Giữ gìn và bồi dưỡng sức khỏe của dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Hà Vǎn Thầm

Mỗi thời đại, mỗi dân tộc đều có những vĩ nhân của mình, gắn với những chuyển biến lớn lao của lịch sử. Nhưng hiếm thấy một vĩ nhân mà trong toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp lại gắn liền với vận mệnh của dân tộc, của Tổ quốc, với lịch sử của thời đại như Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Bằng sự nghiệp của mình, Người đã để lại cả một hệ thống tư tưởng quý báu, kết tinh những giá trị vǎn hoá của dân tộc, của loài người đã đạt được thể hiện trong các vấn đề lớn nhất của thời đại: hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ tiến bộ xã hội, môi trường và sinh thái... ở đâu, chúng ta cũng đều có thể thấy những lời chỉ dẫn của Người về việc giữ gìn và bồi dưỡng sức khoẻ của dân tộc. 

Là một người yêu nước có tư tưởng cách mạng tiên tiến nhất, Hồ Chí Minh không chỉ tiếp thu những giá trị truyền thống mà còn phát triển tốt những giá trị truyền thống, trong việc chǎm lo sức khoẻ cộng đồng. Trên cơ sở nhận biết chính xác và xử lý tốt những mối quan hệ liên quan đến việc giữ gìn và bồi dưỡng sức khoẻ của toàn dân tộc. 

Nhận thấy các chế độ xã hội trước chủ nghĩa xã hội, đều không có điều kiện cho việc giữ gìn, phát triển thể lực của mỗi con người cụ thể và cho toàn dân tộc một cách hoàn hảo, thậm chí còn có những tác động ngược lại, làm cho môi trường sống cũng trở nên tàn bạo. Hồ Chí Minh phản đối và có thái độ bác bỏ kiên quyết những hành vi gây nguy hại đến sức khoẻ của nòi giống, mà trước hết là phản đối những hành vi mang bản chất phản động. Hơn thế, với tư tưởng cách mạng triệt để, Người xác định thay đổi các chế độ ấy. 

Có thể nói, ngay từ đầu trong tư tưởng cứu dân cứu nước của Hồ Chí Minh đã thấy rõ điều đó. ở mỗi bước đi trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước, bất cứ ở đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào nếu có thể thì Người đều tận dụng và khai thác triệt để nhằm tranh thủ dư luận góp phần ngǎn chặn những âm mưu thâm độc của những thế lực muốn làm cho sức khoẻ của đồng bào ta mỏi mòn suy kiệt. Vì thế, ý chí giải phóng dân tộc, để xây dựng một nền dân chủ mới trong Hồ Chủ tịch càng tǎng thêm. Đây là một tư tưởng tiến bộ nhất phù hợp với xu thế phát triển của thời đại được Người thể hiện xuyên suốt trong tất cả các quá trình cách mạng. 

Trong việc giữ gìn và bồi dưỡng sức khoẻ của dân tộc, bao giờ vấn đề ǎn ở của nhân dân cũng được Người quan tâm trước, vì đấy là cơ sở duy trì sức khoẻ, duy trì sự sống đầu tiên mà ai cũng phải có. Hoà nhập vào mối quan tâm hàng đầu của nhân dân lao động trên thế giới, vào xu thế tiến bộ của thời đại, chỉ một ngày sau khi tuyên bố giành độc lập dân tộc, trong nhiều nhiệm vụ cấp bách phải làm thì nhiệm vụ cứu đói cho dân được Người xác định ở vị trí số một. Có thể nói đây là tư tưởng không chỉ có ý nghĩa nhất thời, trong phạm vi dân tộc mà còn có ý nghĩa thời đại, góp phần vào cuộc đấu tranh để giải quyết một trong những vấn đề toàn cầu quan trọng: nạn đói, sức khoẻ của hàng trǎm triệu người trên trái đất đang thường xuyên bị đe doạ. 

Là một người yêu nước, thương dân, Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến vấn đề thiếu đói của dân, mà trong việc chǎm lo sức khoẻ cho dân tộc, Người đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên - môi trường sống tự nhiên - một điều kiện sống quan trọng mà toàn nhân loại đang ngày càng lo ngại. Không cầu toàn chờ đợi, ngay trong hoàn cảnh hết sức khó khǎn của thời kỳ vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, Người vẫn chỉ rõ phải xây đời sống mới để nhờ đó mà con người có môi trường thuận lợi hơn cho việc giữ gìn và bồi bổ sức khoẻ. Vệ sinh môi trường được xác định là yếu tố cơ bản trong việc giữ gìn sức khoẻ, gây đời sống mới. Trong tác phẩm Đời sống mới viết nǎm 1947, Người đã hướng dẫn nhân dân biết cách ǎn, ở, cải tạo môi trường, xây dựng cuộc sống vệ sinh hợp lý. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh việc giữ gìn sức khoẻ của dân tộc vừa bảo đảm tính dân chủ, tự giác, vừa mang tính tổ chức kỷ luật cao, có giá trị giáo dục ý thức thường xuyên cải tạo môi trường sống, duy trì nền nếp vệ sinh phòng bệnh, xây đời sống mới. Tinh thần ấy không chỉ diễn ra ở thời kỳ kháng chiến mà trong hoà bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội càng phải được thường xuyên cải tạo môi trường sống, duy trì nền nếp vệ sinh phòng bệnh, xây đời sống mới. Tinh thần ấy không chỉ diễn ra ở thời kỳ kháng chiến mà trong hoà bình xây dựng chủ nghĩa xã hội càng phải được thường xuyên nhấn mạnh, theo người thì phải làm cho phong trào luôn luôn có tính thời sự. 

Biết rõ hoàn cảnh thực tế của đất nước, Người rất coi trọng khuyến khích phát triển những thành tựu y tế mới nhất, với những hình thức bảo vệ sức khoẻ tiên tiến nhất nhưng không bao giờ bỏ qua những hình thức thông thường, dễ làm mà hiệu quả lại cao như việc thường xuyên tập thể dục. Hiểu hết ý nghĩa của biện pháp bồi bổ sức khoẻ có giá trị khoa học cao này, ngay từ ngày đầu mới giành được độc lập, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi một người yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khǎn gì... ai làm cũng được". Sự chǎm lo ham muốn của Hồ Chí Minh là làm sao để mọi người đều nhận biết và có ý thức dân tộc ngay trong việc tập thể dục để cả dân tộc khoẻ mạnh trên cơ sở mỗi người dân khoẻ mạnh. Người nói: Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ tức là cả nước mạnh khoẻ. Với tinh thần ấy, tự mình Hồ Chí Minh bao giờ cũng là tấm gương giữ gìn và bồi dưỡng sức khoẻ: "Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập". Vì vậy, việc Hồ Chí Minh nướng gạch đặt dưới nệm để chống rét trong những đêm đông hoạt động ở Pari cũng là điều dễ hiểu. Nhờ đấy có thể giải đáp đầy đủ về sự nhất quán tư tưởng của Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn sức khoẻ vì sự nghiệp cách mạng, vì hạnh phúc của toàn dân. 

Cũng như mọi nhiệm vụ cách mạng khác, việc chǎm lo sức khoẻ của nhân dân thể hiện trong tư tưởng Hồ Chí Minh còn nhận thấy sự nhất quán tư tưởng coi trọng lực lượng nòng cốt là cán bộ y tế: "bác sĩ, y tá, những người giúp việc", và nghiêm túc đòi hỏi mỗi cán bộ y tế phải nhận rõ phần việc của mình, với tinh thần trách nhiệm như một chiến sĩ cách mạng, để chẳng những hướng dẫn nhân dân biết vệ sinh phòng bệnh chu đáo mà còn thể hiện tốt truyền thống lương y cao quý của dân tộc: "Lương y kiêm từ mẫu". 

Trong thư gửi nam nữ học viên Trường Y tá Liên khu I , tháng 2-1949, Người viết: "Y tá chẳng những là một nghề nghiệp, mà lại là một nghĩa vụ. Người y tá chẳng những giúp chữa bệnh mà còn phải phổ biến vệ sinh. Việc giữ gìn và bồi dưỡng sức khoẻ của dân tộc, người y tá phải gánh một phần quan trọng. Vì vậy, y tá là những chiến sĩ đánh giặc ốm để bảo vệ sự khang kiện của giống nòi". Với tinh thần ấy, Người đòi hỏi việc triển khai cụ thể các nhiệm vụ phải được tổ chức đồng bộ, tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa tất cả các khâu. Ngoài công tác vệ sinh phòng bệnh, chữa trị bệnh cho người ốm và hướng dẫn toàn dân rèn luyện thân thể, Hồ Chí Minh còn đặc biệt quan tâm khuyến khích công tác nghiên cứu khoa học "làm cho việc y tế tiến bộ mau", tạo ra nguồn lực ngày càng lớn cho việc giữ gìn và bồi dưỡng sức khoẻ của toàn dân. Người tuyên bố: "Người nào hoặc bộ phận nào tìm được, chế tạo được một thứ thuốc mới có hiệu quả hoặc nghĩ ra cách gì mới làm cho việc y tế tiến bộ mau chóng hơn thì sẽ được trọng thưởng". Như vậy trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đội ngũ các lực lượng cán bộ y tế có vị trí đặc biệt quan trọng, vinh quang nhưng gian khổ, do vậy họ "phải có chí chịu khổ, chịu khó. Phải giàu lòng bác ái hy sinh" thì mới đáp ứng được nhu cầu giữ gìn và bồi bổ sức khoẻ cho toàn dân. 

Nghiên cứu tư tưởng và thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về việc giữ gìn và bồi dưỡng sức khoẻ của dân tộc càng có ý nghĩa thực tiễn sâu rộng trong hoàn cảnh cơ chế thị trường. Mọi cố gắng để tiếp cận đúng tư tưởng của Người không chỉ làm cho toàn dân Việt Nam khai thác, vận dụng phát triển sáng tạo để cả nước không bị yếu ớt, mà còn góp phần vào các tiến trình xây dựng một xã hội dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, vǎn minh mà Đảng và nhân dân Việt Nam đã chọn.

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Hà Vǎn Thầm

Mỗi thời đại, mỗi dân tộc đều có những vĩ nhân của mình, gắn với những chuyển biến lớn lao của lịch sử. Nhưng hiếm thấy một vĩ nhân mà trong toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp lại gắn liền với vận mệnh của dân tộc, của Tổ quốc, với lịch sử của thời đại như Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Bằng sự nghiệp của mình, Người đã để lại cả một hệ thống tư tưởng quý báu, kết tinh những giá trị vǎn hoá của dân tộc, của loài người đã đạt được thể hiện trong các vấn đề lớn nhất của thời đại: hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ tiến bộ xã hội, môi trường và sinh thái... ở đâu, chúng ta cũng đều có thể thấy những lời chỉ dẫn của Người về việc giữ gìn và bồi dưỡng sức khoẻ của dân tộc. 

Là một người yêu nước có tư tưởng cách mạng tiên tiến nhất, Hồ Chí Minh không chỉ tiếp thu những giá trị truyền thống mà còn phát triển tốt những giá trị truyền thống, trong việc chǎm lo sức khoẻ cộng đồng. Trên cơ sở nhận biết chính xác và xử lý tốt những mối quan hệ liên quan đến việc giữ gìn và bồi dưỡng sức khoẻ của toàn dân tộc. 

Nhận thấy các chế độ xã hội trước chủ nghĩa xã hội, đều không có điều kiện cho việc giữ gìn, phát triển thể lực của mỗi con người cụ thể và cho toàn dân tộc một cách hoàn hảo, thậm chí còn có những tác động ngược lại, làm cho môi trường sống cũng trở nên tàn bạo. Hồ Chí Minh phản đối và có thái độ bác bỏ kiên quyết những hành vi gây nguy hại đến sức khoẻ của nòi giống, mà trước hết là phản đối những hành vi mang bản chất phản động. Hơn thế, với tư tưởng cách mạng triệt để, Người xác định thay đổi các chế độ ấy. 

Có thể nói, ngay từ đầu trong tư tưởng cứu dân cứu nước của Hồ Chí Minh đã thấy rõ điều đó. ở mỗi bước đi trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước, bất cứ ở đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào nếu có thể thì Người đều tận dụng và khai thác triệt để nhằm tranh thủ dư luận góp phần ngǎn chặn những âm mưu thâm độc của những thế lực muốn làm cho sức khoẻ của đồng bào ta mỏi mòn suy kiệt. Vì thế, ý chí giải phóng dân tộc, để xây dựng một nền dân chủ mới trong Hồ Chủ tịch càng tǎng thêm. Đây là một tư tưởng tiến bộ nhất phù hợp với xu thế phát triển của thời đại được Người thể hiện xuyên suốt trong tất cả các quá trình cách mạng. 

Trong việc giữ gìn và bồi dưỡng sức khoẻ của dân tộc, bao giờ vấn đề ǎn ở của nhân dân cũng được Người quan tâm trước, vì đấy là cơ sở duy trì sức khoẻ, duy trì sự sống đầu tiên mà ai cũng phải có. Hoà nhập vào mối quan tâm hàng đầu của nhân dân lao động trên thế giới, vào xu thế tiến bộ của thời đại, chỉ một ngày sau khi tuyên bố giành độc lập dân tộc, trong nhiều nhiệm vụ cấp bách phải làm thì nhiệm vụ cứu đói cho dân được Người xác định ở vị trí số một. Có thể nói đây là tư tưởng không chỉ có ý nghĩa nhất thời, trong phạm vi dân tộc mà còn có ý nghĩa thời đại, góp phần vào cuộc đấu tranh để giải quyết một trong những vấn đề toàn cầu quan trọng: nạn đói, sức khoẻ của hàng trǎm triệu người trên trái đất đang thường xuyên bị đe doạ. 

Là một người yêu nước, thương dân, Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến vấn đề thiếu đói của dân, mà trong việc chǎm lo sức khoẻ cho dân tộc, Người đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên - môi trường sống tự nhiên - một điều kiện sống quan trọng mà toàn nhân loại đang ngày càng lo ngại. Không cầu toàn chờ đợi, ngay trong hoàn cảnh hết sức khó khǎn của thời kỳ vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, Người vẫn chỉ rõ phải xây đời sống mới để nhờ đó mà con người có môi trường thuận lợi hơn cho việc giữ gìn và bồi bổ sức khoẻ. Vệ sinh môi trường được xác định là yếu tố cơ bản trong việc giữ gìn sức khoẻ, gây đời sống mới. Trong tác phẩm Đời sống mới viết nǎm 1947, Người đã hướng dẫn nhân dân biết cách ǎn, ở, cải tạo môi trường, xây dựng cuộc sống vệ sinh hợp lý. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh việc giữ gìn sức khoẻ của dân tộc vừa bảo đảm tính dân chủ, tự giác, vừa mang tính tổ chức kỷ luật cao, có giá trị giáo dục ý thức thường xuyên cải tạo môi trường sống, duy trì nền nếp vệ sinh phòng bệnh, xây đời sống mới. Tinh thần ấy không chỉ diễn ra ở thời kỳ kháng chiến mà trong hoà bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội càng phải được thường xuyên cải tạo môi trường sống, duy trì nền nếp vệ sinh phòng bệnh, xây đời sống mới. Tinh thần ấy không chỉ diễn ra ở thời kỳ kháng chiến mà trong hoà bình xây dựng chủ nghĩa xã hội càng phải được thường xuyên nhấn mạnh, theo người thì phải làm cho phong trào luôn luôn có tính thời sự. 

Biết rõ hoàn cảnh thực tế của đất nước, Người rất coi trọng khuyến khích phát triển những thành tựu y tế mới nhất, với những hình thức bảo vệ sức khoẻ tiên tiến nhất nhưng không bao giờ bỏ qua những hình thức thông thường, dễ làm mà hiệu quả lại cao như việc thường xuyên tập thể dục. Hiểu hết ý nghĩa của biện pháp bồi bổ sức khoẻ có giá trị khoa học cao này, ngay từ ngày đầu mới giành được độc lập, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi một người yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khǎn gì... ai làm cũng được". Sự chǎm lo ham muốn của Hồ Chí Minh là làm sao để mọi người đều nhận biết và có ý thức dân tộc ngay trong việc tập thể dục để cả dân tộc khoẻ mạnh trên cơ sở mỗi người dân khoẻ mạnh. Người nói: Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ tức là cả nước mạnh khoẻ. Với tinh thần ấy, tự mình Hồ Chí Minh bao giờ cũng là tấm gương giữ gìn và bồi dưỡng sức khoẻ: "Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập". Vì vậy, việc Hồ Chí Minh nướng gạch đặt dưới nệm để chống rét trong những đêm đông hoạt động ở Pari cũng là điều dễ hiểu. Nhờ đấy có thể giải đáp đầy đủ về sự nhất quán tư tưởng của Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn sức khoẻ vì sự nghiệp cách mạng, vì hạnh phúc của toàn dân. 

Cũng như mọi nhiệm vụ cách mạng khác, việc chǎm lo sức khoẻ của nhân dân thể hiện trong tư tưởng Hồ Chí Minh còn nhận thấy sự nhất quán tư tưởng coi trọng lực lượng nòng cốt là cán bộ y tế: "bác sĩ, y tá, những người giúp việc", và nghiêm túc đòi hỏi mỗi cán bộ y tế phải nhận rõ phần việc của mình, với tinh thần trách nhiệm như một chiến sĩ cách mạng, để chẳng những hướng dẫn nhân dân biết vệ sinh phòng bệnh chu đáo mà còn thể hiện tốt truyền thống lương y cao quý của dân tộc: "Lương y kiêm từ mẫu". 

Trong thư gửi nam nữ học viên Trường Y tá Liên khu I , tháng 2-1949, Người viết: "Y tá chẳng những là một nghề nghiệp, mà lại là một nghĩa vụ. Người y tá chẳng những giúp chữa bệnh mà còn phải phổ biến vệ sinh. Việc giữ gìn và bồi dưỡng sức khoẻ của dân tộc, người y tá phải gánh một phần quan trọng. Vì vậy, y tá là những chiến sĩ đánh giặc ốm để bảo vệ sự khang kiện của giống nòi". Với tinh thần ấy, Người đòi hỏi việc triển khai cụ thể các nhiệm vụ phải được tổ chức đồng bộ, tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa tất cả các khâu. Ngoài công tác vệ sinh phòng bệnh, chữa trị bệnh cho người ốm và hướng dẫn toàn dân rèn luyện thân thể, Hồ Chí Minh còn đặc biệt quan tâm khuyến khích công tác nghiên cứu khoa học "làm cho việc y tế tiến bộ mau", tạo ra nguồn lực ngày càng lớn cho việc giữ gìn và bồi dưỡng sức khoẻ của toàn dân. Người tuyên bố: "Người nào hoặc bộ phận nào tìm được, chế tạo được một thứ thuốc mới có hiệu quả hoặc nghĩ ra cách gì mới làm cho việc y tế tiến bộ mau chóng hơn thì sẽ được trọng thưởng". Như vậy trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đội ngũ các lực lượng cán bộ y tế có vị trí đặc biệt quan trọng, vinh quang nhưng gian khổ, do vậy họ "phải có chí chịu khổ, chịu khó. Phải giàu lòng bác ái hy sinh" thì mới đáp ứng được nhu cầu giữ gìn và bồi bổ sức khoẻ cho toàn dân. 

Nghiên cứu tư tưởng và thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về việc giữ gìn và bồi dưỡng sức khoẻ của dân tộc càng có ý nghĩa thực tiễn sâu rộng trong hoàn cảnh cơ chế thị trường. Mọi cố gắng để tiếp cận đúng tư tưởng của Người không chỉ làm cho toàn dân Việt Nam khai thác, vận dụng phát triển sáng tạo để cả nước không bị yếu ớt, mà còn góp phần vào các tiến trình xây dựng một xã hội dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, vǎn minh mà Đảng và nhân dân Việt Nam đã chọn.

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

 

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website