Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ con người

PTS. Nguyễn Vǎn Tài

Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì để bảo vệ sức khoẻ con người ngoài việc ǎn, mặc, ở còn có hai yếu tố quan trọng khác là giữ gìn vệ sinh và luyện tập thể dục thể thao. Vệ sinh và bảo vệ sức khoẻ là hai vấn đề có quan hệ biện chứng với nhau. Vệ sinh sạch sẽ, tạo điều kiện để môi trường trong sạch, con người sống trong môi trường đó được hít thở không khí trong lành, tǎng thêm sức đề kháng chống sự xâm nhập của các loại vi khuẩn độc hại vào cơ thể. Vệ sinh sạch sẽ cần được hiểu là vệ sinh trong ǎn uống, nơi ở, đường phố, không khí, môi trường... Ngược lại, một nơi mất vệ sinh, môi trường bị ô nhiễm bởi các chất bẩn, độc hại thì dễ bị bệnh tật, ốm đau, giảm tuổi thọ. Bác Hồ nói: "Không sạch sẽ thì bẩn, bẩn thỉu sinh bệnh tật". Nếu chúng ta chú ý vệ sinh phòng bệnh thì tránh được bệnh. Ta thường nói phòng bệnh hơn chữa bệnh. 

Sinh thời, khi đi thǎm các đơn vị quân đội, các xí nghiệp, trường học, các địa phương... Bác thường xem điều kiện sinh hoạt (ǎn, ở...), công việc của đơn vị, tập thể lao động trước khi gặp gỡ các đồng chí lãnh đạo nghe báo cáo tình hình và cho hướng chỉ đạo giải quyết. Và những lần như vậy, Bác thường nhắc nhở việc giữ gìn vệ sinh phòng bệnh. Bác cho rằng bất kỳ ai (giai cấp, tầng lớp xã hội nào), bất kỳ ở nơi nào cũng cần được vệ sinh sạch sẽ "... nhà cửa, vườn tược, đường sá đều sạch sẽ, đúng vệ sinh". 

Bác luôn yêu cầu và kêu gọi: "Mọi người phải chú ý giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ". 

Khi thǎm và nói chuyện với Trung đoàn 600 (ngày 21-12-1965), Bác yêu cầu mọi người "giữ gìn vệ sinh cho tốt để bảo vệ sức khoẻ". 

Nói chuyện với đồng bào Thủ đô Hà Nội, Bác nhấn mạnh: "Công tác vệ sinh ở Hà Nội cần được chú ý hơn nữa... cần đẩy mạnh công tác vệ sinh hơn nữa ở những khu nhà công nhân, trong các xí nghiệp, cơ quan và các khu lao động". Bác quan tâm đến công tác vệ sinh phòng bệnh không chỉ ở các thành phố lớn, mà cả ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Khi về thǎm Hưng Yên, Bác cǎn dặn: "Giữ gìn vệ sinh ở nông thôn là điều rất quan trọng". Khi về Thanh Hoá, Bác nhắc nhở: "Việc vệ sinh phòng bệnh còn kém... ở nông thôn, vệ sinh cho các cháu bé rất kém". 

Đối với tổ chức công đoàn, Bác giao nhiệm vụ: công đoàn phải chú ý bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ an toàn lao động và tǎng cường công tác vệ sinh. 

Đối với thế hệ trẻ, Bác lại càng yêu cầu cao hơn, coi công tác vệ sinh là một tiêu chuẩn của người thiếu niên! Các cháu thiếu nhi phải học hành tốt, lao động tốt, kỷ luật tốt, giữ vệ sinh tốt. 

Đọc Hồ Chí Minh, chúng ta thấy Bác quan tâm đến các phong trào quần chúng có tác dụng thiết thực, bổ ích, không phô trương hình thức, Bác nói: "Phong trào vệ sinh nên liên tục, không nên khi thì rầm rộ, khi thì bỏ qua, như hiện nay. Cần giáo dục rộng khắp cho nhân dân biết giữ vệ sinh", cần phải tuyên truyền rộng khắp phong trào thể dục và vệ sinh phòng bệnh, làm cho mọi người biết ǎn sạch, uống sạch, mặc sạch, ở sạch. Đối với Bác Hồ, ǎn sạch, uống sạch, mặc sạch, ở sạch không chỉ là để "nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm" mà điều quan trọng hơn là vệ sinh phòng bệnh, bảo vệ sức khoẻ con người. 

Ngày nay, chúng ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vấn đề vệ sinh môi trường, bảo vệ sức khoẻ nhân dân đang là vấn đề có tính thời sự. Đã và đang có hàng nghìn, hàng vạn trang sách viết về chống ô nhiễm môi trường, giữ vệ sinh phòng bệnh trên toàn thế giới và ở nước ta. Nhưng những quan điểm cơ bản của Bác về vệ sinh phòng bệnh cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, vẫn là lời nhắc nhở có tính thời sự đối với mỗi tổ chức, mỗi cá nhân, nhất là đối với ngành y tế - ngành được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ trực tiếp chǎm lo sức khoẻ cho nhân dân.

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Quy định mới về thi hành Điều lệ Đảng

(ĐCSVN) - Ban Chấp hành Trung ương vừa ban hành Quy định số 232-QĐ/TW về thi hành Điều lệ Đảng, đồng thời giao Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc nghiên cứu để hướng dẫn những vấn đề thuộc về phương pháp, quy trình, thủ tục và nghiệp vụ để cụ thể hoá những quy định của Điều lệ Đảng, phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tiễn của công tác xây dựng Đảng hiện nay.

Bộ Chính trị điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Chỉ thị 35-CT/TW

(ĐCSVN) – Bộ Chính trị thống nhất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị khoá XIII về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng (Chỉ thị 35) để thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị.

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Liên kết website