có thể dùng khoa học hiện đại để giải thích chứng minh y học cổ truyền không? Thế giới đã làm theo cách, đưa khoa học hiện đại vào và biến y học cổ truyền thành y học hiện đại. Và người ta đã say sưa với những thành quả mới, đã dần dần loại bỏ những quy luật hiện tượng của y học cổ truyền, nói khác đi đã loại y học cổ truyền ra khỏi vũ đài y học. Qua kinh nghiệm của chúng ta, từ việc thừa kế những kinh nghiệm của các lương y, vận dụng có hiệu quả vào thực tiễn lâm sàng, từ việc vận dụng lý luận y học cổ truyền vào chỉ đạo thực tiễn lâm sàng đến việc so sánh nó với những nội dung tương tự của y học hiện đại, chúng ta thấy, phải dùng khoa học hiện đại để chứng minh, chỉnh lý, nâng cao y học cổ truyền lên mức hiện đại, giữ lại thực chất của lý luận (quy luật hiện tượng), phương pháp dùng thuốc (dùng toàn dược liệu hoặc dịch chiết toàn phần phương pháp châm cứu (tác động lên huyệt), phương pháp xoa bóp (tổng hợp có tác động lên huyệt), phương pháp luyện tập dưỡng sinh (lấy luyện tập chức nǎng các cơ quan quan trọng trong cơ thể làm chính), loại bỏ những điều không phù hợp quy luật, không hợp vệ sinh, xây dựng những tiêu chuẩn chặt chẽ cho y học cổ truyền. Những nghiên cứu về đánh giá phương pháp châm tê, phương pháp dưỡng sinh, đánh giá châm cứu, xoa bóp chữa một số bệnh nhất định, nghiên cứu về được theo kiểu hiện đại và theo kiểu cổ truyền, nghiên cứu đánh giá tác dụng của một bài thuốc, vị thuốc nhất định đã được tiến hành từ những nǎm 50, dần dần hình thành phương pháp nghiên cứu từng mặt của y học cổ truyền. Nghiên cứu phối hợp đông y với tây y, (có thể hiểu nghiên cứu phối hợp quy luật hiện tượng (chức nǎng) với quy luật bản chất (thực thể), những phương pháp kinh nghiệm của đông y và tây y là điều đã thành hiện thực và hy vọng sẽ ngày một phát triển. Những quan chức về y học cổ truyền của Tổ chức y tế thế giới ở Geneve và ở Tây thái bình dương, tuy đều là người Trung Quốc, song đều đề nghị Việt Nam phải trở thành một mô hình về kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại cho các nước thành viên tham khảo.
Tổng kết thực tiễn lịch sử, trong đó tổng kết thực tiễn của y học nước nhà qua suốt chiều dài lịch sử, từ đó đề ra một đường lối y tế cách mạng khi nước nhà vừa giành được hoà bình ở nửa nước thể hiện tài nǎng của Bác Hồ, tấm lòng của Bác Hồ với quá khứ và hiện tại, cũng như một tầm nhìn thấu suốt tương lai. Trên cơ sở đó Đảng, chính phủ, Bộ Y tế đã cụ thể hoá đường lối, đã có những biện pháp thích hợp và từng bước biến đường lối thành hiện thực. Y học cổ truyền Việt Nam so với các nước khác trên thế giới có vai trò to lớn, có đóng góp to lớn trong bảo vệ sức khoẻ cho dân, chủ yếu là do Đảng, chính phủ Việt Nam trân trọng, sử dụng nó. Để nó làm được nhiệm vụ lịch sử của mình, cần nâng nó lên ngàng hàng với y học hiện đại.
Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997