PTS. Bùi Đình Phong
Là một nhà hoạt động cách mạng chuyên nghiệp, một danh nhân vǎn hoá kiệt xuất của thế giới, Hồ Chủ tịch luôn luôn ý thức rõ ràng rằng: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công".
Người coi việc "luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ" là "bổn phận của mỗi một người yêu nước".
Mùa xuân nǎm 1946, nửa nǎm sau khi nước nhà vừa giành được độc lập, Hồ Chí Minh viết bài Sức khoẻ và thể dục đǎng trên báo Cứu quốc số 199. Trong bài viết, Người nhấn mạnh: "Dân cường thì quốc thịnh. Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập".
Nhận rõ tầm quan trọng của thể dục thể thao đối với sức khoẻ mọi người và sự phồn thịnh của đất nước, sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, Hồ Chủ tịch đã ký Sắc lệnh số 14 ngày 30-1-1946 thành lập Nha thể dục trong Bộ Giáo dục với mục đích "để khuyên và dạy cho đồng bào tập thể dục, đặng giữ gìn và bồi đắp sức khoẻ". Gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân Tết Trung thu đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Bác cũng khuyên "phải siêng tập thể thao cho mình mẩy được nở nang".
Đọc Hồ Chí Minh, nghiên cứu tiểu sử và sự nghiệp cách mạng của Người, ai cũng hết sức cảm phục và cảm động trước tinh thần và quyết tâm tự rèn luyện, tự khắc phục mọi bệnh tật do chế độ hà khắc của nhà tù thực dân đem lại để được tiếp tục phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Một hồi ký viết về thời kỳ Bác ở Liễu Châu, đǎng báo Cứu quốc cho biết về quá trình rèn luyện để khắc phục bệnh tật của Bác như sau: Tôi chứng kiến một cảnh tượng vô cùng cảm động. Một ông già người Việt Nam mặc bộ quần áo sĩ quan của quân đội Tưởng, người dong dỏng cao, gầy yếu xanh xao, đôi mắt rất sáng, râu mọc lưa thưa, đôi chân bị bại liệt, đang dang hai tay bám vào tường nhà để lần lần tập đi từng bước một. Mỗi bước đi là mỗi bước đau đớn, nhưng trên nét mặt vẫn thấy hiện lên sự vui vẻ và lòng kiên nhẫn phi thường. Thời gian này Bác ở tù mới ra được ít lâu, do chế độ lao tù khắc nghiệt, Bác bị gông cùm, cầm cố lâu ngày nên đôi chân bị bại liệt, sức khoẻ bị giảm sút đi nhiều. Vì vậy lúc này Bác đang tập trung vào việc luyện tập lấy lại sức khoẻ bình thường để có thể mau chóng trở về nước lãnh đạo cách mạng. Đầu tiên là Bác tập đi, tập đứng. Công việc luyện tập cho thuần lại đôi chân của Bác vô cùng khó khǎn gian khổ, đòi hỏi phải hết sức bền bỉ. Bác tự đặt một chương trình khổ luyện. Ngày nào Bác cũng tập, tập đi từng bước một và tập rất đều đặn. Mỗi ngày mức tập lại tǎng lên, tập đi thêm một quãng xa hơn. Ròng rã hằng tháng trời, cuối cùng Bác đã thắng. Bác đã "tái sinh" cho đôi chân của mình từ chỗ bị bại liệt tưởng chừng đã tàn phế, vô dụng, trở nên một đôi chân bình thường, hơn nữa một đôi chân khoẻ mạnh, dẻo dai như khi ở tuổi thanh niên cường tráng.
Trong việc giữ gìn, rèn luyện, nâng cao sức khoẻ của Bác, trước hết Người xác định mục đích là để phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân lâu hơn nữa, dài hơn nữa. Về phương pháp và cách thức tiến hành, luôn sáng tạo, đổi mới phù hợp hoàn cảnh từng lúc, từng nơi, từng địa bàn, với mọi thời tiết, khí hậu. ý chí, quyết tâm thì kiên trì, nhẫn nại, rèn luyện thường xuyên, liên tục, vật chất tuy thiếu thốn, không nao núng tinh thần. Người luôn xác định việc rèn luyện thân thể, nâng cao sức khoẻ là không chỉ cho mình, mà cho cả mọi người xung quanh mình, trở thành phong trào quần chúng...
Việc rèn luyện và từ đó là vấn đề sức khoẻ của Chủ tịch Hồ Chí Minh được nhân dân thế giới rất quan tâm. Nǎm 1948, sau chiến thắng Thu Đông (Việt Bắc), phóng viên tờ báo Pháp La Tribune (Diễn đàn) đã phỏng vấn Hồ Chủ tịch, trong đó có nội dung: "Thưa Cụ, lâu nay sức khoẻ của Cụ như thế nào? ". Bác trả lời: "Cảm ơn quý Báo, sức khoẻ của tôi vẫn tốt. Một ngày tôi có thể đi bộ hơn 40 cây số".
Mùa xuân nǎm 1958, Bác Hồ dẫn đầu Đoàn đại biểu Chính phủ ta sang thǎm ấn Độ. Bác đến thǎm tháp Cutapmina, cao 73 mét, 379 bậc. Người đã leo hết 379 bậc lên tận đỉnh tháp cầm hoa vẫy chào mọi người trước con mắt ngạc nhiên của các quan chức ngoại giao nước bạn. Sau sự kiện đó, hôm sau, báo chí ấn Độ đưa tin: "Chưa có vị đứng đầu nhà nước nào cao tuổi như Cụ Hồ có thể leo một mạch lên đỉnh tháp Cutapmina để ngắm nhìn thủ đô Niuđêli".
Có những bức ảnh lịch sử cả thế giới ngạc nhiên, đó là bức ảnh Bác Hồ đánh bóng chuyền. Bác ngồi giữa cùng quả bóng, xung quanh là các "vận động viên" bóng chuyền. Gắn liền với lịch sử của bức ảnh "Bác Hồ đánh bóng chuyền", chúng ta được biết tới những dòng thư của Bác gửi cho bác sĩ Đỗ Xuân Hợp sau khi Người nhận được quả bóng chuyền của bác sĩ gửi biếu: "Cám ơn chú đã biếu một quả bóng. Độ này tôi khoẻ hơn lúc ở Thủ đô. Tôi sẽ tập đánh bóng cho khoẻ hơn nữa. Các chú thi đua ái quốc kết quả như thế nào? Gửi lời hỏi thǎm thím và hôn các cháu".
Còn những bức ảnh khác như Bác Hồ đi bài quyền, Bác Hồ kéo lưới với ngư dân, những bài thơ về rèn luyện, giữ gìn sức khoẻ của Bác mà mọi người đều biết và khi đọc ai cũng cảm động, v.v..
Có những tình cảm, tư tưởng, ý định của Bác làm cả thế giới khâm phục. Đó là tình cảm sâu nặng của Bác đối với đồng bào, cán bộ, chiến sĩ miền Nam. Và Người có ý định vào miền Nam thǎm đồng chí, đồng bào, kể cả tổ chức đi bộ, mỗi ngày một ít.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa gần 30 nǎm. Trái tim lớn ngừng đập mà tư tưởng nhân vǎn, trong đó có tư tưởng của người về vấn đề chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ chiếu sáng mãi về sau...
Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997