Một số quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác bảo vệ sức khoẻ

PTS. Bùi Quân

Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một lãnh tụ đã dành trọn cả cuộc đời vì nước, vì dân. Trong lầm than nô lệ của dân tộc, Người quyết chí tìm đường giành độc lập cho Tổ quốc, tự do cho nhân dân. Khi nước nhà đã có độc lập, Người lại phấn đấu không mệt mỏi để cho ai cũng được hạnh phúc. Vì Người cho rằng: nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì. 

Theo Hồ Chí Minh, để giữ vững quyền tự do, độc lập và xây đắp hạnh phúc cho nhân dân, toàn thể dân tộc Việt Nam phải có đầy đủ "tinh thần và lực lượng". Để làm được việc đó, ngay sau khi nước nhà vừa giành được độc lập, trong khi đề ra "cách tổ chức các Uỷ ban nhân dân" , Hồ Chí Minh cho rằng trong số các uỷ viên, cần có một uỷ viên phụ trách xã hội, có nhiệm vụ: " Tổ chức và giám đốc các cơ quan y tế, vệ sinh, cứu tế, bài trừ hủ tục , v.v..". Như vậy, vấn đề sức khoẻ và vệ sinh, y tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh là gắn bó mật thiết với nhau. 

Khẳng định tính ưu việt của chế độ dân chủ mới, của một nước độc lập, trong thư gửi các trẻ em nhân Tết Trung thu với nền độc lập đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cǎn dặn: Phải siêng tập thể thao cho mình mẩy được nở nang. 

Nhận rõ tầm quan trọng của thể dục thể thao đối với vấn đề sức khoẻ, sau khi nước nhà giành được độc lập, Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 14 ngày 30-1-1946 về việc thành lập Nha thể dục trung ương vì xét vấn đề thể dục rất cần thiết để tǎng sức khoẻ quốc dân và cải tạo nòi giống Việt Nam. Không đầy hai tháng sau, Người đã viết bài Sức khoẻ và thể dục đǎng báo Cứu quốc số 199, ngày 27-3-1946: 

"Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ tức là cả nước mạnh khoẻ". 

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, sức khoẻ và thể dục gắn liền với nhau và liên quan tới sự thịnh suy của đất nước. Điều này cũng hàm chứa ý nghĩa "một người vì mọi người; một người vì cả nước". Do vậy, đây là bổn phận của mỗi một người yêu nước đối với Tổ quốc, với nhân dân. Bổn phận đó không chỉ rèn luyện để có sức khoẻ, mà điều quan trọng hơn là học thể dục thể thao không phải để đạt ông kiện tướng này, bà kiện tướng nọ. Cái chính là làm người cán bộ phục vụ đắc lực cho nhân dân, đem hiểu biết của mình ra hướng dẫn mọi người cùng tập luyện để nâng cao sức khoẻ, đẩy lùi bệnh tật như lời Bác Hồ cǎn dặn giáo viên và học sinh Trường trung cấp Thể dục thể thao cuối nǎm 1961. 

Cứu quốc và kiến quốc là nhiệm vụ thiêng liêng của mỗi một người Việt Nam yêu nước. Để giành thắng lợi trong nhiệm vụ cao cả đó, theo Hồ Chí Minh, mỗi người phải thực hành đời sống mới, mà việc trước tiên là "mọi người phải sửa đổi cách ǎn, cách mặc, cách ở, cách đi lại, cách làm việc". Người viết: "Tục ngữ lại nói: "Đói cho sạch, rách cho thơm", mình dù nghèo, ai cấm mình ǎn ở sạch sẽ? Sạch sẽ tức là một phần đời sống mới. Sạch sẽ thì ít đau ốm. Sức khoẻ thì làm được việc, làm được việc thì có ǎn". 

Với quan điểm nêu trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương tiêu biểu nhất. 

Cán bộ y tế là người được Chính phủ phó thác việc chữa bệnh tật và giữ sức khoẻ cho đồng bào. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt. Cần phải tận tâm tận lực phụng sự nhân dân. Lương y phải như từ mẫu. 

Chǎm sóc, giữ gìn và bảo vệ sức khoẻ là công việc của mỗi người và của toàn xã hội, trong đó vai trò, vị trí của cán bộ y tế hết sức quan trọng. Có thể nói cán bộ y tế có hai nhiệm vụ rất vẻ vang: 

Một là , người bệnh phó thác tính mệnh của họ cho cán bộ y tế. 

Hai là, Chính phủ phó thác cho cán bộ y tế việc chữa bệnh tật và giữ sức khoẻ cho đồng bào. 

Cán bộ y tế bao gồm bác sĩ, y tá, những người giúp việc. Nếu mỗi người dân chủ yếu công tác phòng bệnh, thì cán bộ y tế có trách nhiệm phải trị bệnh. Trong công tác trị bệnh phải đặt tình thương yêu người bệnh lên hàng đầu. Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, thương yêu con người là một nội dung cơ bản. Người luôn giáo dục cán bộ, đảng viên phải có tình thương yêu nhân dân, yêu thương đồng chí, đồng đội. 

Đối với cán bộ ngành y tế, điều này càng có ý nghĩa to lớn. Bởi vì trong công tác chữa bệnh thì vấn đề nâng đỡ tinh thần người bệnh hết sức quan trọng. 

Vấn đề này, Hồ Chí Minh viết: Cán bộ y tế nên cố gắng thực hiện mấy điểm này: 

Về chuyên môn: cần luôn luôn học tập, nghiên cứu để luôn luôn tiến bộ, nhưng phải chú trọng cái gì thiết thực và thích hợp với hoàn cảnh kháng chiến của ta hiện nay. 

Về chính trị: cần trau dồi tư tưởng và đạo đức của người cán bộ trong chế độ dân chủ: yêu nước, yêu dân, yêu nghề, đoàn kết nội bộ, thi đua học tập, thi đua công tác. 

Về tổ chức: cần chỉnh đốn và kiện toàn bộ máy từ trên xuống dưới làm cho nó gọn gàng, hợp lý, ít tốn người tốn của mà làm được nhiều việc ích lợi cho nhân dân. 

Xây dựng nền y học Việt Nam dựa trên nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng. 

Vấn đề chǎm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân trước hết thông qua đội ngũ cán bộ y tế với nền y học Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học, đại chúng. 

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, nền y học dân tộc là một "nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta " với những kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta của ông cha ta ngày trước. Nền y học dân tộc còn là sự kết hợp giữa quân y và y tế nhân dân chế được nhiều thuốc hay, tìm được nhiều cách chữa giỏi, góp phần tổ chức, hướng dẫn cho bộ đội và nhân dân cách ǎn ở tốt và đào tạo, bồi dưỡng được nhiều cán bộ nhân viên tốt. 

Y học dựa trên nguyên tắc khoa học tức là phải chú ý về nhân tài y tế, phải kết hợp thuốc "Đông" và thuốc "Tây" . Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao nhân tài về y tế. Người khẳng định rằng: các ngành chuyên môn, nhất là ngành thuốc sẽ được đặc biệt trọng đãi... Người nào hoặc bộ phận nào tìm được, chế tạo được một thứ thuốc mới có hiệu quả hoặc nghĩ ra cách gì mới làm cho việc y tế tiến bộ mau chóng hơn thì sẽ được trọng thưởng. 

Nền y học đại chúng là nền y học của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả các cán bộ y tế dù ở cương vị nào, công việc gì, ở đâu đều ở trong guồng máy của ngành y tế, có nhiệm vụ chữa bệnh và giữ gìn sức khoẻ cho nhân dân, phục vụ nhân dân.

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website