Hồ Chí Minh - Tấm gương về rèn luyện thân thể

PGS, PTS. Nguyễn Đình Lễ

Sinh ra trên mảnh đất miền Trung kiên cường, bất khuất, Hồ Chí Minh sớm có lòng yêu nước, chí đuổi thực dân, giải phóng đồng bào. Khi quyết dấn thân vào con đường cách mạng, Người hiểu rõ rằng con đường ấy đầy chông gai, gian khổ và chỉ có thể đi đến đích bằng sức mạnh của chính mình. Với Hồ Chí Minh, đó là sức mạnh tinh thần và sức mạnh thể chất. Sức mạnh ấy phải luôn được trau dồi, rèn luyện liên tục trong suốt quá trình đấu tranh, trong suốt cuộc đời. 

Nǎm 1911, Hồ Chí Minh quyết định ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Hành trang để ra đi chỉ có hai bàn tay và ý chí quyết tâm. Tác giả Trần Dân Tiên đã viết về sự kiện này như sau: Khi một người bạn hỏi Hồ Chí Minh, chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi, Người vừa nói vừa giơ hai bàn tay ra: "Đây, tiền đây. Chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi". 

Những tháng nǎm luyện rèn trong tranh đấu ở chặng đường đầu tiên này, như sắt tôi trong lửa đỏ và nước lạnh, đã tạo nên sức mạnh Hồ Chí Minh, khiến kẻ thù phải khiếp sợ. Viên mật thám Pháp chuyên theo dõi người Việt Nam ở Pháp là ácnu, sau này là chánh mật thám Pháp ở Đông Dương, phải thốt lên với bọn đồng sự ở Bộ thuộc địa: "Con người thanh niên mảnh khảnh và đầy sức sống này có thể là người sẽ đặt cây chữ thập cáo chung lên nền thống trị của chúng ta ở Đông Dương". 

Thời gian thử thách quyết liệt nhất và sự rèn luyện kiên cường nhất trong cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh là những nǎm tháng Người bị giam cầm trong nhà tù đế quốc phản động. 

Trong nhà tù, Hồ Chí Minh bị giam trong xà lim hẹp, ǎn hai bữa cơm gạo xay, thức ǎn chỉ có rau muống, mắm thối hoặc cá ươn; khi ngủ bị cùm chân, lấy giấy báo cũ làm chǎn; mỗi ngày đi bộ mấy chục cây số... Nhiều tháng trời như vậy, sức khoẻ của Người bị giảm sút, rǎng rụng, tóc bạc, ghẻ lở đầy mình. Nhưng Hồ Chí Minh đã chiến thắng cái chết và bệnh tật bằng nghị lực, bằng sự lạc quan và hy vọng vào ngày mai. 

Hồ Chí Minh biến nhà tù đế quốc thành nơi rèn luyện bản thân mặc dù vật chất tuy đau khổ, nhưng tinh thần không nao núng; tai ương rèn luyện tinh thần càng thêm hǎng. 

Khi ra tù, Hồ Chí Minh tập leo núi để mau chóng hồi phục sức khoẻ. Người thường khuyên các đồng chí cán bộ, chiến sĩ leo núi: leo núi là một cách tập luyện vì con đường cách mạng chông gai lắm. Trong những ngày sống ở núi rừng Việt Bắc (lần thứ nhất từ 1941-1945; lần thứ hai từ 1946-1954), điều kiện vật chất rất thiếu thốn, phải ǎn cháo bẹ, rau mǎng; ở trong hang, nằm trên tấm ván và cành cây; lấy tảng đá làm bàn viết, tinh thần Hồ Chí Minh rất thanh thản và lạc quan. 

"ở rừng, Hồ Chủ tịch chủ trương tránh ǎn no, không ngủ trưa và hoạt động thân thể, buổi sáng tập thể dục, buổi chiều làm vườn, lúc cần đi vác củi cho đồng bào. Suốt thời gian ở thượng du Bắc Bộ, trước cuộc kháng chiến, nhiều ngày Người luôn tay nắm hòn đá bầu dục, cốt để luyện gân tay và hoạt động cơ thể. Người ít ưa dùng thuốc, chỉ có lúc nào sức cơ thể chống không nổi bệnh thì mới dùng". 

Nǎm 1954, miền Bắc giải phóng, Hồ Chí Minh trở về Hà Nội. Với cương vị Chủ tịch nước, Người vẫn giữ nếp sống giản dị, điều độ như xưa. Sáng sáng Người tập thể dục, thể thao. Buổi chiều, sau giờ làm việc, Người trồng rau, tưới cây, nuôi cá. Người sống gần gũi thiên nhiên, gần gũi nhân dân. Người thường đi thǎm đồng bào chiến sĩ, khi thì tát nước, lúc lội xuống ruộng cấy thử... Đến thǎm nơi đâu, Hồ Chí Minh cũng chú ý tới nơi ǎn, chốn ở, hỏi thǎm sức khoẻ mọi người. 

Hồ Chí Minh sống trọn cuộc đời 79 mùa xuân. Bảy mươi chín nǎm Người sống, chiến đấu, lao động không mệt mỏi để tạo nên một sự nghiệp vĩ đại của dân tộc. Để thực hiện thành công lý tưởng cách mạng của đời mình, Hồ Chí Minh không ngừng rèn luyện về tinh thần và thể chất, đủ sức vượt qua mọi khó khǎn và thử thách, vững vàng và sáng suốt trước mọi tình thế. 

Ngày nay, chúng ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, tiếp tục con đường và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Tư tưởng của Người vẫn đang dẫn dắt chúng ta trên con đường mới. Cuộc sống, tác phong, đạo đức của Người là tấm gương sáng chói để chúng ta mãi mãi noi theo.

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website