Chủ tịch Hồ Chí Minh trí tuệ lớn của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại (tiếp)

Nguyễn Phúc Luân

III- Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc, người đề ra đường lối quốc tế cho cách mạng nước ta (1930 -1945) 

Trong 15 nǎm (1930 -1945), Nguyễn ái Quốc đã hoạt động trong điều kiện có sự thay đổi to lớn của tình hình thế giới, châu á-Thái Bình Dương và Đông Dương, nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa (1929 - 1933) và Chiến tranh thế giới thứ hai tàn khốc, đưa đến những đảo lộn to lớn về lực lượng, xu thế và cục diện quan hệ quốc tế, làm cho phần lớn các quốc gia, dân tộc đứng trước thách thức tồn vong. 

Cùng với sự đổi thay đó và những diễn biến phức tạp trong nền chính trị nước Pháp, ở Việt Nam và Đông Dương, đã kịp dấy lên phong trào cách mạng chống chiến tranh đế quốc và giải phóng dân tộc. Đông Dương từ hậu cứ của chủ nghĩa thực dân đã sớm trở thành chiến tuyến chống phát xít Nhật - Pháp trong chiến tranh. 

Nǎm 1930, thay mặt Quốc tế Cộng sản, Nguyễn ái Quốc đã tổ chức Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam thành một đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam (đến tháng 10-1930, đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương). Hội nghị này đã thông qua cương lĩnh làm cách mạng tư sản dân quyền, tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân với công - nông làm nòng cốt, xác định vị trí của cách mạng Việt Nam là một bộ phận của hai trào lưu cách mạng thế giới, hoà nhập vào xu thế đấu tranh chung cho mục tiêu cao cả của thời đại. 

Dưới ánh sáng của trí tuệ Hồ Chí Minh, Đảng ta đã nhạy cảm trước sự biến đổi của tình hình bên trong và bên ngoài, kịp thời đề ra chủ trương chuyển hướng chiến lược và sách lược cách mạng thích hợp với từng thời kỳ, đưa cách mạng nước ta từng bước đi đến thắng lợi. Người cũng có vai trò hàng đầu trong việc định ra đường lối quốc tế của cách mạng nước ta, tiếp cận, đấu tranh và tranh thủ lực lượng bên ngoài có lợi nhất cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam (bao gồm cả đồng minh chiến lược và đồng minh có điều kiện như Mỹ, Anh, Pháp, Tưởng, v.v.), phân hoá kẻ thù, kiềm chế mưu đồ câu kết giữa các thế lực thù địch chống cách mạng nước ta, góp phần quan trọng tạo ra cục diện quốc tế thuận lợi hơn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. 

Mặc dù bị thế lực thực dân phản động hai lần bắt giữ và đường lối cách mạng do Nguyễn ái Quốc đề ra có lúc chưa được đánh giá đúng mức, bị phê phán là có xu hướng dân tộc chủ nghĩa nhưng Người vẫn kiên định đấu tranh bảo vệ tư tưởng Lênin đã thể hiện trong đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa, mở rộng khối đoàn kết các tầng lớp nhân dân. Nǎm 1935, Nguyễn ái Quốc tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII. Đại hội ghi nhận sự chuyển biến to lớn của tình hình thế giới trước nguy cơ chiến tranh phát xít và chủ trương chuyển hướng chiến lược đấu tranh, nhấn mạnh vấn đề thành lập mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi chống phát xít ở các nước. Từ nǎm 1938, Nguyễn ái Quốc lại chuyển về hoạt động ở châu á vào lúc phát xít Nhật đã bắt đầu tiến hành chiến tranh xâm lược các nước Đông Bắc á, Người đã tham gia giúp đỡ Hồng quân Trung Quốc, hoạt động ở Xiêm (Thái Lan), Xingapo, Hồng Công... với tư cách là cán bộ của Quốc tế Cộng sản. Người đã dành nhiều thời gian tham gia chỉ đạo phong trào cách mạng nước ta, đóng góp đáng kể vào việc xoay chuyển cục diện đấu tranh của nhân dân ta trong thời kỳ chiến tranh và nhất là trong giai đoạn chuẩn bị tổng khởi nghĩa, tạo ra những tiền đề bên trong và bên ngoài thuận lợi để đưa Cách nạng Tháng Tám nǎm 1945 đến thắng lợi. 

Như vậy là trong giai đoạn này, Nguyễn ái Quốc- Hồ Chí Minh đã không dừng ở tìm đường cứu nước mà còn là người khai phá con đường giải phóng thuộc địa. Với các nước Đông Dương, Người đã biến nhận thức, lý luận, tinh thần giác ngộ cách mạng, lòng yêu nước thành thực tiễn đấu tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức ở bán đảo này, chọn đúng vị trí của Đông Dương trong Chiến tranh thế giới và sớm khẳng định khả nǎng và thời cơ giành thắng lợi quyết định của cách mạng Việt Nam và cách mạng Đông Dương. 

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị, Ban Bí thư vừa ban hành Kết luận số 126-KL/TW ngày 14/2/2025 về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025.

Bộ Chính trị yêu cầu không xử lý kỷ luật trường hợp sinh con thứ ba trở lên

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương tham mưu, sửa đổi Quy định liên quan đến việc xử lý vi phạm chính sách dân số và chủ động sửa đổi Hướng dẫn số 05-HD/TW, ngày 22/11/2022 theo hướng không xử lý kỷ luật trường hợp sinh con thứ ba trở lên, đồng bộ với việc sửa đổi các quy định của pháp luật.

Quy định mới về thi hành Điều lệ Đảng

(ĐCSVN) - Ban Chấp hành Trung ương vừa ban hành Quy định số 232-QĐ/TW về thi hành Điều lệ Đảng, đồng thời giao Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc nghiên cứu để hướng dẫn những vấn đề thuộc về phương pháp, quy trình, thủ tục và nghiệp vụ để cụ thể hoá những quy định của Điều lệ Đảng, phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tiễn của công tác xây dựng Đảng hiện nay.

Bộ Chính trị điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Chỉ thị 35-CT/TW

(ĐCSVN) – Bộ Chính trị thống nhất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị khoá XIII về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng (Chỉ thị 35) để thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Liên kết website