Hồ Chí Minh với việc rèn luyện, bồi dưỡng sức khỏe cho mọi người

PTS. Nguyễn Thanh Tâm

Đối với con người, giống như đạo đức, tư cách và trí tuệ, sức khoẻ cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Hồ Chí Minh trong quá trình hoạt động và cùng Đảng ta lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã luôn luôn ý thức về tầm quan trọng của vấn đề này. Người cho rằng, tất cả mọi việc từ nhỏ đến lớn những việc trong đời thường cũng như những việc trong đấu tranh giải phóng dân tộc, giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, bảo vệ Tổ quốc cần có sức khoẻ mới thành công. Mỗi người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi người dân mạnh khoẻ tức là cả nước mạnh khoẻ. Dân cường thì quốc thịnh. Vì vậy rèn luyện và bồi bổ sức khoẻ cho nhân dân là một việc rất cần thiết và cũng là bổn phận của mỗi người dân yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. 

Có nhiều cách để rèn luyện và bồi đắp sức khoẻ. Theo kinh nghiệm của Hồ Chí Minh thì cách tốt nhất là tự rèn luyện. Rèn luyện trong hoạt động và công tác, trong lao động sản xuất và lao động trí óc. Vì hoạt động công tác là sự tự thân vận động. Vận động là sức khoẻ. Theo phương châm đó, Người thường đi bộ để rèn luyện. Trong thời kỳ hoạt động bí mật, khi ở ngoài nước cũng như khi về nước, Người thường có những chuyến đi bộ dài ngày trong mọi địa hình và thời tiết. Tuy nhiên, cách rèn luyện đặc biệt thường xuyên của Hồ Chí Minh là tập thể dục, thể thao. Người nói rằng, tập thể dục vào buổi sáng sau lúc ngủ dậy, chơi thể thao vào buổi chiều sau giờ làm việc là một hình thức vận động cơ thể, là làm khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ và như vậy là sức khoẻ. Đây là cách rèn luyện đơn giản, không tốn kém, không khó khǎn gì, già trẻ, gái trai bất cử ở đâu ai ai cũng làm được và cần phải làm. Trong cách rèn luyện sức khoẻ này, Hồ Chí Minh là một tấm gương về lòng kiên trì. 

Có lẽ một phần nhờ vậy mà Hồ Chí Minh - người đã cống hiến sức lực, tâm trí của mình cho những việc to lớn của Đảng, của đất nước, nhân dân và của thế giới. Mặc dù Người đã chịu nhiều đau đớn vì bị tù đày trong nhà ngục của bọn đế quốc, bọn phản động, nhưng khi đã 79 tuổi, thuộc lớp người "xưa nay hiếm" mà tinh thần, đầu óc của Người vẫn sáng suốt. 

Hồ Chí Minh tự rèn luyện ngày nào cũng tập thể dục để bồi đắp sức khoẻ cho mình, đồng thời cũng hết sức chǎm lo bồi đắp sức khoẻ cho mọi người, cho đồng bào, đồng chí. Ngay từ thời kỳ đầu của chính thể dân chủ cộng hoà, Người đã kêu gọi và mong mỏi đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Theo chỉ thị của Người, nǎm 1946 trong Bộ Giáo dục có Nha thể dục với mục đích là "để khuyên và dạy cho đồng bào tập thể dục, đặng giữ gìn và bồi đắp sức khoẻ"1 . Trong toàn thể đồng bào, Hồ Chí Minh chú ý chǎm lo sức khoẻ trước hết cho các cụ già, trẻ nhỏ, bộ đội chiến đấu, dân công hoả tuyến, thương binh, bệnh binh và những người dân ốm yếu. Tháng 9-1945 nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Do hậu quả của chính sách cướp bóc của bọn đế quốc mà nhân dân ta lâm vào nạn đói kéo dài. Một bộ phận nhân dân sức lực suy yếu. Người đề ra chủ trương và tự mình nêu gương trước thực hiện mỗi tuần nhịn ǎn một bữa, mỗi tháng ba bữa để lấy gạo giúp đồng bào bị đói. Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý phục hồi sức khoẻ của thương binh. Vì "thương binh là những người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào. Vì lợi ích của Tổ quốc, của đồng bào mà các đồng chí chịu ốm yếu, què quặt"2 . Nǎm 1947, theo chỉ thị của Người, ngày 27-7 được chọn là "Ngày thương binh" để Tổ quốc, toàn Đảng, đồng bào cả nước biết ơn giúp đỡ những người con anh dũng bị thương trong khi làm nhiệm vụ chống giặc, giữ gìn đất nước. Từ đó cho đến trước khi qua đời, vào dịp đó hằng nǎm Người thường viết thư động viên thương binh, chỉ thị cho Chính phủ, kêu gọi đồng bào tích cực giúp đỡ chiến sĩ bị thương. Người tự làm gương giúp đỡ trước. Lúc thì gửi một chiếc áo lụa , một tháng lương (hơn 1.000 đồng), một bữa ǎn; lúc thì gửi một tháng lương và 50 khǎn tay, v.v.. Đồng bào có công giúp đỡ thương binh (lập an dưỡng đường, đón thương binh về làng chǎm sóc, nuôi dưỡng...) được Hồ Chí Minh kịp thời biểu dương. Người khen ngợi các bác sĩ, y sĩ, khán hộ, cứu thương đã hết lòng cứu chữa, sǎn sóc thương binh một cách rất chu đáo... 

Theo tư tưởng và gương sáng của Người, theo đường lối, chủ trương của Đảng, ở nước ta trong mấy thập kỷ qua, các cuộc vận động, các phong trào rèn luyện, bồi đắp sức khoẻ dưới nhiều hình thức, trong đó, nòng cốt là phong trào thể dục thể thao ngày một nảy nở, phát triển khắp nơi, từ thành phố đến nông thôn, từ miền xuôi lên miền ngược. Nền y học nước nhà với sự kết hợp các phương pháp Đông - Tây y chữa, trị bệnh bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân, nhất là sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, nâng cao tuổi thọ bình quân có những tiến bộ vượt bậc. Những thành tựu trong lĩnh vực y tế tạo ra cơ sở, tiền đề góp phần vào hoạch định chính sách giải quyết một số vấn đề xã hội từ nay đến nǎm 2000.

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

\\\\

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website