Bác Hồ với ngành quân y

GS, PTS. Nguyễn Thúc Tùng

Sinh thời, một phương thức quen thuộc của Bác trong lãnh đạo các ngành, các đơn vị là viết thư động viên, giáo dục hay trực tiếp đến thǎm hỏi, kiểm tra, huấn thị. Đối với một số ngành lớn, như quân đội, công an, giáo dục, y tế... Bác nêu ra một số những quan điểm cụ thể, súc tích làm kim chỉ nam trong tu dưỡng xây dựng và công tác của mỗi ngành. 

Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến hai vấn đề lớn: 

Một là : Thầy thuốc giỏi đồng thời phải như là người mẹ hiền. 

Người thầy thuốc giỏi đồng thời phải như là người mẹ hiền là khẩu hiệu mà Bác đã dành cho ngành y và luôn luôn nhắc nhở từ những nǎm đầu kháng chiến chống Pháp, cho đến hai nǎm trước khi Bác mất, lúc sức khoẻ Bác đã sút nhiều trong thư cuối cùng Bác gửi cho ngành quân y, Bác vẫn còn nhắc như một lời di chúc: "Luôn luôn ghi nhớ rằng người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là như người mẹ hiền, hết lòng hết sức cứu chữa và phục vụ thương binh, bệnh binh". 

Khẩu hiệu này, cán bộ, chiến sĩ ngành luôn luôn tâm niệm để quán triệt, nhưng thường chúng ta chỉ nhấn mạnh đến vế thứ hai, còn ý thứ nhất là: thầy thuốc phải giỏi, phải suốt đời học tập chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng của ngành, đuổi kịp trình độ các nước thì ít chú ý liên hệ. Thực ra, điểm này Bác luôn luôn nhắc nhở. 

Như vậy, người thầy thuốc giỏi vừa là lương y, vừa là từ mẫu, và theo tôi hai điều kiện đó đều quan trọng ngang nhau như chữ "kiêm", chữ "đồng thời" đã chứng minh. 

Nói về ý thứ hai của khẩu hiệu "như người mẹ hiền" thì đối với ngành quân y, ý này được thể hiện trên một khái niệm là "quan điểm thương bệnh binh". Lý luận về quan điểm này có bốn nội dung chính như sau: 

- Đối với chiến sĩ quân y, thương - bệnh binh là đồng chí, là đồng đội, là người đã cùng với chiến sĩ quân y tự nguyện bỏ thôn xóm gia đình ra tiền tuyến giết giặc, lấy đơn vị làm gia đình, luôn luôn thương yêu đùm bọc lẫn nhau, nhất là khi gặp khó khǎn hoạn nạn. 

- Thương bệnh binh nói chung là những người dũng cảm, có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, tóm lại là những người thiện chiến, là bộ phận ưu tú của quân đội, do đó cần phải được chữa chạy tốt để trở lại chiến đấu càng sớm càng hay. 

- Thương bệnh binh là người có nhiều công lao với nước, với dân tộc. Bác nói với thương bệnh binh ở Chiến dịch biên giới rằng Bác không quên công lao của chiến sĩ đã ngã xuống hay bị thương tật. Trong thư Bác gửi cho thương binh ngày 27-7 đầu tiên nǎm 1947 Bác viết: "Thương binh là những người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào. Vì lợi ích của Tổ quốc, của đồng bào mà các đồng chí đó chịu đau yếu, què quặt. Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn...". Không nǎm nào, đến ngày 27-7, Bác không nói đến công lao đó của thương - bệnh binh để nhắc toàn Đảng, toàn dân đền ơn đáp nghĩa. 

Ơn nghĩa đó, ngay khi người chiến sĩ bị thương dưới làn đạn địch, nghĩa là trong giờ phút gay go nhất, Đảng và Nhà nước đã giao lại cho cán bộ chiến sĩ quân y thay mặt Đảng và Nhà nước đền đáp, cụ thể là cứu sống họ và thay thế gia đình họ, chǎm sóc họ hết mình không khác gì có người mẹ hiền ngồi bên cạnh họ. Như Bác nói trong lúc thǎm Quân y viện 7: "Thương bệnh binh là những người có công với nước, nay bị thương về đây, các cô các chú thay mặt Đảng và Nhà nước chǎm sóc anh em chóng khỏi bệnh". 

Tóm lại, chính tình đồng chí thiêng liêng, lòng biết ơn đối với các đồng chí đã hy sinh xương máu, sự tin tưởng của Đảng và nhân dân đã giao phó sứ mệnh vinh quang đó cho ngành y. Đó là cơ sở lý luận vững chắc để xây dựng tinh thần phục vụ vô điều kiện "như người mẹ hiền" cho chiến sĩ quân y.

Hai là, nếu đánh địch phải đánh trên mọi lĩnh vực (quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao...) nghĩa là tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện, thì để đánh thắng bệnh tật, Bác cũng chủ trương phải điều trị một cách toàn diện: 

Điều mà Bác rất lo lắng, nhất là trong kháng chiến chống Pháp là thiếu thuốc men. Thường Bác nhấn mạnh đến công tác sưu tầm các thuốc tốt, các phương pháp điều trị khác. 

Trong thư gửi cho Hội nghị quân y lần thứ sáu đầu nǎm 1948 sau toàn quốc kháng chiến một nǎm, Bác đã nêu: Tôi thay mặt Chính phủ mà hứa rằng: Người nào hoặc bộ phận nào tìm được, chế tạo được một thứ thuốc mới có hiệu quả... thì sẽ trọng thưởng. 

Từ đó, trong quân y cũng như cả ngành y tế nhân dân, y học dân tộc đã không ngừng được phát triển và phát huy tác dụng trong công tác điều trị. Do đó, trong thư gửi cho ngành nǎm 1967, Bác đã khen "ngành y tế nhân dân cũng như quân y đã chế được nhiều thuốc hay, tìm được nhiều cách chữa giỏi". 

Ngoài thuốc men, Bác đặc biệt chú ý đến vấn đề ǎn uống của thương - bệnh binh, nhất là đời sống chiến sĩ còn nhiều khó khǎn, lại bị bệnh tật nên càng suy kiệt. Thǎm cơ sở điều trị nào, Bác cũng kiểm tra nhà bếp, theo dõi anh em ǎn uống. Nǎm 1955, Bệnh viện 108 mới chân ướt chân ráo tiếp quản Hà Nội, thương bệnh binh vừa suy kiệt, vừa ǎn uống thiếu chất, Bác vội nhắc nhở đồng chí chính uỷ phải chú ý công tác dinh dưỡng. 

Về mặt điều trị dự phòng, Bác theo dõi chặt chẽ tình hình vệ sinh, kể cả các doanh trại bộ đội. Đến bệnh viện nào, Bác cũng đi kiểm tra vệ sinh các buồng bệnh, nhất là buồng thương binh nặng, cầu tiêu, kho tàng, nhà pha chế thuốc, nhà bếp. Quan niệm điều trị dự phòng của Bác cũng thể hiện trên chủ trương "thầy thuốc đi tìm bệnh nhân, không phải bệnh nhân đi tìm thầy thuốc". Trong Hội nghị quân y lần thứ sáu, vào thời các bệnh viện quân y còn có tính chất tĩnh tại, Bác gửi thư đề nghị tổ chức các cơ sở quân y lưu động (như kiểu bệnh viện dã chiến), tiếp các đơn vị chiến đấu, nhằm tạo điều kiện xử trí thương binh được sớm sau khi bị thương. 

Trong khuôn khổ điều trị toàn diện, Bác không quên khâu khổ tập, khổ luyện, nhất là đối với thương binh. Bác khuyên các thương binh Quân y Viện 7: "Tay chân tuy bị thương, nếu chịu khó luyện tập thì sẽ không mang tật, hoặc nếu mang tật thì cũng nhẹ". 

Nhưng điểm chủ yếu trong điều trị toàn diện mà Bác nhắc nhở không mệt mỏi là công tác tư tưởng đối với thương bệnh binh, cụ thể là ổn định tinh thần anh em. Ngay từ nǎm 1948, trong thư gửi cho Hội nghị quân y, Bác đã dạy: "Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần cho người ốm yếu". 

Vì sự kích thích trong chiến trận, sự sinh hoạt khắc khổ trong quân đội, vì sự tu dưỡng chưa đầy đủ, hoặc vì những điều kiện khổ sở, một số anh em quân nhân không được trấn tĩnh, đối với thầy thuốc không được nhã nhặn. Gặp những ca như vậy, chúng ta nên lấy tình thân ái mà cảm động cảm hoá họ. Tình thân ái đó trước hết là làm sao thương bệnh binh thấy gần gũi với mình. 

Tại Bệnh viện Thuỷ Khẩu, Bác dặn các thương bệnh binh phải yên tâm điều trị, công việc cho các chú không thiếu đâu, nhưng sức khoẻ phải tốt. Trong thư gửi cho ngành nǎm 1967, Bác khuyên "thương bệnh binh phải yên tâm chữa bệnh để mau chóng lành bệnh". Trong thư Bác gửi cho thương binh mặt trận Trung du nǎm 1951, khi chưa khỏi bệnh đã nôn nóng đòi ra trận, Bác dặn: "Các chú yên lòng dưỡng bệnh cho mau lành mạnh, chớ vội xin trở ra mặt trận". Rõ ràng là an tâm điều trị là một yếu tố tinh thần quan trọng trong công tác điều trị. 

Nhiệm vụ là vừa cứu chữa bệnh tật vừa nâng đỡ tinh thần bệnh nhân, cho nên mỗi cán bộ phụ trách công tác gì cũng phải biết về chuyên môn và có trình độ chính trị. Người cán bộ chuyên môn, là phải học tập chính trị để nâng cao đạo đức thầy thuốc. Vì có học tập chính trị mới nâng cao trình độ giác ngộ, nâng cao tinh thần yêu nước, do đó càng gắn bó với quân đội, với chiến sĩ, thương yêu và phục vụ tốt thương - bệnh binh. Ngược lại cán bộ chính trị cũng phải biết về chuyên môn, nhằm lãnh đạo chuyên môn được sâu sắc và tạo điều kiện cho chuyên môn làm tròn nhiệm vụ. 

Sự khǎng khít giữa hai mặt công tác trong điều trị cũng như giữa hai loại cán bộ đòi hỏi đội ngũ cán bộ chính trị và cán bộ chuyên môn phải thật sự đoàn kết với nhau. 

Kết hợp chính trị và chuyên môn cũng phải toàn diện, cả trong học tập, đào tạo, xây dựng, lãnh đạo, trong công tác điều trị cũng như quan hệ cán bộ. 

Tóm lại, trong lãnh đạo ngành quân y, những điều chủ đạo của tư tưởng Hồ Chí Minh đã được Bác vận dụng một cách thực tiễn cho ngành quân y cũng như cho ngành y tế nói chung.

Kỷ yếu hội nghị khoa học Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác bảo vệ sức khoẻ
Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website