Phương châm "phòng bệnh là chính" nhớ lại và suy nghĩ

GS. Võ Vǎn Vinh

Nǎm 1945, một ngày chủ nhật của mùa thu nǎm ấy, tôi đang ngồi đọc sách trong phòng thường trực của Bệnh viện Bạch Mai. Lúc bấy giờ tôi là bác sĩ. Tôi đang trực thay cho một anh bạn nội trú. Bệnh nhân không có. Một cán bộ đã báo cho tôi biết là có Bác Hồ đến thǎm bệnh viện. 

... Đang lúng túng thì có tin Bác đến. Tôi chỉ kịp cột lại dây giầy. Kéo chiếc áo blu trắng vừa chạy vừa mặc. Đến nơi thì Bác đã đứng ở trên sảnh bệnh viện. Bác ân cần thǎm hỏi đời sống cán bộ, cùng nhân viên và cǎn dặn chúng tôi chỉ dẫn cho đồng bào ǎn, ở, sinh hoạt vệ sinh, chú ý công tác phòng bệnh cho mọi người. 

Bằng những câu đơn giản dễ hiểu, Bác đã chỉ ra cho chúng tôi cả một phương hướng hoạt động của ngành y: hãy biết vượt ra khỏi bốn bức tường của bệnh viện chǎm lo sức khoẻ cho nhân dân nhất là giới cần lao. Trước hết là việc giúp cho đồng bào biết cách phòng bệnh và từ đó, quan điểm cơ bản ấy chi phối hoạt động của tôi suốt cả quá trình phục vụ quân đội. 

Nói phòng bệnh hơn chữa bệnh thì chẳng ai phản đối, chẳng ai thắc mắc. Đó là một lời khuyên, ông cha ta cũng đã từng nói. Nhưng nói phòng bệnh là chính, chữa bệnh là phụ thì không phải lời khuyên nữa. Đó là một phương châm hành động. Đó là đường lối rồi. 

Nếu là một bác sĩ làm ở bệnh viện, điều trị tận tình vết thương hay bệnh. Sau đó bệnh nhân ra về, họ làm việc gì là việc của họ, thì chắc anh em khó chấp nhận giữa bệnh là phụ. Nhưng đối với các anh có trách nhiệm và có lương tâm đối với một tập thể, đối với một quân đội hay nói rộng ra đối với một dân tộc, khoẻ để bảo vệ và xây dựng đất nước, thì muộn hay không, phòng bệnh vẫn là chính. Nếu không "chính" thì tập thể đó, quân đội đó, dân tộc đó không tài nào hoàn thành nhiệm vụ. Tuy vậy không thể coi nhẹ điều trị được. 

Trở lại khu V, khoảng hai nǎm sau tôi được tin Cục xác định nǎm phương châm y học cách mạng. Phương châm thứ hai: phòng bệnh là chính; phương châm thứ ba là điều trị toàn diện. Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, phòng bệnh là chính được ghi nhận trong các nghị quyết của Đảng. Phòng bệnh là chính đã trở thành đường lối chính thức cho hoạt động của y tế Việt Nam, đường lối rất cách mạng dưới thời đại của Đảng Cộng sản đứng đầu là Hồ Chủ tịch... 

Ngày nay tôi nghĩ không còn ai trong ngành y của chúng ta còn vướng mắc về việc phòng bệnh là chính. Nhìn lại chặng đường đã qua, ngành y - dân và quân - đã đạt được những thành tích rất đáng tự hào trong thời chiến cũng như trong thời bình. Chúng ta đã kề vai sát cánh đóng góp phần tích cực kể cả xương máu trong quá trình giành độc lập và công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác với cán bộ cấp dưới

(ĐCSVN) - Ngày 23/5/2024, đồng chí Lương Cường đã ký ban hành Quy định 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

(ĐCSVN) - Ngày 9/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website